Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ít biết về 7 chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố Moscow trước phát xít Đức

Thứ ba, 11:00 16/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - 7 chiến sĩ này đã có mặt trong cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941 trên Quảng trường Kremlin (nước Nga). Sau đó, họ hòa vào những người lính Hồng quân Liên Xô tiến thẳng ra mặt trận bảo vệ phòng tuyến thành phố Moscow, mở chiến dịch công kích phát xít Đức cho đến chiến thắng lịch sử ngày 9/5/1945.

Một chi tiết thú vị xuyên suốt câu chuyện cảm động sau đây là trong 7 chiến sĩ Việt Nam được hai nhà nước Liên Xô (cũ) và Việt Nam vinh danh thì có 4 người quê ở Làng Sen và Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Một người quê Hà Tĩnh, một người quê Thanh Hoá và một người quê tỉnh Hà Sơn Bình (cũ). Tất cả họ đều là học trò "bí mật" của Bác Hồ.

Từ bài báo vang tiếng ở Liên

Nhắc về chuyện Bảy chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô được vinh danh, ông Hoàng Đức Lạc (72 tuổi, nguyên Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Xô tại Nghệ An) mở cánh tủ gỗ lấy ra tập tài liệu đã cũ nhưng được xếp ngay ngắn, gọn gàng. Ông Lạc hào hứng kể lại câu chuyện của mình như một chương hồi ký khó quên. 

Mở đầu câu chuyện, ông Lạc đề cập ngay một chi tiết khá thú vị: "Năm 1985, tác giả Phan Xuân Thành (Phó giám đốc Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh) đã viết bài báo "Vương Thúc Chính - người chiến sĩ cách mạng Việt Nam tham gia trận chiến đấu bảo vệ Moscow" gửi cho các báo, đài Nga. Ngay lúc đó, bài báo được cựu chiến binh và người dân Liên Xô đặc biệt quan tâm. Nhiều cơ quan báo, đài ở Liên Xô đã đăng tải bài báo này".

Chuyện ít biết về 7 chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố Moscow trước phát xít Đức - Ảnh 1.

Hoàng Đức Lạc bên tập hồ sơ nghiên cứu về các chiến sĩ người Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô.

Ông Lạc cẩn trọng nhắc rõ thêm chi tiết mà các chiến sĩ này vô cùng tự hào là: "Các chiến sĩ này đều là học trò của Bác Hồ kính yêu, được Bác Hồ tập hợp, tổ chức, giáo dục để gửi sang Liên Xô theo thư gửi của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Liên Xô, tháng 7/1926".

Cho đến khi xuất dương, 7 chiến sĩ này đều mang bí danh và tuyệt đối giữ bí mật. Vì thế, sau này, việc xác định đúng tên tuổi các cụ cho chính xác là rất khó khăn. Điển hình như tên của cụ Vương Thúc Chính được báo, đài Liên Xô dịch thành Vương Thúc Tình.

Khi bài báo xuất hiện ở truyền thông Liên Xô thì phóng viên bên đó về huyện Nam Đàn và tỉnh Nghệ An để tìm hiểu sự việc này. Từ đó, xác định thêm 3 người nữa từng tham gia trận chiến đấu bảo vệ Moscow. Đó là các cụ Vương Thúc Thoại (còn gọi Lý Thúc Chất, SN 1910, ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn); cụ Nguyễn Sinh Thân (còn gọi là Lý Nam Thành, SN 1908, cũng ở Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn); cụ Hoàng Thế Tư (còn gọi là Lý Anh Tạo, SN 1910, ở Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn). 

Bốn cụ được xác định thuộc Trung đoàn quốc tế OMCBON. Trước đó, cụ Phan Lê Chân (còn gọi là Lý Phú San, SN 1900, quê ở Hà Sơn Bình nay được làm rõ là ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) được xác định là phục vụ trong quân y viện của một đơn vị Hồng quân Liên Xô vùng ngoại ô Moscow.

Sau khi xác định 5 chiến sĩ này, ngày 12/12/1986, Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô có quyết định tặng thưởng Huân chương "Chiến tranh vệ quốc hạng Nhất" và Kỷ niệm chương "Chiến thắng phát xít Đức" cho các chiến sĩ Quốc tế Việt Nam gồm 4 cụ thuộc Trung đoàn Quốc tế OMCBON. Cụ Phan Lê Chân được nhà nước Liên Xô tặng thưởng Huân chương "Vì hành động dũng cảm trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945".

Chuyện ít biết về 7 chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố Moscow trước phát xít Đức - Ảnh 2.

Ông Hoàng Đức Lạc xem thông tin các chiến sĩ vừa được nước Nga vinh danh.

Ngày 27/7/1987, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, trong 4 người thuộc Trung đoàn Quốc tế OMCBON được vinh danh (Vương Thúc Chính, Vương Thúc Thoại, Nguyễn Sinh Thân và Hoàng Thế Tư) thì 3 người được cơ quan chức năng tổ chức lễ truy điệu, trao tặng "Bằng Tổ quốc ghi công", "Huân chương chiến tranh vệ quốc"…

Riêng cụ Vương Thúc Chính là nhân vật được báo chí Liên Xô, Đài tiếng nói Moscow nói đến rất nhiều trong năm 1985 - 1986 nhưng chưa được nhận các Huân chương, Huy chương, Bằng Tổ quốc ghi công. Theo ông Lạc, sở dĩ có sự sơ xuất đó là vì "báo, đài nước bạn dịch nhầm tên cụ Vương Thúc Chính thành ra Vương Thúc Bình nên các cơ quan chức năng lúc đó chưa xác định được gia đình của cụ "Vương Thúc Bình"".

Cuộc tìm kiếm các chiến sĩ tham gia Hồng quân Liên Xô sau hơn 75 năm

Nhiều năm sau, từ 1988 - 1993, các cơ quan chức năng như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hội hữu nghị Việt Xô… tiếp tục xác minh cụ Vương Thúc Chính là ai, hiện ở đâu?.

Qua nhiều cuộc tọa đàm, trao đổi công phu, dựa trên các cứ liệu lịch sử, khoa học và các nhân chứng lịch sử, cuối cùng các cơ quan chức năng xác định được cụ Vương Thúc Chính (còn có bí danh Vương Sĩ, tên thật là Vương Thúc Liễn, SN 1903) trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Chuyện ít biết về 7 chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố Moscow trước phát xít Đức - Ảnh 3.

Những tư liệu quý báu ông Lạc còn lưu giữ được.

"Cụ Vương Thúc Liễn xuất dương một lần sang Thái Lan cùng với những thanh niên yêu nước như Lê Hồng Phong, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo. Năm 1925, cụ Liễn sang Trung Quốc, được Bác Hồ đặt tên là Vương Sĩ và gửi vào học trường quân sự Hoàng Phố. Sau đó, cụ được Bác Hồ gửi sang Liên Xô đào tạo. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, cụ gia nhập Hồng quân Liên xô và trở thành chiến sĩ trong Trung đoàn quốc tế bộ binh cơ giới đặc biệt OMCBON trên tuyến phòng thủ Moscow.

Sau khi quân Đức bị đẩy lùi, Hồng quân Liên Xô giành lại thế chủ động tiến công địch trên khắp các mặt trận và bắt đầu mở những chiến dịch lớn phản công. Năm 1943, giữa lúc Hồng quân Liên Xô đang tiến mạnh về phía Tây thì có lệnh "các cán bộ người phương Đông kể cả những người quê Châu Á quay lại chuẩn bị chống Nhật ở phía Đông. Cụ Liễn ở trong số những người này. Khi đi qua Nam Kinh (Trung Quốc), cụ Liễn bị địch phục kích rồi hi sinh" – ông Lạc bùi ngùi nhớ lại.

Cũng theo ông Lạc, từ những cứ liệu lịch sử và khoa học, ngày 15/2/1993, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An giao cho Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Xô Nghệ An tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Huân chương "Chiến tranh vệ quốc" hạng Nhất, Kỷ niệm chương "Chiến thắng chủ nghĩa phát xít Đức", Bằng "Tổ quốc ghi công" cho gia tộc cụ Vương Thúc Liễn vào ngày 9/5/1993. Nhưng rất tiếc, để chuẩn bị cho lễ trao tặng, các cơ quan có trách nhiệm chưa tìm thấy các kỷ vật gắn với chặng đường hoạt động cách mạng của cụ Liễn ở đâu, do ai lưu giữ, vì thế, lễ trao tặng này chưa thực hiện được.

Chuyện ít biết về 7 chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô bảo vệ thành phố Moscow trước phát xít Đức - Ảnh 4.

Ông Vương Hoàng Lịch (cháu ruột cụ Vương Thúc Liễn) thắp hương tưởng nhớ cụ vào ngày Chiến thắng chống phát xít 9/5.

Tiếp đó, quá trình tìm hiểu về cụ Vương Thúc Liễn đã xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới. Theo một hồi kí của tác giả Ivan Ivarốp (người Bungari), chỉ huy trưởng Trung đoàn quốc tế OMCBON cho biết: "Ngoài những người chống phát xít quê ở Đức, Tây Ban Nha, Bungari… thì biên chế vào các bộ phận của Trung đoàn còn có 6 người Việt Nam".

Ông Lạc nói: "4 người đã tìm được. Vậy còn 2 người là ai? Có 2 cái tên mới là Lý Văn Minh và Lý Chí Thống. Hai người này cùng trong nhóm thiếu niên do Bác Hồ tổ chức, giáo dục để chuẩn bị gửi sang Liên Xô theo thư gửi của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Liên Xô tháng 7/1926".

Hai cái tên này sau đó được xác định như sau: cụ Lý Văn Minh tên thật là Đinh Chương Long (phía Nga dịch là Đinh Trường Long, SN 1912, quê xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa); cụ Lý Chí Thống tên thật Ngô Trí Thống (SN 1912, quê ở xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Ông Lạc trầm ngâm nói: "Tháng 10/2019, tôi mở tủ thì thấy cặp tài liệu về các cụ tham gia Hồng quân Liên Xô mà tôi đã dày công nghiên cứu. Nhìn tập hồ sơ, tôi vẫn áy náy khi 2 cụ ở Nghệ - Tĩnh vẫn chưa trao được Huân chương, Huy chương và Bằng Tổ quốc. Đó là cụ Vương Thúc Liễn và cụ Ngô Trí Thống".

Sau đó, ông Lạc đã đến huyện Nam Đàn (Nghệ An) rồi lại vào Hà Tĩnh để thu thập, hỏi kỹ lại các cụ cao niên cũng như các cơ quan ban ngành hai tỉnh. Khi có đủ cứ liệu, ông Lạc lại gửi cho các cơ quan chức năng để mong các cơ quan này truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công cũng như các Huân chương, Huy chương cho hai cụ nguyên là chiến sĩ trong đoàn Hồng quân vệ quốc Liên Xô cách đây hơn 75 năm.

Ông Nguyễn Trọng Cương – Trưởng Phòng LĐ&TBXH huyện Nam Đàn cho biết: "Trường hợp cụ Vương Thúc Liễn thì huyện đội đã gửi hồ sơ lên Quân khu 4 để được công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, đến nay cụ vẫn chưa có chế độ gì cả".

Mãi mãi tự hào

Bảy chiến sĩ Việt Nam từng tham gia Hồng quân Liên Xô chiến đấu chống phát xít Đức đã được đưa trang trọng vào cơ sở dữ liệu của tổ hợp bảo tàng "Con đường tưởng niệm" để khách tham quan có thể truy cập, tra cứu.

Gấp lại tập hồ sơ, tư liệu, ông Hoàng Đức Lạc rưng rưng: "Sự mất mát nào cũng để lại tiếc thương cho gia đình, người thân nhưng sự hi sinh của 7 chiến sĩ Việt Nam góp phần vào chiến thắng lịch sử cho Hồng quân Liên Xô là vô cùng cao cả và ý nghĩa. Cao cả và ý nghĩa hơn ở chỗ, 7 chiến sĩ đó là những học trò "bí mật" của Bác Hồ. Họ được Bác Hồ tuyển chọn và tin tưởng sẽ góp phần làm rạng danh cho đất nước Việt Nam ta. Thật mãi mãi tự hào!".

Vũ Đồng


V. Đồng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 6 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top