Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống khốn khó của "liệt sĩ" trở về sau hơn 40 năm lưu lạc xứ người

Thứ sáu, 19:00 13/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Sau hơn 40 năm lưu lạc xứ người trở về, cuộc sống của “liệt sĩ" Nguyễn Văn Kế ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đang gặp vô vàn khó khăn. Ông Kế sống với mẹ già ngoài 80 tuổi, mọi giấy tờ gần như không có, thường xuyên ốm đau…

Tìm đến nhà liệt sĩ Nguyễn Văn Kế không khó khi hỏi thăm người dân nào cũng nhiệt tình chỉ đường: "Không còn là liệt sĩ nữa! ông Kế trở về rồi". Trong căn nhà cấp 4, bà Hẩy nấc nghẹn: "Ở cái tuổi gần đất xa trời, lâu nay tôi chỉ có một mình còm cõi, không dám nghĩ cuộc đời còn nở được nụ cười".

Bà Hầy trầm ngâm cho biết: "Tưởng con đã hy sinh, ai ngờ tháng 9/2017, Kế bất ngờ trở về. Mừng thì quá mừng rồi nhưng hàng ngày thấy con đau ốm, hơn 60 tuổi không có nổi một mụn vợ con mà cậy nhờ lúc trái gió trở trời…, tôi đau lòng lắm. Tôi cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Mấy hôm nay Kế bị sốt, ho nhiều nên đi Bệnh viện K71 rồi. Kể từ ngày trở về, Kế thường xuyên đau ốm với nhiều loại bệnh do ảnh hưởng vết tích từ chiến tranh, trí nhớ suy giảm, lúc nhớ, lúc quên".

Cuộc sống khốn khó của liệt sĩ trở về sau hơn 40 năm lưu lạc xứ người - Ảnh 1.

Bà Hẩy kể lại câu chuyện lưu lạc suốt hơn 40 năm của con trai mình

Bà Hẩy nhớ lại: "Như lời con trai tôi kể thì vào tháng 4/1978, Kế nhập ngũ tại đơn vị F442 Quân khu 4 đóng trên địa bàn huyện Nông Cống. Sau 3 tháng huấn luyện thì chuyển đến đơn vị D8E3F330 thuộc quân khu 9, đóng và chiến đấu tại biên giới Tây Nam. Sau đó đơn vị chuyển sang Campuchia, nơi những cánh rừng đầy giặc PolPot. Đơn vị Kế chiến đấu có người hy sinh, đội ngũ thất lạc. Kế bị bắt, bị đánh đập, sau đó bỏ trốn được vào trong những cánh rừng âm u. Kể từ đó Kế bước chân vào cuộc phiêu bạt hơn 40 năm nơi xứ người. Con trai tôi phải chạy qua bao cánh rừng, đối mặt với bao lần chết hụt vì đói khát cơ hàn. Kế phải ăn cỏ, ăn lá rừng để sống và khát khao trở về với mảnh đất quê nhà".

Cũng theo lời bà Hẩy, ông Kế bảo cứ đi mãi rồi cuối cùng cũng ra đến bờ biển và dạt vào khu dân cư đất bạn. Đói khát, sống lay lắt một thời gian dài, ông mới biết mình đang sinh sống trên đất Thái Lan. Vì không biết tiếng, không xin được một công việc nào cụ thể nên ông Kế đi lượm nhặt ve chai. Lượm nhặt được bao nhiêu thì đưa cho người dân rồi họ cho tiền, cho cái ăn, cho chỗ ở.

Cứ thế, ngày đi nhặt ve chai, tối đến ông lại nằm nhớ nhà, nhớ đồng đội, không biết phải làm sao để có thể trở về! hy vọng. Thời gian, bệnh tật cứ thế gặm nhấm thân thể ông. Cho tới một ngày, ông gặp được vị cứu tinh - một thương nhân buôn bán người Việt trên đất Thái. Hạnh phúc vỡ òa khi câu chuyện cuộc đời của ông Kế được vị thương nhân Trần Văn Sáu chia sẻ và tình nguyện tìm cách đưa ông trở về Việt Nam.

"Ông thương nhân ấy tốt lắm! Ông ấy cho điện thoại, mua sim rồi lên mạng tìm kiếm thống tin, liên lạc báo về địa phương. Sau khi đăng thông tin lên mạng, chỉ mấy giờ đồng hồ sau đã có cán bộ xã gọi điện xác minh. Khi nghe người ta bảo mình là liệt sỹ, Kế giật mình, nhưng rồi nghĩ lại cũng đúng. Mấy chục năm không một tin tức thì ai chẳng nghĩ là đã chết!" – bà Hẩy kể.

Cuộc sống khốn khó của liệt sĩ trở về sau hơn 40 năm lưu lạc xứ người - Ảnh 2.

Mẹ con ông Kế hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, cần lắm những tấm lòng hảo tâm của mọi người (ảnh gia đình cung cấp)

Ngay sau khi thông tin về ông Kế được đưa lên Facebook, cộng đồng mạng đã liên tiếp chia sẻ và may mắn thay, ông Lê Bá Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tân cùng đồng nghiệp đã nhận thấy ông Kế giống với thông tin của một liệt sỹ ở địa phương mình. Chính quyền xã đã xác nhận thông tin và trao đổi trực tiếp với ông Kế. Chính quyền đã tư vấn cho ông Kế xin đi nhờ xe về Việt Nam. Cán bộ xã cũng đã phối hợp với gia đình ông Kế để đón ông ở biên giới tỉnh Kiên Giang.

Trao đổi với PV, chị Lê Thị Ngân, cán bộ chính sách thị trấn Tân Phong (ngày 16/10/2019, xã Quảng Tân sáp nhập vào thị trấn Quảng Xương và đổi tên thị trấn Quảng Xương thành thị trấn Tân Phong) cho biết: "Sau khi "liệt sĩ" Kế trở về, các tổ chức đoàn thể tại địa phương thường xuyên thăm hỏi ông; đồng thời tạo điều kiện làm mọi chế độ chính sách, quyền lợi cho ông Kế như chế độ 62 đối với quân nhân tham gia nghĩa vụ quốc tế, chế độ người tàn tật.

Chính quyền đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành xác minh nhân thân, báo cáo cấp trên xem xét làm các chế độ theo quy định cho ông Kế. Tuy nhiên, hồ sơ của ông Kế không còn gì. 

Theo quy định, bây giờ muốn làm chế độ cho ông Kế được thì quân khu hoặc đơn vị nơi ông ấy đóng quân, chiến đấu phải có hồ sơ lưu hoặc xác nhận đúng ông này đi bộ đội, có tham gia chiến trường thì mới đủ cơ sở đưa ông Kế đi giám định sức khỏe, xem ông ấy là thương binh hay bệnh binh rồi mới giải quyết được chế độ. 

Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức nhưng phải theo quy định. Ở với mẹ già, ông Kế nay ốm, mai đau nên hoàn cảnh rất khó khăn, rất cần những tấm lòng sẻ chia của cộng đồng".

Gia Hân

Ngọc Hưng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Giảng viên Trường Đại học Hồng Đức lĩnh án

Pháp luật - 49 phút trước

GĐXH – Lợi dụng trời mưa to và cơ quan đang đi nghỉ mát, Đỗ Ngọc Hà- giảng viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), đã đột nhập phòng kế toán nhà trường trộm gần 130 triệu đồng

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

CSGT Hà Nội lý giải việc Đại lộ Thăng Long bị 'tắc cứng'

Thời sự - 1 giờ trước

Những ngày gần đây, tại tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn gần ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. CSGT Hà Nội đã có những lý giải sự việc trên.

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Điều kiện tuyển sinh các trường quân đội năm 2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - 17 trường thuộc khối quân đội sẽ tổ chức sơ tuyển từ nay đến hết ngày 20/5.

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Một gia đình nóng lòng mong tìm con gái mất tích nhiều tháng qua

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi Hà Nội xin việc làm, Yến nói với mẹ khi nào đến nơi sẽ gọi về cho bố mẹ. Từ đó đến nay, gia đình mất tung tích của Yến.

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn cùng trường đánh đập dã man

Giáo dục - 1 giờ trước

Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, em T.H. (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã bị nhóm bạn cùng trường đánh đập hết sức dã man.

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến

Giáo dục - 2 giờ trước

Một bé gái 12 tuổi gây sốt khi mở lớp dạy toán đại học trực tuyến, từ hình học đến hàm số và thậm chí là giải tích.

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Tử vi tháng 2/2024 tuổi Ngọ đối mặt sóng gió, con giáp này nên biết điều dưới đây

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo về tử vi tháng 2/2024 âm lịch của tuổi Ngọ. Con giáp này sẽ có những sóng gió nên cần chú ý điều dưới đây.

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Mặc mưa rét, phiên chợ đồ cổ, đồ xưa đặc biệt giữa lòng Hà Nội vẫn tấp nập cảnh mua bán

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cứ vào ngày 5, 10, 15... âm lịch hàng tháng, chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán, từ những món đồ cổ có hàng trăm năm tuổi đến những sản phẩm điện tử với giá chỉ vài chục nghìn đồng, tất cả đều có thể tìm thấy tại đây.

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Mẹ nữ sinh giao gà kêu oan rồi ngất xỉu tại phiên tòa phúc thẩm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Quá trình xét hỏi, mẹ nữ sinh giao gà bị ngất xỉu, được kiểm tra y tế. Do các điều kiện không đảm bảo, cuối cùng chủ tọa đã phải thông báo hoãn phiên xử và chưa ấn định thời gian mở lại.

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Từ tháng 3/2024, một quy định mới có hiệu lực cho những người đi máy bay đặc biệt phải chú ý

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Người dân đi máy bay cần chú ý một số quy định mới có hiệu lực về giấy tờ, thủ tục, đặc biệt là về hộ chiếu (passport).

Top