Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chúng ta đang nghiên cứu "chay" về hầu đồng!

Thứ sáu, 14:00 02/12/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Theo thông tin từ Cục Di sản văn hoá (Bộ VH-TT&DL), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra ngày 1/12 tại thành phố Addis Ababa, nước CHDC Liên bang Ethiopia, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với việc được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt sẽ trở thành di sản thứ 10 của Việt Nam được UNESCO công nhận. Theo tư liệu từ Cục Di sản văn hoá, trên nền tảng của tín ngưỡng thờ nữ thần, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờ cúng người mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi...

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân. Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, TP HCM. Tỉnh Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu.

Trả lời Báo Gia đình & Xã hội, TS Nguyễn Ngọc Mai, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm KHXHVN nhận định: "Việc tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể theo tôi là xứng đáng và kịp thời. Khi được công nhân là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại có ý nghĩa rất quan trọng đối với loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng này ở ba khía cạnh: Thứ nhất tạo điều kiện cho tất cả các thanh đồng có thể tự do bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình thông qua thực hành nghi lễ mà không ai có quyền cấm đoán, ngăn chặn…

Thứ hai khi được công nhận là di sản thì nhà nước, chính quyền địa phương cũng có điều kiện để huy động lực lượng xã hội tham gia bảo tồn, bảo lưu và gìn giữ, truyền dạy di sản này cho đời sau; thứ ba được công nhân là di sản thì các Thanh đồng, đạo quan là những người đang trực tiếp thực hành nghi lễ của tôn giáo dân gian này cũng sẽ phải ý thức một cách rõ ràng về sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh văn hóa của mình mà điều chỉnh hành vi cho tương thích, khi đó thực hành nghi lễ lên đồng không phải chỉ là vì cá nhân, cho cá nhân ai hay bản hội nào nữa mà là thực hành vì sứ mệnh lịch sử: bảo vệ, bảo lưu, truyền giữ cho muôn đời sau. Khi đó những cái không đúng, không đủ, không chuẩn sẽ phải được gạt bỏ".


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai

Về nghi thức hầu đồng - một thực hành nghi lễ đặc biệt trong tín ngưỡng đạo Mẫu luôn trở thành chủ đề được quan tâm, tranh cãi nhiều nhất, TS Nguyễn Ngọc Mai phân tích, hầy đồng gây tranh cãi vì hai lẽ.

Thứ nhất, khi thực hành nghi lễ xưa kia có thật sự xuất hiện khả năng tâm linh của các Thanh đồng không? Có thật sự là có "thần nhập" vào người các Thanh đồng không? Và nếu không thì rất dễ xảy ra trường hợp các thanh đồng lợi dụng "điểm mờ" này để thực hiện các mục đích cá nhân. Nếu có, thì liệu có thể thực nghiệm được khả năng tâm linh của các Thanh đồng không, thực nghiệm như thế nào còn cần cả một ngành khoa học Tâm linh học.

Trong khi đó ở Việt Nam, đại bộ phận đang nghiên cứu "chay" (tức là không có phòng thí nghiệm, không có đủ máy móc thiết bị trợ giúp) vì thế nhiều nhà khoa học dù có tâm huyết cũng bó tay khi lý giải về sự thật đằng sau những "ca khó".

Đối tượng thực hành nghi lễ lên đồng cổ trước đây chỉ khu trú ở nhóm người có căn tính đặc biệt, còn đối tượng lên đống ngày nay đã mở rộng ra nhiều đối tượng. Đối tượng đã mở rộng, thay đổi thì bản chất lên đồng cũng thay đổi bởi không phải ai cũng có thể xuất hiện khả năng tâm linh khi lên đồng.

"Theo nghiên cứu và theo dõi của tôi thì có thể phân ra thành 3 nhóm: Những người có "căn tính" đặc biệt (số này rất ít): họ có thể có căn tính khác người bình thường: bị bệnh lý về tâm thần, không rõ ràng về giới tính (cả phương diện tâm lý và sinh thể); Những người bị mắc bệnh trầm nhược (họ là người bình thường nhưng vấp phải cú sốc lớn trong đời khó vượt qua để cân bằng tâm lý). Nhóm thứ ba là những người làm ăn buôn bán muốn cầu xin tài lộc của thánh thần với tâm lý "một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần" - TS Nguyễn Ngọc Mai nói.


Hầu đồng - một nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu đồng - một nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ ngoại giao) tham dự phiên họp ngày 1/12 của UNESCO đã chia sẻ trên trang cá nhân: "... Lần đầu tiên UNESCO vinh danh người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh của Thánh Mẫu. Hồ sơ viết với chất lượng cao và là 1/18 hồ sơ được thông qua không cần thảo luận. 19 hồ sơ khác tranh luận quyết liệt kể cả di sản Yoga của Ấn Độ. Cùng đợt vinh danh này có cách sản xuất 1500 loại Bia của Bỉ, điệu nhảy Rumba của Cuba và săn mồi bằng chim ưng của 18 nước đồng trình. Hy vọng một ngày Tết cổ truyền của Việt Nam được công nhận…"

Trước câu hỏi về thách thức xung quanh vấn đề bảo tồn, gìn giữ giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, TS Nguyễn Ngọc Mai cho biết: "Bản chất của loại hình này là tôn giáo dân gian, nó đã trải qua hàng hơn chục thế kỷ với biết bao thăng trầm để tồn tại cho đến ngày nay để được vinh danh thì nó vẫn tự vận động, tự điều chỉnh, tự thích ứng với con người và xã hội để tồn tại đấy thôi. Tôi cho rằng cái gì tồn tại thì tất yếu đang thực hiện chức năng tích cực với xã hội, và thờ mẫu đã là hiện tượng như thế. Vậy thì mọi cách thức chỉ nên là định hướng, tạo ra tiền đề cho nó phát triển chứ đứng mang tính chất can thiệp, quản lý.

Tuy nhiên việc phổ biến những giá trị của nó mang lại và có nêu ra tính hai mặt của vấn đề là việc nên làm. Mặt khác để tín ngưỡng thờ mẫu được như hôm nay thì ngoài công sức của các Thanh đồng còn phải kể đến công lao rất lớn của các nhà khoa học đã lăn lộn, tìm tòi, nghiên cứu và khẳng định giá trị của nó, vì thế cũng cần phải công bằng khi đề xuất đến thành công này, vì thế việc phổ biến rông rộng và tôn vinh nhưng nhà nghiên cứu, nhà văn hóa cũng là việc nên làm".

T.Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 2 giờ trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới cho thấy, 4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top