Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện buồn về làng nghề chuyên “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” ở Sài thành

Thứ bảy, 20:00 29/03/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Khi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) được triển khai, những hộ dân sống ở phường An Khánh ven sông Sài Gòn đều nằm trong diện giải tỏa, di dời. Nhưng lác đác nơi ven bờ, người ta vẫn thường bắt gặp một vài chiếc ghe, con thuyền của dân chài.

Hay thi thoảng là những ngôi nhà xập xệ, tạm bợ nằm lọt giữa những mô đất đã được cày xới. Ít ai biết rằng, đây từng là nơi trú ngụ của những thợ lặn cừ khôi ở làng lặn An từ những năm 40 của thế kỷ trước.

Chuyện buồn về làng nghề chuyên “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” ở Sài thành 1

Chỉ còn lác đác vài chiếc ghe trở về khi chiều muộn. Ảnh TG

 
“Khô đầu thì đói, ướt đầu chỉ có gói cơm”

Trái hẳn với bầu không khí sôi động về đêm của những tòa nhà cao cao tầng giữa trung tâm phố thị Sài thành, làng lặn An Khánh (thuộc KP. 3, phường An Khánh, Q.2) hiện lên một khung cảnh đối lập. Đó là sự tiêu điều, hoang vắng, ngổn ngang những căn nhà đổ nát.

Tìm về làng lặn An Khánh (thuộc KP. 3, phường An Khánh, Q.2, TP.HCM), chúng tôi tình cờ gặp một người đàn ông chạc 60 tuổi đang ngồi hì hục bên xe bán nước hàng rong. Chúng tôi hỏi về làng lặng An Khánh thuở nào, người đàn ông tóc hoa râm thở dài, tỏ vẻ chán nản: “Giờ chỉ còn vài ba ngôi nhà thôi chứ có thợ lặn nào ở đó nữa đâu. Mọi người tứ tán khắp nơi từ khi nhà cửa nằm trong diện giải tỏa. Nhưng người làng An Khánh đi đâu cũng sống được vì họ là những tay thợ lặn cừ khôi. Lát nữa khoảng 5h chiều sẽ có mấy cái xuồng ghe của họ đi lặn về sẽ chạy qua đây”. Gặng hỏi mãi ông Sáu mới tiết lộ mình cũng là dân làng lặn đã đổi nghề.

Qua câu chuyện của ông Sáu, người từng được coi là một “lão làng” trong nghề lặn của An Khánh ngày ấy, chúng tôi được nghe chuyện nghề về những con người suốt một đời ngụp lặn dưới lòng sông Sài Gòn. Theo ông, ban đầu chỉ có vài ba người làm cái nghề lặn, xuất phát từ nhu cầu mò tìm phế liệu ở khắp nơi đổ về đọng lại dưới sông. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, vô số tàu chiến của địch bị đánh chìm, nhiều người dân đã làm nghề dò tìm đạn dược, những mảnh sắt vỡ… Cũng từ đó nghề lặn đã chính thức được một nhóm người dân sống gần sông Sài Gòn dùng làm “cần câu cơm”.

Sau chiến tranh, người làm nghề lặn từ con số vài chục lên đến hàng trăm người. Đây được coi là thời kỳ cực thịnh của làng lặn An Khánh. Nhà ai cũng có người đi làm nghề lặn, cứ sáng ra là những trai tráng trong làng đứng trên ghe hít căng lồng ngực, chuẩn bị sẵn sàng rồi nhảy ùm xuống nước vừa nín thở vừa mò. Nhưng phải đợi khi con nước ròng việc tìm kiếm mới dễ dàng, đến khi nước lên người ta mới cùng nhau quay về nhà. Không ai bảo ai, nhưng như một cái “lệ” hết đời cha sẽ đến đời con, cứ như thế nghề lặn được tồn tại cả thế kỷ.

“Ở đây nghề lặn chẳng cần phải ai chỉ dạy, con nít sinh ra là đã biết bắt chước người lớn làm theo. Riết rồi thì tụi nó cũng biết bơi”, ông Sáu niềm nở. Có ai đó đã nói: “Con nít miệt sông, sinh ra là đã biết lội”, điều đó quả đúng với những đứa trẻ làng An Khánh khi mới 12, 13 tuổi đã theo cha xuống ghe đi lặn mò tìm “kho báu”. Bơi riết rồi trở nên giỏi giang như rái cá. Hồi xưa, từ miệt sông nước Cần Thơ, đến đất mũi Cà Mau hay tới Ninh Thuận, Bình Thuận ai cũng biết biệt tài sông nước của làng lặn An Khánh. Bởi, dù có rời làng đi tha phương nơi đâu, những người thợ lặn vẫn cố bám trụ với nghề.
 
Chuyện buồn về làng nghề chuyên “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” ở Sài thành 2

Ông Sáu kể về chuyện nghề. Ảnh T.G


Không ít người trong làng lặn đã từng nhặt được nhiều vật có giá trị. Theo ông Sáu, cái nghề “lấy tay làm mắt”, chỉ cần mò trúng đồ vật dưới lòng sông là đã có thể đoán định được đó là nhôm, đồng hay sắt. Đã có người mò được một tượng vàng, hũ bạc cổ đem đi bán rồi phất lên từ đó, hay có nhóm thợ lặn may mắn mò được một chiếc tàu đắm gỡ bỏ sắt đem bán phế liệu cũng được hàng chục triệu đồng là chuyện thường thấy. Tiếng lành đồn xa, ai cũng tò mò bí quyết độc đáo của thợ lặn làng An Khánh khi cưa sắt ở dưới nước. Đến cả những người thợ lặn chuyên nghiệp cũng phải vị nể.

Lâu dần trong làng lặn đã xuất hiện nhiều tay thợ cừ khôi có tiếng được  người dân ở các vùng lân cận biết đến như Mười Xicule, Tư Lý, Châu Què, Chín Đo…Gia đình nào càng có nhiều đàn ông làm nghề ngụp lặn thì kinh tế họ rất ổn định. Vừa nói, đôi tay chai sạn sau nhiều năm lần mò phế liệu, ông Sáu chỉ về hướng cầu Cống nơi từng có nhiều ngôi nhà của các thợ lặn một thời khấm khá. Trong nhà chẳng thiếu thứ gì với chiếc ti vi màn hình phẳng, sàn nhà với gạch men láng bóng hay chiếc tủ lạnh đặt chễm chệ nơi góc nhà… Nhưng tất cả giờ đây chỉ còn là “vang bóng”.

“Của thiên trả địa” sau hơn một thế kỉ sống bằng nguồn tài nguyên “sẵn có” dưới lòng sông Sài Gòn, cuộc sống của những người dân làng lặn An Khánh đã có lúc khá giả, sung túc, ấy vậy nhưng cuộc đời của họ sau này dần dần tụt xuống. Khi nguồn phế liệu ngày một cạn dần thì cũng đồng nghĩa với cuộc sống tươi sáng khép lại với những tay lặn “chân đất”. Rít một hơi thuốc lá đang cháy sắp tàn, ông Sáu trầm ngâm: “Khô đầu thì đói, ướt đầu được gói cơm”, chúng tôi phải xuống sông mới kiếm ra tiền. Đã gắn với cái nghiệp này nên nhiều người muốn dứt nó đi để kiếm tìm việc làm khác, nhưng cuối cùng cũng quay lại nghề lặn này thôi”.
 
Đắng cay phận nghề lặn dưới đáy sông

Dù khá am hiểu tường tận về mọi “ngọn nguồn lạch sông” Sài Gòn, nhưng người thợ lặn vẫn không thể tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc. Ông Sáu nhớ lại, đi lặn mà tay chân thân thể trầy xước nham nhở là chuyện thường ở đây. Có khi chúng tôi vô tình giẫm phải đạn, bom, mìn gây nổ thì đành phải bỏ mạng hay nhẹ hơn là đứt chân, mù mắt cũng đành chấp nhận. Có nhiều người trẻ do thiếu kinh nghiệm khi lặn vì không chịu được áp lực của nước dưới độ sâu nên bị vỡ mạch máu rồi thiệt mạng.

Ngập ngừng im lặng, một nét buồn sâu thăm thẳm vương trên nét mặt, người đàn ông đi gần hết nửa cuộc đời bỗng chùng giọng: “Tôi nhớ như in, ngày 7/6/2005, một gia đình có hai anh em tên là Ngô Hoàng Dũng và Ngô Văn Cường khi lần mò tìm phế liệu đã tìm thấy một trái pháo 105 ly. Cứ ngỡ may mắn tìm đến, hai anh em cùng nhau đến một khu mả trống đang hì hục cưa đôi trái pháo thì chẳng may bị phát nổ. Dũng và Cương được người dân trong làng đưa đi cấp cứu nhưng người anh đoản mệnh ra đi để lại gia đình nheo nhóc và người tàn phế”.

Giờ đây, làng lặn An Khánh đã gần như xóa sổ bởi sự đô thị thóa của phố phường, nhưng dù đi đâu người dân làng lặn vẫn trung thành với nghề. Không khó để đứng hai bên bờ sông Sài Gòn vào khoảng 5 giờ chiều để bắt gặp những chiếc ghe của thợ lặn ngày ấy đi thả neo về. Cứ mỗi lần đi qua đoạn sông thuộc bến phà Thủ Thiêm cũ họ đều ngoái đầu nhìn về phía cầu Cống nơi một thời nổi danh làng lặn An Khánh.
 
“Trời sinh trời diệt”

Đã có lúc người dân làng An Khánh phất lên nhờ nghề lặn. Đó là thời kì cực thịnh, nhưng như quy luật của cuộc đời “Trời sinh trời diệt, giàu có đến mấy nhưng của thiên cũng trả cho địa. Chúng tôi may mắn bao nhiêu đời tìm mò nhiều vật báu nhưng rồi giờ đây đến cuộc sống còn nghèo hơn cả xưa nữa, có người cũng qua đời vì tai nạn hay bệnh tật”, ông Sáu buông tiếng thở dài.
 
Khôi Nguyên
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 17 phút trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 51 phút trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 56 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Top