Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn

GiadinhNet - Tùy điều kiện, nguồn kinh phí và địa bàn phụ trách, mỗi địa phương ở tỉnh Hải Dương có cách làm khác nhau trong việc tạo bữa ăn cho các thành viên chốt trực kiểm soát dịch COVID-19.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 1.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, từ 0h ngày 01/4, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Hải Dương đã thực hiện cách ly xã hội và cho đến thời điểm này, mọi người dân trên địa bàn đều tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đề ra. 

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 2.

Tất cả các tuyến đường QL, tỉnh lộ, đường vào huyện, xã và các thôn đều có chốt kiểm dịch COVID-19

Ngay trong sáng 01/4, tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó thành lập các chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 đặt tại các tuyến đường QL, tỉnh lộ, các tuyến đường dẫn vào các xã, thônviệĐặc biệt, nhiều địa phương tổ chức nấu ăn phục vụ cho các thành viên làm nhiệm vụ ở các chốt trực.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 3.

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 thị trấn Gia Lộc đặt tại khu vực cổng chợ trung tâm

Khi PV có mặt tại chốt kiểm soát dịch số 1 thị trấn Gia Lộc nằm trên tỉnh lộ 395 nối xã Yết Kiêu – thị trấn, các thành viên chốt đang thực hiện việc đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân lưu thông qua đây sát khuẩn cũng như đeo khẩu trang phòng dịch.

Ông Đỗ Đức Quỳnh - cán bộ công chức UBND thị trấn, thành viên chốt kiểm dịch cho hay, tại thị trấn Gia Lộc có tổng cộng 8 chốt. Trong đó, có 3 chốt tại các tuyến đường vào địa phương, 5 chốt tại khu chợ với tổng số gần 100 thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ và mỗi chốt được chia làm 3 ca: sáng, chiều, đêm. Đồng thời, khi đến bữa ăn, Ban chỉ đạo cử người đưa cơm tận các chốt trực cho các thành viên.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 4.

Việc hậu cần đảm bảo bữa ăn cho các thành viên tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn thị trấn Gia Lộc được trường mầm non, tiểu học phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện

"Ngay từ trưa 01/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của thị trấn đã bố trí đầy đủ các suất ăn cho các thành viên tại chốt trực. Toàn bộ bữa ăn này do giáo viên trường mầm non, tiểu học phối hợp với UBND thị trấn nấu. Các suất ăn đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ và chính những bữa cơm như thế này càng động viên, khích lệ, tạo sự yên tâm cho chúng tôi làm việc", ông Quỳnh cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 5.

Do đặc thù công việc trực chốt, địa bàn rộng và đông thành viên nên Ban chỉ đạo thị trấn Thanh Miện không tổ chức nấu ăn mà phát tiêu chuẩn cho các thành viên tham gia làm nhiệm vụ để chủ động trong việc ăn uống

Tại chốt kiểm dịch ngã ba Triệu Thái - thị trấn Thanh Miện có nhiều người dân cùng các phương tiện lưu thông qua lại. Chị Nguyễn Thị Hường - thành viên chốt chia sẻ, chốt của chị có 9 người và chia làm 3 ca trực, số lượng thành viên của chốt tùy vào từng tuyến đường và mật độ người tham gia giao thông. Khi hết thời gian làm việc 8 giờ/ca, sẽ có các thành viên ca khác đến thay trực để về nhà ăn cơm.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 6.

Chị Hường thực hiện công việc kiểm tra thân nhiệt mỗi khi có người đi vào địa bàn của chốt

"Tất cả các chốt trên địa bàn thị trấn không tổ chức bữa ăn tại chốt mà thành viên sẽ về nhà ăn vì hầu hết các thành viên đều là người địa phương. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, người dân ủng hộ một số nhu yếu phẩm nên thành viên nào không về nhà thì có thể ăn tại chốt, còn tiêu chuẩn ăn từng ngày cho các thành viên vẫn được Ban chỉ đạo thị trấn hỗ trợ", chị Hường cho biết.

Nói về vấn đề này, ông Đỗ Quý Can – Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Miện thông tin, sau khi sáp nhập, địa bàn thị trấn có quy mô rộng hơn. Do đó, từ khi thực hiện cách ly xã hội, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có vấn đề đảm bảo sinh hoạt tại các chốt.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 7.

Do công việc trực 24/24 nên thành viên của chốt ở lại dùng bữa từ những vật phẩm được người dân ủng hộ

"Trên địa bàn thị trấn chúng tôi có 6 chốt trực 24/24 với gần 90 thành viên trực tiếp tham gia thực hiện công việc. Do đó, Ban chỉ đạo không thể phục vụ nấu cơm cho các thành viên nhưng chúng tôi cấp tiền ăn cho lực lượng thực hiên nhiệm vụ tại các chốt với mức 50 nghìn/người/ca trực để các thành viên tự chủ động việc ăn uống. Nguồn kinh phí này trước mắt do UBND thị trấn đảm nhiệm, sau này sẽ dựa vào ngân sách của địa phương, hoặc có thể kêu gọi vận động nhân dân ủng hộ", Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Miện cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 8.

Kinh phí dành cho các chốt trực trên địa xã Vạn Phúc còn gặp nhiều khó khăn

Khi PV có mặt tại chốt kiểm dịch COVID-19 số 5, xã Vạn Phúc (huyện Ninh Giang) vào buổi trưa muộn, các thành viên ở đây đang bàn giao công việc, thay trực để về nhà ăn cơm. Từ khi lập chốt đến nay, các thành viên đều thực hiện trực cả ngày lẫn đêm để kiểm soát phương tiện, người ra vào địa bàn, bên cạnh việc kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở đeo khẩu trang phòng dịch. Riêng đến bữa ăn thì các thành viên về nhà.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 9.

Các thành viên trong chốt trao đổi công việc trước khi bàn giao cho ca khác để về nhà ăn cơm

Đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Vạn Phúc thông tin, do địa phương còn gặp khó khăn nên việc chi kinh phí cho các thành viên tại các chốt cũng gặp trở ngại. Tuy nhiên, Đảng ủy và Ban chỉ đạo của xã đã động viên bằng tiền mặt đối với các chốt. Nếu diễn biến dịch kéo dài, Ban chỉ đạo xã sẽ tính đến phương án kêu gọi hỗ trợ từ nhân dân, các tổ chức, đơn vị... để đảm bảo sinh hoạt các chốt, trong đó có tính đến các bữa ăn cho các thành viên làm nhiệm vụ.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 10.

Công tác hậu cần lo các suất ăn cho các chốt của xã được Hội Phụ nữ xã đảm nhiệm

Khác hẳn với một số chốt trực, tại xã Nghĩa An (cùng huyện Ninh Giang), không khí nấu ăn phục vụ cho các chốt được Hội Phụ nữ tiến hành khẩn trương. Từ nấu canh, chế biến thức ăn đến chuẩn bị các hộp cơm cho các thành viên tại các chốt trực diễn ra nhanh chóng, đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 11.

Suất ăn dành cho thành viên chốt kiểm soát dịch tại xã Nghĩa An

Ông Trần Văn Hãn – Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Nghĩa An thông tin, trên địa bàn xã thành lập 11 chốt kiểm soát dịch và mỗi chốt có 6 thành viên chia làm 3 ca trực cả ngày lẫn đêm. Riêng chốt của xã có 5, còn các thôn có 6 chốt.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 12.
Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 13.

Các suất ăn được vận chuyển đưa đến từng chốt trực

"Qua thực tế kiểm tra công việc được giao tại các chốt, chúng tôi thấy còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi họp Ban chỉ đạo và thống nhất, Ban chỉ đạo xã trích ngân sách từ quỹ dự phòng của địa phương cũng như kêu gọi các nhà tài trợ để ủng hộ, hỗ trợ các bữa ăn tại các chốt trực và được nhân dân trong xã đồng thuận.

Ban chỉ đạo giao cho Hội phụ nữ đảm nhiệm công tác hậu cần nấu ăn ngày 2 bữa chính (trưa, tối) với khoảng 40 suất/ngày cho các thành viên tại 5 chốt của xã. Riêng ca trực đêm, chúng tôi động viên các thành viên bằng vật phẩm như sữa, bánh kẹo, cháo… Bên cạnh đó, tại các chốt trực còn được ủng hộ các nhu yếu phẩm của người dân, còn các chốt của thôn thì các thành viên ăn cơm tại nhà", Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 14.

Bữa cơm của các thành viên tại chốt trực kiếm soát dịch COVID-19 xã Nghĩa An

Cũng theo ông Hãn, trên thực tế, việc Ban chỉ đạo tổ chức nấu ăn cho các chốt tuy có vất vả, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng phòng chống dịch cũng như động viên, khuyến khích các thành viên yên tâm, tránh tình trạng bỏ chốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, địa phương đang xây dựng kế hoạch và bắt đầu vận động toàn dân ủng hộ quỹ phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bài & ảnh: Đức Tùy 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top