Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đà Nẵng: Làm hầm qua sông Hàn không ổn?

Thứ sáu, 09:42 23/12/2016 | Xã hội

GiadinhNet - "Lãnh đạo có quyền quyết chi tiêu, nhưng chi tiêu quá lớn như vậy thì có ổn không?", ông Trần Dân, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng nói.

Như Báo Gia đình và Xã hội đã đưa tin, tại buổi họp báo năm 2016, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã dành khá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của phóng viên xung quanh chủ trương xây hầm vượt sông Hàn thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua.

PV Báo Gia đình và Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Trần Dân, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng – người có kinh nghiệm lâu năm với ngành cầu đường. Ông Dân không đồng tình với phương án làm hầm mà vẫn nghiêng về phương án làm cầu qua sông Hàn.

Đoạn hai bên bờ sông Hàn dự kiến xây hầm chui. Ảnh: Đức Hoàng
Đoạn hai bên bờ sông Hàn dự kiến xây hầm chui. Ảnh: Đức Hoàng

PV: Thưa ông, trước việc chính quyền Đà Nẵng quyết tâm xây dựng công trình hầm qua sông Hàn, là người nắm vững về chuyên môn cũng như tình hình thực tế tại địa phương, ông có thể cho biết việc xây hầm qua sông Hàn có phù hợp cho Đà Nẵng hay không và vì sao?

Ông Trần Dân: Tính về giao thông đô thị thì vị trí mà để làm hầm hiện tại làm một cái cầu qua đó tốt hơn trong thời gian 5-10 năm nữa khi lưu lượng giao thông tăng lên. Thậm chí tương lai sẽ làm một đường cho xe buýt nhanh (BRT) chạy qua đó. Nhưng thành phố lại chọn phương án là làm hầm, hầm chữ Z là không được rồi.

Ngay từ đầu tôi được mời phản biện là tôi bác ngay ý tưởng làm hầm này. Có 3 lý do không làm được là: thứ nhất làm theo hình chữ Z thì bán kính cong rất nhỏ (chỉ 150m), sau này vận hành không an toàn, xe bị lật, nhất là đối với xe tải. Thứ hai là nó quá dốc (dốc 5%), không thể làm dốc ít được. Bởi vì đỉnh hầm phải dưới đáy sông và chiều cao của hầm ít nhất phải 6-7m. Thứ ba là điểm hầm phía Đông sông Hàn lại sát với cầu Thuận Phước, ảnh hưởng tới đi lại của người dân đô thị.

Ngoài ra, đường Như Nguyệt (phía quận Hải Châu), nếu làm hầm họ lại đào một cái hào để làm hầm dẫn, điều này không phải là hay. Chúng tôi nhìn vào đồ họa mà phía Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn – Hầm (Bộ GTVT) trình phương án làm hầm là không thể chấp nhận được.

Sau đó, Mặt trận Tổ quốc và Liên hiệp hội không chấp nhận phương án làm hầm, đề nghị tổ chức một cuộc thi. Từ tháng 3 đến tháng 9/2016, công tác chuẩn bị cho các đơn vị thi. Trong tháng 9/2016, cuộc thi diễn ra, có 11 phương án đề xuất làm cầu, chỉ có một phương án đề xuất làm hầm. Tất cả trong nước và ngoài nước họ đều nghiên cứu vị trí đó làm cầu là thích hợp nên họ đề xuất làm cầu. Sau đó có văn bản kết luận đề nghị làm hầm thì Hội cầu đường không ký vào biên bản vì không đúng vào chuyên môn chúng tôi được học và biết, không phải một mình tôi mà cả một Ban khoa học.

Các anh nghĩ xem, cả cuộc thi mà có tới 11 phương án đề nghị làm cầu, chỉ có 1 phương án đề nghị làm hầm, như vậy là thiểu số mà họ đồng ý làm hầm vì lý do gì thì tôi không biết!. Nhưng một điều rõ ràng là đa số vẫn đề nghị làm cầu.


Phương án làm hầm qua sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn – Hầm (Bộ GTVT).

Phương án làm hầm qua sông Hàn của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn – Hầm (Bộ GTVT).

Ông cho biết vì sao ông lại nói nếu làm hầm thì ngoài điều kiện kỹ thuật không thỏa mãn thì điều kiện kinh tế cũng không thỏa mãn?

Nếu làm một cây cầu qua vị trí này tối đa khoảng 2.000 tỷ đồng, còn làm hầm thì khoảng 4.000- 5.000 tỷ đồng thì không thể chấp nhận được, trong điều kiện Đà Nẵng còn nghèo. Đơn cử như quận Hải Châu năm nay lần đầu tiên nguồn thu được 1.000 tỷ đồng. Nếu như làm hầm hết khoảng 5.000 tỷ đồng thì bằng 5 năm nguồn thu của quận Hải Châu. Thành phố Đà Nẵng năm nay thu hơn 14.000 tỷ đồng, nếu làm hầm thì chiếm mất 1/3 số tiền này rồi, các ngành khác lấy gì mà chi tiêu?.

Tôi thấy làm hầm là bất lợi. Về quản lý, duy tu thì ít nhất hàng năm khoảng 30 tỷ (theo báo cáo). Hầm Hải Vân hiện nay (dài 6km) mà mất khoảng 100 tỷ/năm cho việc duy tu, quản lý. Chưa nói đến việc nhỡ mất điện thì hầm sẽ vận hành ra sao? Nhất khoát phải lường trước được sẽ có sự cố về điện.

Và về lâu dài, nước ta lại đang thiếu điện. Đáng lẽ vị trí này không cần điện hoặc cần điện rất ít nếu làm cầu, tự nhiên làm hầm thì 24/24h phải dùng điện, tốn thêm một nguồn điện mà đáng ra nó không cần. Nên phải tính về lâu dài vì đây là công trình phải sử dụng được hàng trăm năm.

Tôi vẫn ủng hộ quan điểm làm cầu có 6-8 làn xe, nhưng thành phố họ nói làm cầu thì xấu sông Hàn đi. Trong lúc đó khoảng cách giữa cầu sông Hàn và cầu Thuận Phước là 2,5km, làm thêm một cầu ở giữa chẳng sao cả. Vì giữa cầu Sông Hàn và cầu Rồng cách nhau khoảng 1,2 km, giữa cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý cách nhau cũng tầm 1,2km. Giờ giữa cầu Thuận Phước và cầu Sông Hàn cách nhau 2,5km thì làm ở giữa một cái cầu mới nữa thì nó vẫn hài hòa, không có gì đáng ngại cả. Giờ Cảng Sông Hàn đã di dời rồi nên cũng không cần làm khổ thông thuyền cao như cầu Thuận Phước làm gì.

Cách đây hai năm có doanh nghiệp đòi làm cầu vỏ sò đi bộ tại vị trí này, chúng tôi phản bác vì nên để vị trí này làm cầu tổng hợp. Sau đó không làm cầu đi bộ nữa. Trên sông Hàn đã có 9 cái cầu rồi, còn duy nhất vị trí này để làm thêm một cái cầu thôi.

Đặc biệt, tôi xem triển lãm cảnh quan hai bên bờ sông Hàn mà thành phố tổ chức thì các nhà chuyên môn ở nước ngoài họ cũng vẽ cầu ở vị trí này.


Ông Trần Dân, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng: Làm hầm vì dân thì làm cầu cũng vì dân chứ, thậm chí làm cầu vì dân hơn nữa là khác. Ảnh: Đức Hoàng

Ông Trần Dân, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng: "Làm hầm vì dân thì làm cầu cũng vì dân chứ, thậm chí làm cầu vì dân hơn nữa là khác". Ảnh: Đức Hoàng

Theo như lãnh đạo thành phố cho biết thì nhiều chuyên gia uy tín khuyên nên làm hầm mang tính nhân văn, vì trời mưa gió người dân có lối qua lại, mưa bão qua cầu gặp khó khăn. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?

Làm hầm vì dân thì làm cầu cũng vì dân chứ, thậm chí làm cầu vì dân hơn nữa là khác. Bởi vì dân họ đi về mùa mưa họ phải mang áo mưa chứ đâu phải có hầm là họ không mang áo mưa. Làm cầu là vì dân hơn nữa là đằng khác.

Có ý kiến cho rằng đã tham quan mô hình hầm Thủ Thiêm ở TP.HCM nên việc làm hầm qua sông Hàn cũng tương tự và không phức tạp hơn. Ý kiến của ông như thế nào?

Chúng ta đừng bắt chước hầm Thủ Thiêm. Hầm Thủ Thiêm phía trước là đường Võ Văn Kiệt có 10 làn xe, rồi đi ra hầm cũng 10 làn xe. Tức là hầm Thủ Thiêm nó nằm ở trục xa lộ chứ không phải đô thị như ở Đà Nẵng (nếu làm hầm).

Lượng xe ở hầm Thủ Thiêm là 22.000 xe ô tô thì họ mới đủ tiền để duy tu, bảo dưỡng. Chứ nếu làm hầm ở Đà Nẵng thì thử tính xem lượng xe có bao nhiêu xe qua? Có được bao nhiêu xe ô tô qua? Vì họ còn đi qua các cầu Rồng, Sông Hàn, Thuận Phước, Trần Thị Lý, Tiên Sơn chứ đâu mỗi qua hầm đâu.

Việc lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó của mình, ông có suy nghĩ gì?

Tôi thấy bỏ một nguồn vốn quá lớn để làm hầm là không được, trong khi nguồn thu không phải là lớn lắm. Mà nguồn thu là của dân chứ của ai? Lãnh đạo có quyền quyết chi tiêu, nhưng chi tiêu quá lớn như vậy thì có ổn không? Chưa kể, hàng năm phải mất gần 30 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng, quản lý nữa. Đây là công trình vĩnh cửu, nếu cứ mất số tiền hàng năm lớn như thế hàng trăm năm thì sẽ ra sao?

Còn nếu cứ làm hầm thì tôi nghĩ sẽ không thất bại và không có sự cố lớn xảy ra, vì trên thế giới làm hầm hay cầu thì chưa có công trình nào thất bại cả, chỉ có là tốn nhiều tiền hay tốn ít tiền thôi. Nên việc nói chịu trách nhiệm của lãnh đạo thì chịu trách nhiệm cái gì? Theo tôi thì trước khi quyết định làm công trình nào đó thì nên nghe các nhà chuyên gia, khoa học và lòng dân.

Xin cảm ơn ông

Đức Hoàng

Đức Hoàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 4 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top