Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi

Thứ sáu, 11:38 11/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều người đã dùng mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ từ thiện rồi lấy tiền của những nhà hảo tâm ủng hộ người khó khăn về túi mình.

Thời gian qua, trên mạng xã hội có một số đối tượng đã lợi dụng lòng tốt, sự chia sẻ của cộng đồng kêu gọi từ thiện để trục lợi với số tiền quyên góp lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Việc làm này dẫn đến một số người mất lòng tin vào các hoạt động từ thiện, khiến nhiều người có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị ảnh hưởng.

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi - Ảnh 1.

Những hình ảnh và nội dung của một bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM được chia sẻ rộng rãi với mục đích kêu gọi giúp đỡ từ thiện không được kiểm soát.

"Vẽ" bệnh để lấy tiền ủng hộ

Mới đây, TS.BS Ngô Đức Hiệp - Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) liên tiếp nhận được thông tin các nhà hảo tâm đến hỗ trợ cho trường hợp bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng đang điều trị tại đơn vị này. Nhiều người gọi đến bệnh viện cho biết đã đọc được thông tin của bé trên mạng xã hội.

Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, bệnh nhi tên Nguyễn Thị Ngọc Nhi, 15 tháng tuổi, quê ở Đồng Tháp, bị tai nạn bỏng nước sôi, đang điều trị tại phòng 3, lầu 2 Khoa bỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi - Ảnh 2.

Nội dung kêu gọi giúp đỡ từ thiện cho bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng được Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định sai sự thật.

Tuy nhiên, TS.BS Ngô Đức Hiệp khẳng định đây là thông tin sai sự thật, hiện Khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình không có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Nhi, bệnh nhân này chưa từng điều trị tại đây. Trước đó, thông tin kêu gọi ủng hộ bệnh nhân này cũng đã từng xuất hiện. Do vậy, mọi người phải thận trọng và kiểm chứng thông tin bệnh nhân cần được giúp đỡ, qua số điện thoại 02838552468 của Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Được biết, đây không phải là lần đầu các bác sĩ và Phòng Công tác xã hội tại các bệnh viện phải lên tiếng về trường hợp liên quan đến ủng hộ từ thiện. 

Trước đó, hồi cuối năm 2019, trên trang mạng xã hội facebook liên tục xuất hiện các tài khoản cá nhân chia sẻ thông tin và đứng ra quyên góp tiền cho trường hợp bệnh nhi Lê Đình Bảo An – 2 tuổi, bị bỏng do nghịch nước sôi và bé Nguyễn Minh Anh – SN 2007, bị hạch ung thư hạch lao đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1. 

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi - Ảnh 3.

Trường hợp bệnh nhi Lê Đình Bảo An – 2 tuổi, bị bỏng do nghịch nước sôi được kêu gọi trên mạng xã hội trong khi thực tế không điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành xác minh thì không có trường hợp nào tên là Lê Đình Bảo An và Nguyễn Minh Anh nêu trên điều trị tại đây. 

Để lòng tốt không bị lợi dụng và giúp đỡ đúng đối tượng cần hỗ trợ, Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM  đã đưa ra cảnh báo, các nhà hảo tâm nên liên hệ trực tiếp tại Phòng Công tác xã hội để tìm hiểu chính xác thông tin. Tất cả các trường hợp khó khăn của bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều được Phòng Công tác xã hội tìm hiểu và giúp đỡ kịp thời.

Nên tìm hiểu kỹ để tránh bị lợi dụng

ThS. Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Chợ Rẫy) - cho biết, thời gian qua, có một số đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân đứng ra quyên góp rồi chiếm đoạt tiền của bệnh nhân. 

"Có trường hợp gọi điện thoại đến người nhà và bệnh nhân khó khăn, họ mô tả họ là ai, biết hoàn cảnh của người bệnh như thế nào. Họ yêu cầu bệnh nhân và người nhà nạp thẻ cào điện thoại 1 triệu thì họ sẽ giúp cho 10 đến 20 triệu đồng. Cũng có trường hợp yêu cầu bệnh nhân chuyển tiền vào tài khoản để họ dùng số tiền đó trà nước, vận động thêm cho người bệnh. 

Thậm chí, bệnh viện mời phóng viên báo đài đến viết hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân để kêu gọi giúp đỡ thì sau khi bài viết được báo uy tín đăng, chúng lại gọi đến thân nhân người bệnh nói rằng: "Tôi là phóng viên A, phóng viên B... vừa viết bài. Tôi đề nghị gia đình phải gửi cho tôi 2 triệu đồng để tôi trà nước"" - anh Hiển cho hay.

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi - Ảnh 4.

ThS. Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chia sẻ về một chương trình xã hội do các nhà hảo tâm quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để mổ tim lại bị các đối tượng lấy về trang facebook cá nhân và chèn số tài khoản cá nhân vào. Có nghĩa là người bệnh là có thật nhưng tiền ủng hộ lại vào tài khoản của những kẻ trục lợi.

"Sự biến tướng của trục lợi từ thiện mỗi năm mỗi khác, do vậy, nếu cô bác chuyển tiền giúp những hoàn cảnh khó khăn, cô bác vui lòng gọi Phòng Công tác xã hội của bệnh viện để kiểm tra an toàn, tránh bị lừa đảo" - anh Lê Minh Hiển nhắn nhủ.

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều người và tổ chức kêu gọi cộng đồng ủng hộ các trường hợp khó khăn, bệnh hiểm nghèo.

Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, rất nhiều người hào hiệp, sẵn sàng sẻ chia cả vật chất và tinh thần cho người kém may mắn. Đây là việc làm nhân văn và cần lan tỏa. Tuy nhiên, điều này cũng dễ bị những đối tượng xấu tìm kẽ hở trục lợi nếu người phát tâm không tỉnh táo, đặt niềm tin "đúng nơi, đúng chỗ".

Để tìm ra mánh khóe lừa đảo cũng như phòng tránh những "chiêu" xấu núp bóng từ thiện cũng không phải là khó khăn. Theo Trưởng phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Chợ Rẫy thì quá trình công tác, anh và các đồng nghiệp đã đúc kết ra 5 nguyên tắc nên và 4 không nên để áp dụng cho bệnh nhân và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

5 NÊN

1. Luôn giữ điện thoại hoạt động để nhà hảo tâm có thể liên lạc được.

2. Khi nhà hảo tâm hỏi thăm thì kể rõ hoàn cảnh của người bệnh.

3. Nếu nhận được tiền trực tiếp từ nhà hảo tâm, thân nhân nên đóng tạm ứng để tránh bị kẻ xấu lấy tiền.

4. Khi nhà hảo tâm gọi điện muốn đến trao tiền trực tiếp, thân nhân nên mời nhà hảo tâm đến Phòng Công tác xã hội để gặp gỡ và nhận tiền (giờ hành chính).

5. Nếu thân nhân có những lo lắng, bất an nên đến Phòng Công tác xã hội để được giúp đỡ

4 KHÔNG

1. Không nạp card điện thoại cho bất cứ đối tượng nào.

2. Không chuyển tiền cho bất cứ ai dù đối phương có nói "tôi sẽ chuyển cho anh/chị vài chục triệu, anh/chị chuyển cho tôi 5-3 triệu làm phí chuyển tiền...". Đó là chiêu thức lừa gạt của kẻ xấu.

3. Không đưa giấy tờ nhà đất, giấy tờ tùy thân như CMND, sổ hộ khẩu... cho người khác (trừ trường hợp đó là nhân viên bưu điện đến chuyển tiền).

4. Không ra khỏi bệnh viện để nhận tiền.

Kim Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 2 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 2 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Top