Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại biểu phản đối "mang thai hộ" nói gì?

Thứ tư, 15:14 27/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chế định “mang thai hộ” lần đầu được đưa vào trong dự luật, nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và cũng không ít quan ngại của đại biểu Quốc hội.

Băn khoăn về khái niệm nhân đạo

Góp ý liên quan đến quy định mang thai hộ trong phiên thảo luận về Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) hôm 26/11, đại biểu Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) cho rằng, con cái sẽ là sự gắn bó, gắn kết giữa vợ chồng, bảo tồn nòi giống. Vì vậy, việc mang thai hộ có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính nhân đạo. Tuy nhiên, thực tế mang thai hộ ít có trường hợp tự nguyện ngoại trừ chị, em gái, người thân trong họ tộc nhưng cũng phải được sự đồng ý của chồng. Thực tế cho thấy các cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản thường thỏa thuận với người mang thai hộ một số điều kiện khi mang thai, trong đó có đề cập đến lợi ích của người mang thai hộ.

“Hay trường hợp thai cấy từ thụ tinh ống nghiệm vào người mang thai hộ, nhưng sau đó không giữ được, người mang thai hộ có quan hệ với chồng hoặc bạn tình mang thai, nhưng vì lợi ích riêng tư mà không nói ra, như vậy đứa trẻ sinh ra không phải con của người nhờ mang thai?”, ông Hoàng phân tích.

Đại biểu Hoàng cho rằng, nếu thỏa thuận hai bên thể hiện bằng hợp đồng quy định và điều kiện ràng buộc lẫn nhau thì đây là giao dịch dân sự, ý nghĩa mang thai hộ không còn giá trị. “Chúng ta mới nghĩ nhân đạo cho người không mang thai được, còn người mang thai hộ có nhân đạo không và thậm chí với đứa trẻ mới sinh ra nữa. Đó là những vấn đề cần đặt ra trước khi quyết định đưa vào luật, theo tôi chưa nên quy định việc mang thai hộ vào luật”, ông Hoàng nói.

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng: “Người phụ nữ hạnh phúc gì bằng khi mang nặng đẻ đau mà bên cạnh có chồng và người thân an ủi, ngược lại người phụ nữ cũng sẽ bất hạnh vô cùng khi phải vượt cạn một mình và rủi ro xảy ra trong thai sản chưa ai lường hết được và rủi ro đó phần lớn người phụ nữ mang thai hộ lại phải gánh chịu”. Theo nữ đại biểu, như vậy là xem nhẹ công lao sinh đẻ của người phụ nữ.
 
Đại biểu phản đối "mang thai hộ" nói gì? 1
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: “Đứa trẻ sinh ra có thể chịu thiệt thòi dù nó không có tội gì”. Ảnh: TT Báo chí Quốc hội.

Cũng về sự thiệt thòi của đứa trẻ, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nói đến yếu tố mất nhân đạo hơn là nhân đạo. “Điều 94 quy định nếu vi phạm hợp đồng thì con sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Như vậy, vô tình người mẹ không có ý định sinh con, trứng này không phải là trứng của vợ chồng mình, khi sinh ra một đứa con thì lại phải nuôi đứa con này. Chưa nói đến hậu quả của đứa con này là khi sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi mà bản thân nó không có tội tình gì”, bà Phương ví dụ. Đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) thì băn khoăn: “Việc quy định trẻ em là đối tượng của hợp đồng trong thỏa thuận mang thai hộ đương nhiên biến trẻ em thành hàng hóa giao dịch thì liệu ý nghĩa nhân đạo có còn tồn tại hay không?”

Sao chia lìa được tình mẹ - con?

Không đồng tình với chế định mang thai hộ, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) nhận định: “Đây là quy định mang tính hai mặt: nhân đạo với người này mà là bất nhân với người khác và còn nảy sinh ra rất nhiều các hệ lụy khác trong xã hội. Tôi đề nghị không nên quy định điều này trong luật, vì số đã thế rồi!”. Đại biểu Nông Thị Lâm (Lạng Sơn) thì dẫn chứng việc 28 nước EU có tới 20 nước cấm mang thai hộ, do đó, cần nghiên cứu kỹ, nhất là với quốc gia có truyền thống, phong tục như Việt Nam,

“Trong quá trình mang thai, người phụ nữ được nhờ mang thai đó xảy ra rất nhiều vấn đề như việc sinh đẻ sau này như thế nào, hoặc vấn đề bảo vệ cho đứa trẻ, đứa trẻ đẻ ra có được bú sữa mẹ không hay khi đẻ ra xong là đưa cho người nhờ mang thai, đó là vấn đề chúng ta phải bảo vệ cho những người phụ nữ cũng như đưa trẻ sau này, rồi một loạt vấn đề xảy ra. Trong thời gian hiện nay chưa cần thiết, chúng ta cần nghiên cứu, tổng kết và nên khuyến khích các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con nên nhận nuôi con nuôi”, đại biểu Lâm đề nghị.
 
Đại biểu phản đối "mang thai hộ" nói gì? 2

Đại biểu Triệu Thị Nái. Ảnh: TTXVN


Đại biểu Triệu Thị Nái (Hà Giang) bức xúc hơn: “Thực chất người phụ nữ chỉ được gọi là mẹ khi sinh ra người con theo đúng quy luật tự nhiên, như vậy trách nhiệm mang nặng, đẻ đau là trách nhiệm tất yếu của người mẹ với người con. Do đó, công ơn của người con với người mẹ là rất lớn, để sinh được một người con người mẹ phải vất vả trong 9 tháng 10 ngày mang thai, phải có đủ điều kiện về ăn uống, bồi dưỡng đủ chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thậm chí người mẹ phải đánh đổi cả sức khỏe, tính mạng khi mang thai, sinh con và sau sinh, người mẹ có sữa và cho con bú và như thế giữa mẹ và con là tình mẫu tử thiêng liêng, là sợi dây tình cảm ràng buộc không thể dứt được, làm sao có thể chia lìa được người mẹ với người con, cho nên sau khi sinh người mẹ phải trả con cho người khác là không đúng với đạo lý truyền thống của người Á Đông”.

Nữ đại biểu cho rằng, người mẹ nào chia lìa được đứa con, trả lại đứa trẻ cho người khác thì người đó chỉ vì tiền bạc. Do đó, bà đề nghị không nên quy định mang thai hộ cho dù mục đích đặt ra là nhân đạo.

Bà Triệu Thị Nái còn hài hước “cảnh báo” về quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của vợ, chồng và đã từng sinh con. “Nếu như vậy thì rất dễ đây sẽ là điều kiện tốt để người đàn ông này lấy lý do thăm người mang thai hộ thường xuyên và từ đó lại nảy sinh tình cảm, thôi thì "mía ngọt đánh cả cụm" vợ lớn, vợ bé lại càng rắc rối…”, nữ đại biểu nhận định.
 
Người ủng hộ:

•    Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh): “Bất đắc dĩ mới phải nhờ mang thai hộ, ai cũng muốn được hạnh phúc hay quyền mang nặng đẻ đau, nhưng bất khả kháng không thể được”.

•    Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên): “Thực tế xã hội vẫn xảy ra tình trạng mang thai hộ lén lút, để lại nhiều hậu quả không tốt. Luật hóa điều này sẽ tạo khung pháp lý an toàn”.

    Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định): “Nếu luật và nghị định chưa giải quyết được các vấn đề đại biểu nêu, thì có thể xem xét lại, khi có điều kiện thì xây dựng luật riêng về mang thai hộ”.

•    Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): “Dự án luật cần quan tâm hơn về quyền lợi của người mang thai hộ”
Việt Nguyễn
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 7 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 8 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top