Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc đấu đá khốc liệt và chuyện ít biết về những “thần đèn”

Chủ nhật, 16:36 04/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Tiếng tăm và sự phất lên nhanh chóng của Tư Lũy khiến nhiều người dân ấp Long Hòa 2 (xã Long Điền A, Chợ Mới, An Giang) nhanh chóng coi đây như “cứu cánh” cho mơ ước đổi đời. Bởi thế, từ chỗ chỉ có một, hai nhóm nhỏ, ấp Lòng Hòa 2 hiện giờ có cả chục đội, công ty được thành lập đi nhận di dời công trình.

Nhưng khi nhà nhà lấy nghề “thần đèn” làm sinh kế, mặt trái từ sự cạnh tranh khốc liệt vì miếng cơm manh áo đã xuất hiện. Thậm chí, người dân nơi đây từng phải chứng kiến những cái chết bi thương chỉ vì vội vã làm nghề.
 
Cuộc đấu đá khốc liệt và chuyện ít biết về những “thần đèn” 1
“Thần đèn” Ba Tuấn.
 
Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Nghiệp “thần đèn” được ông Năm Dương (làng Hòa Hảo, TT. Phú Mỹ, H. Phú Tân, An Giang) khởi xướng từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến thời Tư Lũy, công việc này trở thành một nghề kiếm cơm độc đáo được nhiều người dân trong làng học theo. Ông Nguyễn Ngọc Hờn - Trưởng Ban nhân dân ấp Long Hòa 2 (xã Long Điền A) cho biết: “Hiện tại, địa phương này được coi là xứ sở của những “thần đèn” miền Tây. Thống kê mới nhất thì có 10 đội di dời công trình chuyên nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, 20 đội nghiệp dư chuyên di dời nhà gỗ, nhà tường cấp 4, mỗi đội bình quân từ 20-30 người. Đa phần họ đều là nông dân học chưa hết cấp 1 trường làng”. Con đường để một “thần đèn” mới ra nghề đều bắt nguồn từ việc học lỏm. Ban đầu, họ đi theo những “thần đèn” gạo cội để làm công ăn lương, sau thời gian dài tích lũy kinh nghiệm thì tách ra làm riêng và trở thành “thần đèn” mới. Những người này lại tiếp tục thu nhận “đệ tử” để gầy dựng cơ nghiệp, gián tiếp đào tạo các công nhân của mình. Cứ như vậy, các thế hệ “thần đèn” nối tiếp nhau ra đời.

Số lượng đơn vị “thần đèn” ngày càng đông kéo theo thị trường ngày càng hẹp lại. Một số “thần đèn”, vì lợi ích riêng đã tự ý hạ giá công trình nhằm cướp mối dẫn đến những cuộc “đấu đá ngầm” hết sức khốc liệt. Tâm sự về điều chẳng mấy hay ho này, “thần đèn” Ba Tuấn (50 tuổi, ấp Long Hòa 2) ngán ngẩm cho biết: “Cuộc đấu đá của các “thần đèn” sở dĩ nổ ra là vì thu nhập từ nghề này cao hơn làm ruộng rất nhiều. Một công trình nếu làm thành công trong khoảng 1 tháng thì tiền lời có thể bằng cả năm làm nông. Do đó, rất nhiều trường hợp các công nhân của một số doanh nghiệp tách ra làm riêng. Họ “chộp giật” mối của các đơn vị uy tín bằng cách phá giá công trình. Từ đầu năm tới nay, tôi thương lượng rất nhiều hợp đồng với tổng trị giá trên 500 triệu đồng mà chẳng cái nào thành công cả vì bị mấy đội dời nhà nhỏ “cướp” mất. Chú cứ nhìn xem, đồ đạc và vật dụng của tôi xếp hàng dài ngót một năm rồi vẫn nằm im như thế đó”.
 
Cuộc đấu đá khốc liệt và chuyện ít biết về những “thần đèn” 2

Những dụng cụ di dời nhà của doanh nghiệp Ba Tuấn nằm “đắp chiếu” vì không ký được hợp đồng nào từ đầu năm tới nay


Cùng chung tâm sự với ông Ba Tuấn, các “thần đèn” Bảy Liễm, Tám Được, Ba Bé, Võ Thị Mè… cũng tỏ ra sốt sắng khi chúng tôi nhắc tới chuyện “đấu đá” này. Họ cho biết, nhiều khi công trình của họ nhận hợp đồng với giá 100 triệu đồng nhưng các “thần đèn dỏm” lại trả 90 hoặc 85 triệu mà thôi. Khách hàng thấy tiết kiệm được mấy triệu là đồng ý ngay chứ chưa cần tính đến chất lượng. “Chúng tôi không thể hạ giá thấp hơn vì đã thành lập doanh nghiệp, công ty thì phải trả lương công nhân cao hơn bên ngoài khá nhiều. Đồng thời phải trả thêm nhiều loại tiền khác nữa như thuế, bảo hiểm, bảo hộ lao động, chi phí sắm sửa dụng cụ… Nếu tính toán không khéo thì lỗ như chơi, vì vậy phải đúng giá chúng tôi mới làm”, ông Ba Tuấn phân tích.

Với trường hợp của nữ “thần đèn” Võ Thị Mè, thời gian qua Công ty TNHH Tư Lũy của bà cũng bị “hớ” hợp đồng khá nhiều. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, bà liên tục lắc đầu chán ngán. Bà lo ngại việc “thần đèn” nổi lên ngày một nhiều thì tình trạng “đấu đá” xảy ra sẽ ngày càng phổ biến hơn. Từ đầu năm tới nay, số lượng hợp đồng của công ty bà không đáng kể. Anh em công nhân nhiều khi phải xin đi làm cho các “thần đèn” nhanh tay hơn để kiếm cơm. “Đầu tháng 4 vừa qua, do nhu cầu chuyển nhà ở trong nước ngày một ít nên tôi phải nhận hợp đồng ở bên Lào và đưa anh em sang đó thi công. Sau hơn 2 tháng làm lụng, nhẩm trừ chi phí cuối cùng, công ty cũng chẳng được lời lãi là bao”, bà Mè tâm sự.
 
Những cái chết bi thảm

Trong tiến trình phát triển chung của nghề “thần đèn” ở miền Tây, những tay thợ gạo cội đang được thay thế bằng lớp tay nghề mới. Đặc thù của nghề “thần đèn” là chỉ học lỏm kinh nghiệm của nhau, thế nhưng phải có thời gian tích lũy kinh nghiệm. Một điều kỵ trong nghề “thần đèn” là “dục tốc bất đạt”, nhưng sự cạnh tranh nhau khiến người ta thờ ơ với nó và hậu quả là không những thua lỗ về tiền bạc mà còn đổ máu, mất mạng.

Ông Ba Tuấn cho chúng tôi hay, từ trước tới giờ tại “xứ sở thần đèn” này đã có khá nhiều trường hợp người chết vì làm ẩu, làm chụp giật. Những trường hợp này hầu hết xảy ra tại công trình của các chủ thầu non kinh nghiệm. Nhắc lại chuyện chết chóc, đôi mắt “thần đèn” Ba Tuấn hiện rõ nét phiền muộn. Ông kể, cái chết của ông Nguyễn Văn Kia cách đây gần 10 năm trở thành bài học đắt giá cho những “thần đèn” trẻ sau này. Trước đó, ông Kia cũng là công nhân của một đội di dời nhà ở xã Long Điền A. Sau vài năm học lỏm, ông rủ thêm 8 công nhân khác cùng hùn vốn, lập đội riêng để di dời nhà. Không ngờ, chuyến làm ăn đầu tiên đội đã gặp sự cố sập nhà, ông Kia chạy không kịp nên mất mạng ngay tại chỗ.

Thế nhưng, sau cái chết của ông Kia, lúc đó vẫn chưa đủ sức nặng để trở thành tiếng chuông cảnh báo. Vào năm 2004, vụ tai nạn xảy ra trong công trình dời nhà ở TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) do “thần đèn” Lê Văn Rời (58 tuổi) trưởng đoàn mới thực sự thảm khốc. Trong lúc kéo căn nhà trên ván trượt, vừa tiến đến vị trí đã định trước thì một công nhân khác liền nhấn con đội lên cao thêm khiến các góc đội không đồng đều và nhà đổ ập sang một bên. Công nhân túa chạy, còn anh Nguyễn Thanh Phong (26 tuổi) chạy không kịp nên bị kẹt cứng giữa 2 vách tường rồi chết bẹp.

Bên cạnh đó, chuyện công nhân ở các đội “thần đèn” non nghề bị tai nạn như gãy tay, chân, trật khớp xương… thì vẫn thường xảy ra như cơm bữa. Ông Phan Văn Vạn (47 tuổi), người từng có thời gian làm công nhân cho “thần đèn” Hai Lý kể: “16 năm trước, chính bản thân tôi đã từng là nhân chứng sống của một vụ tai nạn kinh hoàng trong lúc di dời nhà”. Lần đó, ông cùng anh em trong đội của “thần đèn” Hai Lý tham gia di dời một công trình ở xã Long Giang (Chợ Mới). “Vừa bắt đầu công việc thì trời mưa lớn. Muốn xong nhanh, ông Hai Lý bất chấp thời tiết xấu quyết định chia công nhân thành 2 nhóm tranh thủ làm, nhóm nào xong trước thì nghỉ trước. Nhóm công nhân đội cột nhà lên và chêm đế cẩu thả. Đến khi nhóm tôi vừa đội sàn nhà lên thì bất ngờ cột bị xệ, căn nhà chao đảo rồi đổ sập, cả 3 người của nhóm tôi không kịp chạy thoát. Tôi bị gãy cột sống, thương tật nặng nhất, bị liệt nửa người và nằm bất động trên giường suốt 16 năm nay, hai người kia bị thương nhẹ hơn”. Từ sau tai nạn, ông Vạn trở thành gánh nặng của gia đình. Vì không chịu nổi cảnh khó khăn, người vợ đã bỏ ông đi không một lời từ biệt.

“Thần đèn” Tám Được thì cho biết, trong hơn 20 năm theo nghề, ông đã chứng kiến rất nhiều “đệ tử” mới chập chững vào nghề đã lập đội làm ăn riêng, không ít người vì tay nghề kém, học hỏi chưa được bao nhiêu đã liều mạng nhận thầu. Chỉ cần gặp sự cố và xử lý sai một li thì không những hỏng cả căn nhà mà còn có thể gây chết người. Thường khi xảy ra tai nạn thì chủ thầu lãnh hết, vừa phải đền bù cho gia chủ căn nhà mới, vừa phải bồi thường tổn thất cho nhân công bị thương hay mất mạng. “Kỹ thuật chuyển nhà của nghề “thần đèn” giống nhau nhưng quan trọng là kinh nghiệm và bản lĩnh lãnh đạo. Nghề này phải biết tính toán chi phí, bao gồm cả chi phí dự trù, đánh giá công trình và kiên trì thi công, làm nhanh hay làm ẩu thì tai nạn đến là khó thể tránh khỏi. Khi đi vào thi công chỉ cần công trình kéo dài một tuần so với dự kiến, chủ thầu đã lỗ méo mặt và nợ nần chồng chất rồi, đó là thực trạng nan giải đã và đang tồn tại ở làng “thần đèn” nơi đây”, ông Tám được nói.       
 
Khó quản lý “thần đèn”:

Ông Ngô Hoàng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới thẳng thắn cho biết, nghề di dời nhà có từ lâu ở Chợ Mới, tập trung nhiều ở hai xã là Long Điền A và Long Điền B song phần đông không đăng ký pháp lí. Vì thế, huyện cũng chưa thể biết con số chính xác có bao nhiêu người theo làm nghề. Hơn nữa, đặc thù của nghiệp “thần đèn” là tự phát nên khi xảy ra tai nạn lao động thì chủ di dời và gia đình nạn nhân tự dàn xếp êm xuôi với nhau, chính quyền địa phương muốn can thiệt cũng khó”.
 
Đăng Văn
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 37 phút trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 1 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 4 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top