Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng “nhân danh” phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

Thứ bảy, 07:56 17/11/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Các đại biểu Quốc hội nhất trí rất cao về sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và nhấn mạnh, dự thảo Luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong quá trình soạn thảo và phản biện sâu sắc của Bộ trong việc bảo vệ quan điểm nhằm mục đích duy nhất là chăm lo sức khỏe cho cộng đồng. Đại biểu Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh, phòng chống tác hại rượu, bia phải thực hiện một cách triệt để mà không nên ngụy biện bằng người uống có trách nhiệm, hoặc bất kỳ một lý do nào khác.


Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Về ý kiến cho rằng thông qua Luật này là khai tử ngành rượu, bia, đại biểu Phạm Trọng Nhân lưu ý, phải đặt mình vào hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực, bạo hành… "Chúng ta chọn bảo vệ sức khỏe cho nhân dân hay chọn khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng đừng quên rằng tổn thất do nó gây ra lên tới 65.000 tỷ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước”, đại biểu Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ) chia sẻ với ban soạn thảo về sự khó khăn trong quá trình xây dựng dự án Luật. “Làm sao để xây dựng các chính sách vừa đảm bảo sức khỏe của người dân vừa hài hòa được lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia là bài toán khó”, đại biểu Lê Thị Yến chỉ rõ.

Đại biểu Lê Thị Yến thừa nhận, thói quen sử dụng rượu bia đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngành công nghiệp rượu bia hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 50.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia gây ra đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội đang ngày càng gia tăng, là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết.

Tên gọi phải dễ nhớ, dễ hiểu để người dân tiếp cận

Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” vì ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền, tiếp cận pháp luật của nhân dân; thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực. Bên cạnh đó, tên gọi này không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia, mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). Đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.

Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia”, hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” để hướng trọng tâm vào hành vi của người sử dụng rượu, bia; có ý kiến khác đề nghị lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn” để có tính bao quát, dễ áp dụng và hạn chế việc lợi dụng luật.

Đại biểu Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) cho rằng, nếu tên gọi là "Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia" chẳng khác nào khẳng định rượu, bia hoàn toàn có hại, từ đó gây ra hiểu lầm không đáng có. Thực tế, tác hại là do sử dụng quá liều lượng và sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Theo đại biểu Trần Quang Chiểu, mục đích của Luật là bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vì thế đối tượng chịu sự tác động chính là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng phải có ý thức. Nếu có ý thức, người tiêu dùng sẽ quyết định nên uống thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cộng đồng. “Tên gọi cần hướng đến hành vi của người sản xuất và người sử dụng vì bản thân sản phẩm không có hại”, đại biểu Trần Quang Chiểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới và ngay tại thị trường trong nước có những sản phẩm có cồn, có nồng độ tương đương với bia, nhưng không đăng ký là bia. Nếu luật chỉ điều chỉnh với rượu, bia thì chưa bao quát hết thực tiễn diễn ra và mục đích của Luật khi ban hành. Đại biểu đề nghị tên Luật là “Luật Kiểm soát đồ uống có cồn”, hoặc “Luật Phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn”.

Đồng tình với tên gọi theo Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Yến (đoàn Phú Thọ) lý giải tại sao không gọi là "Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia". Theo Tổ chức Y tế thế giới và hầu hết các nghiên cứu đã khẳng định, không có một ngưỡng an toàn nào cho sức khỏe khi sử dụng rượu, bia bởi rượu, bia khi vào cơ thể đều gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết – bộ phận quan trọng của con người; mỗi người tùy theo giới tính, độ tuổi, đặc điểm sinh học cá nhân và tùy mức uống, cách uống mà gây ra tác hại với từng người là khác nhau. Ngoài ra, rượu bia chứa cồn là chất gây nghiện, được xếp vào nhóm chất gây ung thư nên khi sử dụng, mức uống sẽ tăng dần, theo thời gian dễ bị lệ thuộc và trở thành con nghiện lúc nào không biết. “Với quan điểm, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng chống tác hại rượu, bia phải được tiến hành chủ động từ sớm bằng các biện pháp phòng ngừa chứ không chỉ ứng phó khi các hậu quả tiêu cực đã xảy ra; khi đó, chi phí khắc phục hậu quả rất tốn kém”, đại biểu Lê Thị Yến nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thị Yến cũng không đồng tình gọi là đồ uống có cồn vì hiện nay tại Việt Nam, rượu, bia chiếm 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống khác có chứa cồn và nước giải khát pha chế thêm rượu bia. “Rượu bia là cái tên mà bà con đã quen gọi, quen nghe, quen dùng và khi Luật có điều kiện thi hành sẽ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, thuận lợi cho việc tuyên truyền”, đại biểu Lê Thị Yến phân tích.

Tại phiên thảo luận, các vấn đề về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia; việc quản lý rượu thủ công; kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia… cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

TTX

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 38 phút trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 49 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 3 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 4 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 6 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Top