Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách giữ rừng có một không hai của ông già tận tâm ở miền Tây xứ Nghệ

Chủ nhật, 18:00 15/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở huyện và tỉnh, thế nhưng người đàn ông đó lại tình nguyện vào rừng cắm lán ở, canh chừng lâm tặc.

Việc làm của ông bước đầu gặp phải sự phản đối, mỉa mai của chính quyền và cả người thân. Thế nhưng, bằng phương pháp đặc biệt là phân loại lâm tặc cùng với nhiều việc làm xuất phát từ cái tâm, người đàn ông đó đã bảo vệ được khu rừng cây săng lẻ trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Ông là Vi Chính Nghĩa, người được dân bản gọi bằng biệt danh "thần hộ vệ".
 
Cách giữ rừng có một không hai của ông già tận tâm ở miền Tây xứ Nghệ 1

Chân dung người đàn ông tâm huyết với rừng cây săng lẻ. Ảnh T.G

 
Cán bộ cấp tỉnh tình nguyện giữ rừng

Trên quốc lộ 7, đoạn đi qua địa phận xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) có khu rừng cây săng lẻ bạt ngàn, cao vút, nhiều cây thân to phải vài người ôm mới xuể. Khu rừng này đã thu hút sự chú ý của hầu hết những người đi qua. Dù bước sang mùa đông với thời tiết giá lạnh nhưng nhiều xe khách khi đi qua đây đều dừng lại để hành khách được thỏa nhãn ngắm rừng cây độc nhất vô nhị ở miền Tây xứ Nghệ. Trên đoạn đường kéo dài vài km này, hỏi thăm ông Vi Chính Nghĩa hầu như ai cũng biết bởi ông là người gần 30 năm nay tình nguyện canh gác rừng.

Trong căn nhà vừa được con cháu xây lại, hầu như không có vật gì giá trị ngoài chiếc ti vi đen trắng, chiếc đài radio cũ. Có lẽ phần thưởng lớn nhất của ông đến cuối đời là những tấm bằng khen từ trung ương đến địa phương và những chiếc áo gắn đầy huy chương. Mở đầu câu chuyện của mình, ông bộc bạch: "Tôi tên là Chính Nghĩa, tức thì không bao giờ được phi nghĩa. Không phi nghĩa nhưng ngồi yên một chỗ không thực thi chính nghĩa thì cũng không xứng đáng với cái tên đó cho nên tôi quyết tâm bảo vệ rừng". Nói rồi, ông cười. Tiếng cười vang cả một khu rừng yên ắng. Theo ông, cái tên đó giống như lời nhắc nhở mà suốt đời này ông phải thực thi.

Trầm ngâm một lát, ông Nghĩa kể chuyện, rừng săng lẻ Tương Dương vào những năm đầu của thập kỉ 90 của thế kỉ trước bị lâm tặc tàn phá khủng khiếp, rất nhiều ha rừng trong chốc lát bị xóa sổ. Kiểm lâm và chính quyền huyện Tương Dương đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng không xuể. Tận mắt chứng kiến "máu" rừng săng lẻ chảy hàng ngày, ông Nghĩa đã viết đơn gửi lên huyện Tương Dương tình nguyện được giữ rừng. Trước khi xin làm người canh gác rừng, ông Vi Chính Nghĩa từng là Bí thư huyện ủy đầu tiên của huyện Tương Dương trong hai khóa liên tiếp từ năm 1961 đến năm 1966. Sau đó, ông được tỉnh Nghệ Tĩnh (xưa) cử ra Hà Nội học lớp chính trị cấp cao, rồi về làm Phó ban dân tộc của tỉnh.
 
Cách giữ rừng có một không hai của ông già tận tâm ở miền Tây xứ Nghệ 2

Với những đóng góp của mình, ông Vi Chính Nghĩa đã được nhà nước tặng huân chương cao quý. Ảnh T.G


Thời điểm đó, khi tin vị cán bộ cấp cao của tỉnh viết đơn xin được giữ rừng đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn. Nhiều người cười bảo, rừng săng lẻ rộng gần 100 ha, huyện phối hợp với nhiều lực lượng ngăn chặn mà chẳng ăn thua huống chi một người có sức vóc nhỏ bé như ông. Có người còn châm biếm: "Cứ để xem ông ấy vật lộn được mấy ngày". Thậm chí nhiều người còn nghi ngờ mục đích của ông là nhằm trục lợi cá nhân. Bởi, cây săng lẻ có giá trị kinh tế khá cao và tạo thành cơn sốt thời bấy giờ.

Nhưng, bỏ ngoài tai tất cả, người đàn ông này quyết tâm xin đến cùng. Nhiều lần ông cuốc bộ gần 30 cây số lên huyện nằng nặc đòi được giữ rừng. Cán bộ huyện yêu cầu ông trình bày phương án, cách thức, ông nói: "Tôi lớn lên với rừng, tôi hiểu rừng và con người nơi đây. Tôi không trình bày rườm rà. Tôi nói làm được là làm được. Tôi năm nay 40 năm tuổi Đảng, xin thề với rừng tôi sẽ giữ được rừng. Mọi việc làm của tôi có bà con dân bản giám sát".

Thấy thái độ kiên quyết của ông, cuối cùng lãnh đạo huyện Tương Dương đã đồng ý. Thế nhưng, khi được chính quyền đồng ý thì ông Nghĩa lại gặp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình. Bà Lương Thị Sâm (70 tuổi - vợ ông Nghĩa) than vắn, thở dài: Ông về hưu, nghỉ cho khỏe chứ việc gì mà lao vào chốn nguy hiểm. Bọn lâm tặc chúng nó có dao có súng, lại liều lĩnh. Sức ông già yếu thế, chúng nó xô một cái là ngã. Với lại, làm cái này được mấy đồng lương mà ông ôm làm chi cho thiên hạ bàn tán". Gạt qua những lời can ngăn của vợ, ông quyết chí lên rừng chọn địa điểm dễ quan sát để làm lán bắt đầu cho cuộc chiến lâu dài.
 
“Phân loại” lâm tặc để tìm cách đối phó

"Sau khi được cấp trên tin tưởng giao trọng trách, mấy đêm liền tôi trằn trọc nằm nghĩ phương án bảo vệ rừng đơn giản và hiệu quả nhất. Tôi nghĩ, khu rừng nằm gần dân bản nên trước tiên phải sống cùng họ", ông nói. Vậy nên, công việc đầu tiên của ông sau khi làm lán trại và chuẩn bị các vật dụng cần thiết để bảo vệ rừng là phân loại lâm tặc để đối phó. Ông Nghĩa cho hay, lâm tặc loại thứ nhất chính là bà con dân bản, họ nghèo đói nên chặt gỗ bán để kiếm cái ăn. Với những trường hợp này, ông Nghĩa đến tận nhà từng người để nói chuyện, giải thích, thậm chí giúp họ làm nương làm rẫy.

"Bà con nghèo đói nên mới lên rừng chặt cây kiếm củi về bán, vì vậy mình phải quán triệt điều này trước tiên. Cùng lên rừng với những hộ gia đình thường xuyên chặt phá rừng sẽ khiến họ thay đổi suy nghĩ. Tui nói một ngày họ không hiểu thì nói ngày này qua ngày khác. Muốn bà con nghe thì mình phải làm gương. Vợ con tui thiếu củi thì đi mua chứ không lấy của rừng một cái gì cả. Vì thế, khi tôi bắt được những người vào rừng lấy củi, lần đầu và lần thứ hai bao giờ tôi cũng chỉ nhắc nhở và theo họ về đến tận nhà để khuyên bảo, giáo dục", ông Nghĩa chia sẻ.
 
Cách giữ rừng có một không hai của ông già tận tâm ở miền Tây xứ Nghệ 3

Rừng cây săng lẻ bạt ngàn. Ảnh T.G


Loại thứ hai mà ông Nghĩa phân loại ra là người từ vùng khác đến bỏ tiền ra thuê người địa phương chặt gỗ. Loại này rất hung hãn, mang theo cả vũ khí nóng để chống trả khi bị ngăn cản. Và những trận kịch chiến đã xảy ra. Nhưng trong các trận chiến, ông Nghĩa luôn là người chiến thắng. Bởi trước đây, ông từng là lính, là một trong những hướng đạo sinh võ nghệ cao cường. Có lần, bọn lâm tặc đang phá rừng, ông Nghĩa chạy đến bắt dừng lại để lập biên bản, thì một tên trong bọn chúng cầm túyp sắt tấn công từ phía sau. Cảm thấy nguy hiểm, ông cúi đầu rồi tung cú đá như trời giáng về phía sau trúng bụng tên lâm tặc. Biết không "ăn" nổi lão tướng Vi Chính Nghĩa, bọn lâm tặc tháo lui chạy thoát thân ra khỏi cánh rừng. Đó chỉ là một trong vô vàn những trận chiến trong rừng sâu mà ông Nghĩa đã xả thân để bảo vệ rừng.
 
Muốn an nghỉ giữa rừng săng lẻ

Chính những phương án sát sao và những hành động kịp thời đó mà khu rừng săng lẻ được bảo vệ an toàn. Chính quyền và bà con dân bản thì hết lòng ca ngợi, thán phục, còn lâm tặc thì khiếp vía mỗi khi nhắc đến tên ông. Năm 2008, thấy sức khỏe mình yếu dần, ông quyết định bàn giao việc trông coi rừng cho nông trường huyện. "Tôi già rồi, cái chân nó mỏi, không đi lại được, nên xin huyện cho nghỉ về sống trong căn nhà nhỏ ngay dưới những gốc cây săng lẻ cổ thụ. Gắn bó với nó hơn 20 năm nên cũng nhớ", ông Nghĩa tâm sự. Với những thành công ấy, năm 2012 ông Nghĩa được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Anh Vi Tuấn, người giữ rừng thay ông Nghĩa nói chuyện: "Bác Nghĩa nghỉ giữ rừng nhưng vẫn cùng tôi đi tuần. Tôi chưa từng thấy ai yêu rừng và một lòng vì rừng như bác ấy". Dù đã từng kinh qua nhiều chức vụ nhưng cuộc sống của "thần hộ vệ" này lại có phần thua kém nhiều gia đình khác nơi đây. Ông bảo, mình có gì thì dùng nấy, huyện hỗ trợ cho ít gỗ để làm nhà nhưng tui không lấy. Mình mà làm vậy, dân bản học đòi mất, đến lúc này thì bao nhiêu công sức mình đổ xuống sông xuống biển. Khi được hỏi mong ước cuối cùng của mình là gì, ông cười hiền rồi nói: "Sau này, khi tui chết đi, chỉ hy vọng được một dằm đất trong khu rừng săng lẻ là hạnh phúc lắm rồi. Mình sống cùng nó thì cũng muốn ra đi trong nó".         
 
Ông tiên của bản làng

Anh Vi Thắng, trưởng bản Quang Thịnh cho biết: "Bác Nghĩa không chỉ là "thần hộ rừng" mà còn là ông tiên của bản làng. Những ai xích mích với nhau hay gặp rắc rối gì đến bác nhờ giúp là mọi việc êm đẹp! Chúng tôi mong bác sống thật lâu để làm cây cổ thụ tỏa bóng mát che chở cho bản làng. Tấm gương của bác đang để bà con dân bản chúng tôi noi theo".
 
Kim Long
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 13 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 48 phút trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 56 phút trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 56 phút trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 10 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Top