Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện Tết của gia đình vận động viên khuyết tật sở hữu 38 tấm huy chương

Thứ tư, 07:00 06/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Sinh ra trong hình hài của một đứa trẻ bình thường, chẳng ngờ cơn sốt khi mới 17 tháng tuổi đã đưa cuộc đời anh Trần Phúc Đạt rẽ sang một hướng khác. Đôi chân anh đã vĩnh viễn mất đi khả năng đi lại nhưng ước mơ và niềm tin của anh thì vẫn còn đó.

Dù khuyết tật nhưng đam mê cháy bỏng với thể thao

Hơn 20 năm trước, khi 11 tuổi, lần đầu tiên ngồi trước vô tuyến và theo dõi kì Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1995, anh Đạt đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với những môn thể thao như điền kinh, bóng đá...

Anh chia sẻ rằng, có lẽ bởi chân bị liệt từ khi còn nhỏ, chưa từng cảm nhận được cảm giác chạy nhảy trên sân cỏ, mặt đất, nên đối với những môn thể thao cần dùng nhiều đến đôi chân anh lại càng thấy hứng thú.

Trong những năm tháng còn là học sinh, bỏ qua những mặc cảm về khiếm khuyết trên cơ thể mình, trận bóng nào anh Đạt cũng hăng hái tham gia.

"Ban đầu mấy cậu bạn thấy chân tôi như vậy thì giao tôi vị trí thủ môn. Sau thấy tôi nhiệt tình quá cho lên làm tiền đạo, cứ vậy mà đá bóng bằng tay" - anh Đạt vui vẻ kể lại.

Anh Đạt đã có niềm đam mê với thể thao hơn 20 năm nay. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Anh Đạt đã có niềm đam mê với thể thao hơn 20 năm nay. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Dù việc đi lại gặp nhiều khó khăn, song anh Đạt không bỏ lỡ cấp học nào. Đến năm 2002, anh tốt nghiệp THPT và thi đỗ trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Nhưng vào thời điểm đó, kinh tế gia đình đang gặp nhiều khó khăn, anh Đạt đành gác lại giấc mơ đại học của mình. Năm 2005, khi biết đến Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật Khúc Hạo (nay là CLB Thể thao người khuyết tật Hà Nội), sẵn niềm đam mê thể thao trong người, anh Đạt liền đăng ký tham gia.

Và kể từ đó, anh bắt đầu bước những bước đầu tiên trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ thể thao của mình.

Vinh quang từ nghị lực phi thường

Đến với CLB, ngay từ những ngày đầu anh Đạt đã chăm chỉ tập luyện bộ môn điền kinh (đua xe lăn) dành cho người khuyết tật. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sau 3 tháng tham gia CLB, anh Đạt đã được Ban huấn luyện ghi tên vào danh sách vận động viên tham gia thi đấu giải thể thao người khuyết tật tổ chức tại TP.HCM và giành được HCV môn đua xe lăn cự ly 400m.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, anh Đạt được gia nhập Đoàn thể thao người khuyết tật Hà Nội, đồng thời được cử đi thi đấu các giải trong nước và quốc tế.

Anh đã góp mặt trong các giải đấu lớn dành cho người khuyết tật như: Giải thể thao người khuyết tật Châu Á 2008, Paragames 4 tổ chức tại Thái Lan...

Đến nay, anh Đạt đã mang về 17 HCV, 18 HCB và 3 HCĐ. Bên cạnh đó, anh cũng là một trong số ít vận động viên đua xe lăn của thể thao Việt Nam vô địch tất cả các cự ly 100m, 200m, 400m, 800m, 1.500m và 5.000m.

Những tấm huy chương là thành quả nỗ lực trong suốt 13 năm của anh. (Ảnh: Quỳnh Mai)
Những tấm huy chương là thành quả nỗ lực trong suốt 13 năm của anh. (Ảnh: Quỳnh Mai)

Anh chia sẻ rằng, thể thao không chỉ là đam mê mà còn là niềm tự hào của một người mang trên mình khiếm khuyết cơ thể như anh.

Nhìn những tấm huy chương, những chiếc cúp đã đạt được trong suốt 13 năm chạy trên đường đua bằng đôi tay của chính mình, anh chia sẻ: "Tôi muốn một ngày nào đó nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên đấu trường quốc tế. Tôi cũng muốn mọi người nhìn nhận tôi như một vận động viên thể thao chứ không phải với ánh mắt thương cảm dành cho một người khuyết tật".

Những giọt mồ hôi rơi trên tấm huy chương

Gặt hái được nhiều thành tích mang về cho thể thao người khuyết tật nước nhà, song lại ít người biết đến những câu chuyện phía sau ánh hào quang của nhà vô địch Trần Phúc Đạt.

Vinh quang có được ngày hôm nay của anh phải đánh đổi bằng rất nhiều giọt mồ hôi trên sân tập, và rất nhiều nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Đối mặt với khó khăn, thất bại, anh Đạt không những không nản chí mà còn lấy đó làm động lực để tiếp tục chạy trên đường đua. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đối mặt với khó khăn, thất bại, anh Đạt không những không nản chí mà còn lấy đó làm động lực để tiếp tục "chạy" trên đường đua. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Người bình thường theo nghiệp thể thao đã khó, đối với người như anh Đạt, khó khăn còn nhân lên gấp bội phần. Thời gian đầu, anh Đạt thuê trọ ở Gia Lâm (Hà Nội), cách CLB 8km. Mỗi ngày, anh đều phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ để di chuyển từ phòng trọ đến chỗ tập luyện bằng chiếc xe lăn mượn của CLB.

Đến năm 2008, gia đình lắp cho anh chiếc xe máy 3 bánh để tiện di chuyển từ Hưng Yên lên Hà Nội. Như vậy, ròng rã hơn chục năm, anh Đạt cứ sáng đi, chiều về trên đoạn đường 30km.

Bà Lê Thị Thoa (mẹ anh Đạt) chia sẻ: "Có những hôm mùa đông Đạt phải dậy từ 4, 5 giờ sáng để đi tập, về đến nhà thì quần áo ướt sũng. Ốm cũng có, đau cũng có, nhưng Đạt vẫn cố gắng để không bỏ lỡ buổi tập nào".

Trong hơn 13 năm gia nhập làng thể thao, thời gian đầu là quãng thời gian anh Đạt cảm thấy khó khăn nhất, thậm chí đã từng bỏ cuộc. Năm 2006, anh Đạt đã nghỉ tập 6 tháng do khó khăn trong việc đi lại và vất vả trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Năm 2007, trong một lần đi xe buýt tuyến 22, anh Đạt lại không may làm mất chiếc xe lăn, cũng là phương tiện duy nhất thay thế đôi chân của mình. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng sau mỗi lần chán nản, nghĩ về giấc mơ của mình, nghĩ đến những giọt nước mắt của bố mẹ khi lần đầu tiên anh giành được HCV năm 2005, anh lại hạ quyết tâm cố gắng thêm một lần nữa.


Anh Đạt giành HCV bộ môn điền kinh cự ly 800m tại Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2018.(Ảnh nhân vật cung cấp)

Anh Đạt giành HCV bộ môn điền kinh cự ly 800m tại Giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2018.(Ảnh nhân vật cung cấp)

Năm 2006, quay lại CLB sau nửa năm vắng mặt, anh được cử đi tham dự giải thể thao người khuyết tật toàn quốc và giành 2 HCV. Năm 2007, sau khi mất xe lăn, anh lại tiếp tục giành 3 HCV ở Huế.

Niềm tự hào của gia đình

Chứng kiến nghị lực của con trai, ông Trần Phúc Tiến (bố anh Đạt) không giấu nổi niềm tự hào: "Suốt từ nhỏ đến lớn, Đạt đã luôn cố gắng để chứng minh cho mọi người thấy mình "tàn nhưng không phế" như lời Bác Hồ đã từng nói.

Đạt thiệt thòi hơn những người bình thường ở đôi chân, nhưng chính từ những thiệt thòi đó mà Đạt đã làm được những điều không phải người bình thường nào cũng làm được".

Bên cạnh nghiệp thể thao, anh Đạt cũng học sửa điện thoại di động để kiếm thêm một cái nghề cho sau này khi không còn tuổi thi đấu. Sáng đi tập, chiều về quán làm việc. Đến nay, quán sửa điện thoại di động của anh đã mở được 2 năm.

Cứ đến Tết âm lịch hằng năm, anh Đạt lại đóng cửa quán để cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đón năm mới. Thường CLB của anh sẽ nghỉ Tết theo lịch của Nhà nước. Anh sẽ cùng bố lên phố đào Nhật Tân ở Hà Nội để chọn mua một cây đào thật đẹp mang không khí Tết về nhà.


Tết năm nào anh Đạt cũng cùng bố gói và nấu bánh chưng xanh. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Tết năm nào anh Đạt cũng cùng bố gói và nấu bánh chưng xanh. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng có một điều mà anh Đạt vân luôn yêu thích nhất mỗi dịp xuân về, đó là được ngồi xem bố gói bánh chưng, trông nồi bánh chưng bên bếp lửa đỏ hồng vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Đêm giao thừa, cả nhà 3 người ngồi quay quần trước tivi cùng xem Táo quân, cùng nhau đón mừng thời khắc đầu tiên của năm mới.

Nói về kỷ niệm đáng nhớ trong dịp Tết, anh Đạt chia sẻ: “Giáp Tết âm lịch năm 2008, tôi đang tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật tổ chức tại Thái Lan. Sau khi hoàn thành tất cả các nội dung thi đấu là chỉ muốn mau chóng về vì nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ nồi bánh chưng của bố. Đến khi đặt chân về Việt Nam đã là 28/12 âm lịch. Trên đường về nhà, khắp đường phố đều là đào, quất… Bước vào cổng nhà mới thấy trong lòng vui sướng cỡ nào”.

Khó khăn không đầu hàng, thất bại không nản chí. Phía sau vinh quang của 38 tấm huy chương là mồ hôi, là cố gắng, là hi vọng về đôi chân được gửi gắm vào trong đó của anh Trần Phúc Đạt: "Người ta nói bị liệt chân thì làm sao chạy được. Nhưng tôi vẫn chạy được, bằng đôi tay, bằng nghị lực của mình".

Quỳnh Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 37 phút trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 48 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 3 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 4 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 6 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Top