Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống người dân trong vùng phong tỏa

Giấc ngủ đêm đầu tiên trong hoàn cảnh bị phong toả của gia đình chị Xuân trôi qua chập chờn vì tâm trạng lo lắng.

Cuộc sống người dân trong vùng phong tỏa - Ảnh 1.

Chiều 28/7, chị Đinh Song Bách Xuân nghe loa của công an đi ngang qua ngõ trên đường Hải Phòng, thông báo thành phố sẽ cách ly toàn bộ khu dân cư xung quanh Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng. Lúc này, thành phố đã ghi nhận 15 ca mắc nCoV, liên quan đến 3 bệnh viện này.

Nhà chị Xuân cách cổng Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng khoảng 300 m. Nhiều người hỏi sao không về nhà ngoại trên đường Hà Huy Tập để khỏi bị phong toả, nhưng vợ chồng chị Xuân và hai con gái quyết định ở lại. "Mình di chuyển để tránh bị cách ly, nhỡ lại lây nhiễm thêm cho người thân, cộng đồng", chị Xuân nói.

0h, cảnh sát lập rào chắn, cách nhà chị Xuân khoảng 50 mét. Màn đêm buông một màu đen kịt. Không gian ở khu phố vốn nhộn nhịp người xe, với các quán ăn uống, phòng mạch của bác sĩ, điểm tham quan du lịch, được thay bằng tiếng còi hụ của xe cảnh sát. Ánh sáng xanh đỏ hắt vào những cánh cửa đã đóng kín.

Cuộc sống người dân trong vùng phong tỏa - Ảnh 2.

Bên trong khu vực dân cư phải cách ly y tế quanh ba bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Đông.

Chị Xuân kể, giấc ngủ đêm đầu tiên bị phong toả "nội bất xuất ngoại bất nhập" cứ chập chờ vì tâm trạng lo lắng. Nhưng rồi người phụ nữ 38 tuổi tự trấn an: "Tính ra ở đây bây giờ lại an toàn, vì đã khoanh vùng và sẽ được xét nghiệm sớm hơn những vùng dân cư bên ngoài".

Những ngày sau đó, mọi người xung quanh ý thức việc "có thể mình bị nhiễm virus" nên ai ở nhà nấy. Cổng thường đóng kín. Hàng xóm muốn hỏi thăm nhau cũng đứng xa gần chục mét, khẩu trang đeo kín mặt. Từng con ngõ nhỏ được quân đội phun khử khuẩn.

Quán cơm của chị Xuân đóng cửa mà không cần đến một tấm bảng thông báo nào. Anh Nguyễn Ngọc Bản (36 tuổi), chồng chị kiểm lại thực phẩm trong tủ lạnh, rồi bảo vợ "đủ đồ ăn cho cả tháng". Anh chỉ không nhận đồ tiếp tế vì nghĩ "nhiều người khác cần hơn".

Dịch Covid-19 lần trước, quán cơm cũng phải đóng cửa vì lệnh cách ly xã hội. Hai vợ chồng động viên nhau làm ăn có lúc này lúc khác, "chỉ mong hết dịch để làm lại từ đầu". Ba tháng qua, quán hoạt động cầm chừng vì chủ yếu bán cho khách quen mang về. Do giá cao hơn các quán cơm bình dân, không có người trong bệnh viện ra mua, chị yên tâm phần nào.

Những ngày này, mỗi sáng chị Xuân thức dậy lúc 10h vì không phải lo đi chợ, chuẩn bị cho quán cơm như trước. Bữa cơm trưa thành cơm chiều, lúc 15h. Hai vợ chồng dành thời gian trò chuyện, xem tin tức cho nhanh qua một ngày. "Hàng xóm tôi cũng vậy. Mọi người đều muốn sống chậm lại", chị nói.

Cuộc sống người dân trong vùng phong tỏa - Ảnh 3.

Nhiều cư dân trong khu cách ly trên đường Nguyễn Thị Minh Khai ra vỉa hè hỏi han các chiến sĩ làm nhiệm vụ gác chắn. Ảnh: Nguyễn Đông.

Lần thứ hai trong vòng 6 tháng chị đã quen với việc phải ở trong nhà để phòng chống dịch, nhưng bức bí nhất là hai đứa nhỏ, đang tuổi chơi và mong mãi mới được nghỉ hè, phải quanh quẩn trong nhà. Để giúp con giải khuây, ba mẹ con cùng nhau đọc sách, trồng cây trong nhà.

Bên Mỹ, bố mẹ ruột anh Bản đang trải qua cơn đại dịch. Lo lắng cho gia đình của con ở vùng phải cách ly, hàng ngày ông bà đều gọi điện thoại về dặn phải thường xuyên rửa mũi, súc miệng bằng nước muối, sáng và tối phải đo nhiệt độ để tự giám sát sức khoẻ.

Sáng 31/7, những cư dân trong vùng phong toả được gọi đi lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trường THCS Nguyễn Huệ. Dù trời mưa rả rích và phải ngồi chờ hàng giờ, nhưng khoảng 1.700 người đều trật tự "vì được lấy mẫu sẽ yên tâm hơn", anh Trần Hữu Đức Nhật nói.

Nhà anh Nhật ở khu dân cư trên đường Quang Trung, giữa Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng. Ngay khi nghe trong bệnh viện có ca mắc Covid-19, anh dặn vợ con tuyệt đối không được ra đường. Đồ đạc trong nhà cũng được vệ sinh toàn bộ.

Cuộc sống bị thay đổi, bốn thành viên tự giới hạn không gian trong nhà, không ra khỏi cửa. Để an toàn hơn, anh từ chối tổ dân phố đến đo nhiệt độ. "Khu vực này vẫn chưa biết ai lây nhiễm, vì chưa có kết quả xét nghiệm. Mỗi cán bộ dân phố lại tiếp xúc cùng lúc với nhiều người", anh nói.

Trước thời điểm cách ly, anh Nhật tự mua máy đo thân nhiệt cầm tay để kiểm tra hàng ngày cho vợ và hai con. Việc khai báo y tế được anh điện thoại trực tiếp cho phường. "Thành phố cũng đã thông báo cho người dân việc khai báo y tế qua các ứng dụng điện thoại. Tôi thấy đây là việc cần thiết để hạn chế tối đa tiếp xúc", anh nói.

Ngày thứ 7 phải cách ly trong nhà, em Nguyễn Lê Minh An chưa thể hình dung kỳ thi THPT quốc gia sắp tới với mình sẽ như thế nào? Mỗi ngày, ngoài việc tất bật nấu cơm cho bà nội và bố, em lại ngồi vào bàn học nhưng thấp thỏm suy nghĩ "khi các bạn đi thi, mình có được ra khỏi khu cách ly".

Cuộc sống người dân trong vùng phong tỏa - Ảnh 4.

Minh An học bài sau khi thay mẹ làm việc nhà. Ảnh: Anh Tuấn.

Đọc tin tức, nữ sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú biết thành phố đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng kỳ thi này tại Đà Nẵng. "Nếu được hoãn thi, hoặc đặc cách cho tụi em xét hồ sơ và sát hạch để vào đại học khi đã hết dịch thì sẽ tốt hơn. Bây giờ ngồi ôn thi trong khu cách ly, tâm trạng rất bất an", An chia sẻ.

Nhà An ở cạnh gác chắn gần cuối đường Quang Trung. Phòng khám của gia đình đã đóng cửa từ ngày 26/7. Mẹ đi làm ở Trạm Y tế phường Thuận Phước, không được về nhà, thi thoảng tranh thủ chạy xe máy qua chợ mua ít đồ ăn rồi chạy về treo lên gác chắn cách nhà chưa đầy 10 mét, gọi điện thoại cho con xuống lấy.

"Em nhớ mẹ, nhưng không được nhìn rõ mặt vì phải đeo khẩu trang. Hai mẹ con hỏi han nhau vài câu rồi mẹ lại phải quay xe đi làm", An kể. Bố em làm bác sĩ ở Trung tâm Y tế quận Hải Châu, muốn ra ngoài khu phong toả để tăng cường cho đồng nghiệp, nhưng buộc phải ở yên trong nhà.

Mỗi ngày, An lo ba bữa cơm cho bố và bà nội, rồi lại tranh thủ ngồi vào bàn học. Những lúc căng thẳng, em xuống nhà, đứng từ xa hỏi chuyện mấy chú công an nơi gác chắn cho khuây khoả. "Các chú mời em uống nước mía. Nhưng con không dám nhận vì các chú cực khổ lắm rồi".

Chị Xuân nói, những ngày qua các cư dân bị phong toả dù bị thay đổi toàn bộ nhịp sống, nhưng nhìn các chiến sĩ công an đứng dưới mưa để đảm bảo không có người dân ra khỏi khu cách ly y tế, rồi xem tin tức thấy hình ảnh bác sĩ phải cắt tóc, ngủ tạm trên bìa carton... và "thấy mình chưa phải là người khổ nhất".

"Mình còn có lựa chọn là đeo hay không đeo khẩu trang khi ở yên trong nhà. Còn những người tuyến đầu thì bức bí vô cùng trong bộ đồ bảo hộ. Tôi từng chứng kiến, hai nhân viên y tế đi lấy mẫu cho người dân, phải tạm ra một khu vực vắng, tháo khẩu trang ra để thở, nên thấu cảm phần nào vất vả của họ", chị nói.

Trong 9 ngày qua, Đà Nẵng ghi nhận tổng cộng 104 ca, Quảng Nam 26, TP HCM 8, Hà Nội hai, Quảng Ngãi hai, Thái Bình và Đăk Lăk mỗi nơi một. Tổng số ca nhiễm cả nước lên 590, trong đó 373 người đã khỏi, năm người tử vong, 212 bệnh nhân đang điều trị.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 2 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 4 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 4 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Top