Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm phục đức hi sinh của người phụ nữ hơn 30 năm làm vị cứu tinh cho những linh hồn oan khuất

Thứ bảy, 15:11 28/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngay từ khi tuổi mới đôi mươi, chị đã chọn công việc khâm lượm xác chết làm nghề mưu sinh. Chính sự đồng cảm, lòng yêu thương mà con người này đã vượt qua nỗi sợ hãi để "trọn tình" với con đường mà nhiều người cho là gàn dở.

Đối với chị đó là "cái duyên" không phải ai muốn cùng làm được bởi nó phải có một cái tâm và ý thức trách nhiệm thực sự. Vậy nên, suốt 30 năm qua, chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1957), trú xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) vẫn thầm lặng làm công việc đó đến mức quên lấy chồng.
 
Cảm phục đức hi sinh của người phụ nữ hơn 30 năm làm vị cứu tinh cho những linh hồn oan khuất 1
Suốt 30 năm qua, bà Nguyễn Thị Sáu âm thầm làm cái việc nhiều người không dám đụng tay là khâm liệm xác chết. Ảnh T.G
 
Đến với "nghề" như một "định mệnh"

Chị Sáu sinh ra trong một gia đình đông anh em tại một huyện nghèo của Nghệ An. Lên 15 tuổi, Sáu phải một mình cáng đáng việc nhà khi bố tham gia chiến trường, còn mẹ đang bị bệnh nặng. Hằng ngày, ngoài công việc đồng áng, cô gái nhỏ lại tất bật về nhà chăm sóc mẹ, lo cơm nước cho đàn em. Dù bận công việc gia đình là thế, nhưng Sáu vẫn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên. Nổi bật hơn cả là trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến 1975, chị tham gia thanh niên xung phong, sau khi trở về chị tiếp tục gia nhập đội du kích của xã.

Thời gian sau, bệnh tình của mẹ càng ngày càng nặng, áp lực kinh tế đè lên vai cô gái trẻ. Vì vậy, để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, năm 1983 chị viết đơn xin vào làm tại bệnh viện huyện Yên Thành khi đơn vị này đang cần người. Nói về điều này, chị chia sẻ: "Là con nhà nông nên vất vả mấy tôi cũng chịu được, vì vậy khi được bệnh viện cho tôi làm công tác đội, tôi đã vui vẻ nhận lời với suy nghĩ "người ta nhận mình vào là mình may mắn lắm rồi". Thế nhưng, tôi không ngờ rằng công việc của mình là đưa người chết ra nhà xác. Thời gian đầu tiếp xúc với người chết, tôi nôn thốc nôn tháo, về bỏ cơm cả tuần, nhưng sau mấy lần cũng quen dần".

Suốt một thời gian chị âm thầm làm việc với tinh thần trách nhiệm chứ không hẳn vì tình yêu cho đến cái ngày định mệnh. "Hôm đó, trời đã chập choạng, tôi có việc đi ra nhà xác. Đang đi ngoài hành lang, tôi thấy một cô bé với bộ quần áo bẩn trên người đang gục khóc. Hỏi ra, tôi mới biết bố cô bé vừa qua đời vì tai nạn giao thông đã đưa vào nhà xác, trong khi đó người vợ đã ly dị nên chưa có người thân đến làm thủ tục. Nghe cô gái nói xong, tự nhiên tim tôi đau nhói và quyết định phải làm cái gì cho cô bé. Nghĩ là làm, tôi thắp hương cho người đã mất rồi làm thủ tục, bỏ tiền túi mua quan tài khâm liệm cho bố cô bé", chị Sáu kể chuyện. Giờ nghĩ lại, chị vẫn thấy sợ, bởi lúc đó chị chỉ là cô gái trẻ tuổi, chưa từng thấy xác chết bao giờ.

Dần dần chị cũng quen với "nghề" và lấy đó làm động lực cho cuộc sống. Một thân, một mình, nhưng hễ có người gọi là chị đều bật dậy, mặc trang phục bệnh viện, mang găng tay, bịt khẩu trang đến đưa người chết ra nhà xác rồi khâm liệm mà không chút sợ hãi. Chị Sáu tâm sự: "Khi đối mặt với những xác chết, tôi không thấy sợ vì nghĩ số mệnh của họ chỉ đến đó mà thôi. Với lại, người chết cũng phải được lo tươm tất để linh hồn sớm được siêu thoát. Tôi làm công việc khác người này là bằng cái tâm chứ không vì mục đích vụ lợi như nhiều người từng suy nghĩ".

Một kỷ niệm mà suốt đời chị không thể nào quên trong "nghề" của mình, đó là vào 1993. Hôm đó khoảng 9h tối có một ca cấp cứu, nạn nhân máu chảy nhiều, khi vào phòng cấp cứu chưa đầy 5 phút thì tử vong. Hỏi ra chị mới biết đó là một cậu sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, gia đình tổ chức liên hoan, cậu có uống rượu nhiều và đi xe ra đường thì bị tai nạn. Khi đó bố mẹ cậu bé đều ngất lịm, không có ai làm thủ tục cho. Nhìn những người thân yêu ngã gục bên đứa con trai bê bết máu, lòng chị nhói đau. "Dù toàn thân cậu bé dính đầy máu, nhiều người không dám nhìn, nhưng không hiểu sao lúc đó tôi rất mạnh mẽ, không chút suy nghĩ vội tắm rửa thay quần áo, lo thủ tục giấy tờ để ngày mai gia đình kịp đưa xác về nhà. Đến bây giờ hình ảnh cậu bé đó vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của tôi. Hình như cậu ấy còn đang tiếc nuối điều gì đó nên tôi phải vuốt mặt đến 4 lần mới nhắm được mắt. Hình ảnh đó cứ làm tôi trăn trở mãi cho đến bây giờ", chị nhớ lại câu chuyện khó quên ấy.
 
Không chồng, không con, sống với những linh hồn

Kể từ đó, khâm liệm người chết giống như một cái nghề "định mệnh" gắn với cuộc đời chị. Ở bệnh viện, những người chết đường, chết tai nạn lao động… không có người thân thích hoặc người nhà chưa kịp đến đến nhận, chị đều thay họ khâm liệm sạch sẽ, chờ người đến đưa về nhà. Nhiều người có cho rằng, đầu óc chị có vấn đề hoặc bị ma ám mới đi làm cái "nghề" đáng sợ đó nhưng chị mặc kệ để hàng chục năm nay vẫn chuyên tâm với công việc đó. Đối với người phụ nữ này, những tiếng khóc của người chồng mất vợ, người mẹ mất con cứ văng vẳng mãi trong tâm trí chị, vì thế việc khâm liệm và canh xác chết chị xác định như công việc gắn trọn với cuộc đời mình.
 
Cảm phục đức hi sinh của người phụ nữ hơn 30 năm làm vị cứu tinh cho những linh hồn oan khuất 2

Ngôi nhà đặc biệt của bà Sáu tự thiết kế. Ảnh T.G


Nhìn khuôn mặt phúc hậu, tính tình hiền lành của chị khiến nhiều người thắc mắc, vì sao chừng ấy tuổi rồi, chị vẫn chưa lập gia đình. Đem câu hỏi đó cho chị, chị chỉ cười hiền rồi nói: "Chồng con đều có duyên số. Tôi cũng từng có nhiều người theo đuổi, nhưng vì đã trót "yêu" cái nghề này rồi nên không ai dám đến với mình nữa". Trầm ngâm một lát, chị Sáu nói thêm: "Đôi lúc cô đơn tôi cũng muốn có một bờ vai để tựa, nhưng nói tôi bỏ cái nghề này thì khó lắm, dường như nó đã gắn liền với cuộc đời mình rồi. Và kể từ đó tôi quyết định không lấy chồng nữa. Tôi không chồng, không con, nhưng tôi có những linh hồn, họ cho tôi sức khỏe, ý chí để vượt qua bão tố cuộc đời. Tôi vui vì đã dám sống chết với nghề".

Mặc dù, gia đình và bạn bè đã nhiều lần khuyên ngăn chị từ bỏ "nghề" để xây dựng hạnh phúc cho mình nhưng chị vẫn nhất quyết không nghe, bởi đối với chị chăm lo "xác chết" là một nhiệm vụ cao cả. Cũng có nhiều người sợ chị suốt ngày tiếp xúc với xác chết sẽ bị bệnh tật, ám ảnh nên không dám lại gần. Thế nhưng, với tính cách mạnh mẽ nên dù lời ra tiếng vào của người đời, sự khuyên răn của gia đình nhưng chị vẫn không nản lòng. Bởi đối với người phụ nữ này, chứng kiến những hoàn cảnh thương tâm, những người chết vì tai nạn bê bết máu, chết vì bệnh tật… luôn thúc giục chị làm một điều gì cho người chết để họ được siêu thoát.

Cuối năm 2011, chị về hưu, nhưng khi có điện thoại từ bệnh viên chị lại nhiệt tình chạy đến. Vì đối với chị, hạnh phúc của mình là giúp đỡ người khác. Hiện nay trong căn nhà mà mình tự xây, chị sống cuộc sống yên bình, tích cực tham gia các hoạt đông, phong trào của làng xã. 30 năm cống hiến với nghề, chị đã được Sở y tế Tỉnh Nghệ An trao tặng bằng khen để ghi nhận những đóng góp của chị với nền y tế tỉnh nhà. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho người phụ nữ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến với cái nghề mà nhiều người mới nghe đã sợ. Giờ đây biệt danh "Sáu xác chết" được đông đảo người dân nơi đây biết đến. Với biệt danh này, chị không thấy buồn mà trái lại, chị cảm thấy hạnh phúc vì đã làm được việc thiện giúp ích cho đời.       
 
Tự xây nhà cho mình

Ông Trần Chương, Trưởng xóm Tân Vinh cho biết: "Chị Sáu không chỉ có nổi tiếng với nghề "chăm sóc" xác chết mà còn được người dân trong xóm đặt cho biệt danh là "Sáu đàn ông" bởi những công việc nặng nhọc chị đều làm được. Đặc biệt hơn ngôi nhà chị đang ở cũng chính tay chị thiết kế, rồi cùng thợ xây lên. Ngoài ra, chị Sáu còn hăng hái tham gia vào Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tuy không chồng, không con nhưng chị vẫn luôn luôn sống lạc quan, yêu đời".
 
Kim Long
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 54 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Top