Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm phục tấm lòng “người mẹ” chưa chồng của 30 đứa con mang chất độc da cam

Thứ năm, 07:24 25/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chị không biết mình đã đắn đo bao nhiêu, suy nghĩ bao nhiêu khi quyết định về đây để rồi bén duyên dưới cùng một mái nhà với những đứa trẻ kém may mắn, mang trong mình di chứng của chiến tranh. Mỗi lúc chỉ có một mình, chị lại khóc, vì thương cho lũ trẻ bất hạnh giữa cuộc đời…

Cảm phục tấm lòng “người mẹ” chưa chồng của 30 đứa con mang chất độc da cam 1

Cô giáo đặc biệt H’Khuyn bên những đứa học trò đặc biệt của mình. Ảnh: T.G

 
Cô giáo chưa chồng trong lớp học đặc biệt

Tôi gặp chị chị H’Khuyn (26 tuổi, trú làng Chuet 1, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai) tại Trung tâm Nuôi dưỡng - Phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai (đường Yết Kiêu, TP. Pleiku) khi chị đang tỉ mẩn chỉ dạy cho lũ trẻ những con chữ. Nhìn đôi tay co quắp của những đứa trẻ “vẽ” mấy nét chữ nguệch ngoạc trên giấy mới thấu hiểu hết được những khó khăn của công việc này. Trong lớp học, giữa các cô cậu học trò đủ mọi lứa tuổi là nạn nhân của chất độc da cam quái ác, hình dáng nhỏ bé của cô giáo hết chạy đi lấy tập cho em này lại chạy lại kéo em khác ngồi vào bàn. Giữa một lớp học với 30 học sinh đặc biệt như vậy, để cho các em chịu ngồi yên một chỗ đã khó, khiến các em tập trung lên bảng lại càng khó hơn. Thế nhưng ngày ngày, trong cùng một lớp, chị vẫn phải dạy tới mấy giáo án, khi thì lớp 1, lúc lại lớp 3, thậm chí là lớp 6 nếu có em nào tiếp thu được. Hơn nữa, ở lớp học này, việc dạy đi dạy lại một bài là chuyện thường ngày.

Quá mải mê với lũ trẻ, chị không chú ý đến việc có một người đang lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chụp hình và ghi chép lại những gì cần thiết phía bên ngoài, bởi tất cả tâm trí của chị đã giành hết cho lũ học trò bất hạnh mà chị gọi là con đang cặm cụi học bên chiếc bàn viết kia. Mãi một lúc sau, chị mới ngẩng đầu lên và phát hiện ra, cùng lúc đó là sự ngại ngùng cố hữu như bản tính thẹn thùng của những cô sơn nữ Jrai ở đất Tây nguyên này.

Đợi khi những đứa con của mình lặng lẽ tập viết, chị mới tranh thủ đứng nói chuyện với tôi. Chị bảo chăm những đứa trẻ đã khó, mà săn sóc những đứa trẻ bị di chứng chất độc da cam lại càng khó khăn hơn gấp bội. Tôi hỏi chị vẫn còn trẻ, sao không xin vào một trường nào đó dạy với mức lương cao hơn, đỡ áp lực hơn, thoải mái hơn (?). Chị gục gặc cái đầu bảo cũng đã có lúc nghĩ tới điều đó, nhưng nghề này đã chọn mình rồi, mình đã gắn với nó rồi thì không muốn dứt ra nữa. Hóa ra, chị đã từng tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non. Nhưng chẳng hiểu sao trong một lần đến thăm trung tâm này, chị lại bén duyên với các cô cậu học trò kém may mắn, không được lành lặn. Để rồi sau đó, chị chuyển ngành trước sự phản đối của gia đình, bạn bè, quyết tâm theo học Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, dù biết phía trước là một chặng đường dài và gian nan và cả những lời đàm tiếu của mọi người.

Chị tâm sự, trước khi về công tác tại Trung tâm này, bản thân mình đã từng được mời đến dạy tại một cơ sở khuyết tật tư nhân. “Bước đầu mới vào nghề, mình cũng lưỡng lự và lo lắng nhiều lắm. Nghĩ là làm để thử sức, nếu không nổi sẽ quay về làm giáo viên mầm non. Nhưng may mắn là cuối cùng, nghề đã chọn mình”, chị cười đầy thánh thiện. Sống trong lớp học toàn học trò dị tật, chị tự thấy mình quá may mắn vì không phải chịu những nỗi đau tinh thần hay thể xác như các em. Cũng bởi vậy, cô giáo trẻ lại thấy thương yêu hơn, quyết tâm dùng những kiến thức mình đã học để giúp các em vượt qua số phận, phát triển nhận thức, sớm hòa nhập cộng đồng dù cho hi vọng đó mong manh. Người cô giáo Jrai trên lớp là thế, nhưng về nhà chị vẫn không ngừng quan tâm đến tình hình học tập của các em nhỏ trong ngôi làng mình sinh sống. Tranh thủ ngày Chủ nhật hàng tuần, chị H’Khuyn vẫn thường tập trung các em lại để dạy các em học thêm “con chữ”…
 
Khi nghề chọn mình

Sinh ra từ ngôi làng Chuet 1 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai), ngày ngày lớn lên chứng kiến những đứa trẻ bị tật, chậm phát triển, nhận thức yếu nên học hành kém, H’Khuyn đã mong muốn được giúp cho các em. Vì vậy, H’Khuyn chủ động từ bỏ con đường bằng phẳng để bước đi trên con đường gập ghềnh cùng các mảnh đời bấp bênh. Đối với chị, mỗi em nhỏ là một “đứa con số phận”. 30 đứa con là 30 câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, chị lại rưng rưng. Với chị, các em là thiên thần dẫu mang trong mình những nỗi đau số phận. Nhiệm vụ của chị là nuôi nấng, dạy dỗ để chúng tiếp bước con đường được làm người. Chị hiểu, mọi sự vui buồn của bản thân đều tác động đến những đứa trẻ này. Thế nên, chị gạt bỏ tất cả muộn phiền trước khi bước qua cổng trung tâm.

Ngày ngày, chị cùng các sơ khác của trung tâm luôn “miệng cười, đầu nghĩ, chân đi và tay làm”. Cứ thế, nụ cười trở thành “phản ứng dây chuyền” nơi đây. Lớp học càng đông, vất vả càng đặt nặng trên bờ vai của chị. Không chỉ là cô giáo, chị còn là mẹ, kiêm vai trò thầy thuốc, thậm chí là... quan tòa. Chị luôn lấy tình thương làm “cán cân” để và đứng ra giải quyết mọi việc. “Không thứ thuốc nào có tác dụng bằng tình thương”, chị bảo thế, và đó chính là động lực thôi thúc sơ ngày đêm gieo mầm thiện.

Mệt nhọc, vất vả là thế nhưng chính sự ngây ngô, tình cảm con trẻ của đám học trò lại là niềm vui khiến chị quên đi mọi phiền muộn trong lòng. “Dù cho có đang buồn bực chuyện gì nhưng khi vào lớp rồi mọi thứ như tan biến. Đó chính là món quà mà các em học sinh ở đây ưu ái dành tặng cho mình,” chị nói với ánh mắt lấp lánh niềm vui. Mỗi lần các em đứng lên cười nói, chạy nhảy và la hét trong lớp, chị không cáu gắt mà bằng tình cảm như của một người mẹ để khuyên nhủ các em. Không những thế, chị còn ôm ấp, hôn lên đầu em rồi giỗ dành cho đến khi các em cảm nhận được hơi ấm và tình cảm của người mẹ hiền. Hay những giờ ngoại khóa, ra chơi, chị lại ngồi bên các em vỗ về, trò chuyện với các em nên hiểu tâm lý của từng em. Vì vậy, chị không còn gặp nhiều khó khăn trong việc bấm giờ đi vệ sinh của các em hay những phút các em không làm chủ được bản thân nữa. Nhưng có lẽ, niềm hạnh phúc lớn nhất của chị chính là những lúc các em nhớ thêm được một chữ cái, một con số hay nhận thức thêm được một đồ vật xung quanh dù cho chị đã dạy đi dạy lại nguyên một tháng trời. Mỗi lần như thế, chị lại cảm thấy công sức của mình không “đổ sông đổ biển” như mọi người vẫn nghĩ. Với chị, niềm vui ấy có thể sánh với tiếng gọi “Mẹ ơi” đầu tiên của một đứa trẻ. 

Tôi nhìn chị giảng bài cho lũ trẻ trong lớp học mà dâng lên niềm cảm phục khó tả. Tôi biết, không chỉ một mình chị mà còn rất nhiều người khác nữa cũng đang làm công việc như chị. Họ cũng là cô giáo, cũng đứng trên bục giảng, cũng uốn nắn những học trò nhỏ tuổi, nhưng khi được phân công giảng dạy khối học sinh khuyết tật như thế này chắc hẳn trong lòng cũng có chút buồn và bối rối. Nhưng với những cô giáo như chị thì chỉ có tình yêu nghề và tâm huyết sâu sắc mới trụ lại nổi. Đến với một ngày dạy và học của chị mới thấy hết được sự vất vả và nỗi niềm của cô giáo nuôi dạy trẻ khuyết tật, có lẽ điều cần thiết là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm tình yêu thương nhân đạo mới có thể chăm sóc các con tỉ mỉ và đủ kiên nhẫn để dạy các con các kĩ năng tự lập cơ bản. Nụ cười, tiếng khóc của những đứa trẻ ấy trong lành như buổi bình minh, không hề vướng bận một chút gì của cuộc sống thường nhật hối hả. Không thể lớn lên đâu phải là một tội, con người sinh ra đâu có quyền được lựa chọn trước cho riêng mình. Nhưng khi các em đến tuổi phải bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, cánh cửa cuộc đời nào sẽ là nơi các em có thể đi qua, để các em có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn cuộc sống, nếu không có những con người như chị.
 
Những nỗi cực nhọc chưa kể giờ đứng lớp

Chị kể, những lúc đầu chưa nắm bắt được tâm lý của các em học sinh khuyết tật nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Nhiều hôm đang giữa giờ học, những em học sinh này đi lại, cười nói trong lớp một cách tự nhiên. Nhiều em còn đi vệ sinh ngay trong lớp, chị lại phải dọn dẹp. “Nhiều lần, mình đã phát khóc vì có 6 buổi học trong tuần thì cả 6 buổi, các em đi vệ sinh ngay trong lớp, phải làm vệ sinh cho các em xong rồi mới tiếp tục bài giảng. Sợ ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em học sinh khác nên cũng lo lắng”, chị chia sẻ.
 
Gia Ly - Phương Linh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 23 phút trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 50 phút trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 56 phút trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 59 phút trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 3 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 3 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tin sáng 19/4: Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng vi phạm pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật.

Top