Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bãi Cát Vàng, Trường Sa và những bằng chứng thép

Thứ tư, 10:23 10/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Những tấm bản đồ, những thư tịch cổ chứng minh ranh giới đến từ nhiều bên khác nhau, được đặt cạnh nhau và tương đồng đã là một bằng chứng, một chân lý không thể chối cãi. Chân lý rằng, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay.

Bãi Cát Vàng, Trường Sa và những bằng chứng thép 1

Tài liệu từ Việt Nam, Trung Quốc, phương Tây cùng thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa – Trường Sa.
Ảnh: Việt Nguyễn.

 
Ghi dấu ở Biển Đông

Thông điệp trên được GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, người đứng đầu hội đồng giám định tư liệu đưa ra trong buổi khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự ngày 9/7. Triển lãm bày ở nơi vốn đầy những xác xe tăng, máy bay chiến đấu, súng ống của những cường quốc từng bị Việt Nam quật ngã trong chiến tranh càng khiến khách tham quan cảm nhận được không khí thiêng liêng, trang trọng khi nhìn ngắm, nghiền ngẫm những bằng chứng chủ quyền biển đảo. Cảm xúc ấy càng mãnh liệt hơn với màu áo hải quân và những khuôn mặt lính trẻ phơi phới tham dự sự kiện.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc xúc động thuật lại lịch sử: “Sau khi kết thúc 1.000 năm bị đô hộ, các vương triều Lý, Trần, Lê từng bước mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, dần dần hình thành lãnh thổ, lãnh hải của nước Việt Nam thống nhất. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng (tức Hoàng Sa)”.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, vào đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa để khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực Nam Biển Đông. Năm 1711, sau khi tiếp nhận vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mạc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý “Trường Sa hải chử”, tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày nay. Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên cạnh đội Hoàng Sa, chúa Nguyễn còn đặt thêm đội Bắc Hải để phối hợp khai thác, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền trên toàn bộ khu vực biển rộng lớn này.

Lá cờ chủ quyền

- Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) cho biết: Việt Nam đã có chủ trương triển lãm, trưng bày những tư liệu quý này ở nước ngoài qua các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước.

- Trước đây, triển lãm đã được tổ chức tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh. Sau đợt triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, các địa phương sẽ có kế hoạch thực hiện trên khắp cả nước.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh, năm 1816, vua Gia Long liên tục thực hiện các hoạt động thăm dò đường biển, thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, đã cắm một cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “Vào năm 1816, nhà vua đã long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta”.

Vua Gia Long cũng cho xuất bản “An Nam đại quốc họa đồ” đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời vua Gia Long, cho đến đầu thập niên 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mạng. Vị vua này sau đó đã đưa hoạt động chủ quyền ở hai quần đảo lên đỉnh cao nhất của thời quân chủ với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết…

Bằng chứng đanh thép

Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, đến đời các vua Thiệu Trị, Tự Đức, trước tình hình đất nước bị phương Tây xâm lược, hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa vẫn được duy trì nhưng không được thường xuyên, rồi chìm dần vào trong ký ức khi vương triều và đất nước không còn giữ được nền độc lập. Nhưng, minh chứng lịch sử vẫn còn nguyên ở đó. Năm 1909, lợi dụng tình hình ở Việt Nam đang cam go và chưa có điều kiện quan tâm đến 2 quần đảo này, Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là có công “phát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho Bãi Cát Vàng mà người Việt khai phá từ thuở nào, mở đầu cho giai đoạn tranh chấp, tranh biện trên Biển Đông kéo dài đến tận ngày nay.

Song, chính những tư liệu của Trung Quốc, của nhiều quốc gia phương Tây lại luôn thể hiện rằng: “Bãi Cát Vàng” và “Trường Sa hải chử” đã được các triều đại phong kiến ở Việt Nam xác lập chủ quyền. Ông Ngọc nói: “Các nguồn tư liệu của Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây nếu đặt cạnh nhau càng dễ dàng kiểm chứng, bổ sung cho nhau, làm tăng thêm độ chuẩn xác và giá trị của mỗi bản đồ, khẳng định một cách khách quan: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.

Ban tổ chức triển lãm còn nhấn mạnh, mảng tư liệu của Việt Nam tập trung vào thư tịch, bản đồ và tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử, công văn, giấy tờ của quan chức phong kiến.... Mảng tư liệu của Trung Quốc là một số bản đồ, 3 atlas khẳng định ranh giới cực Nam của nước này không vượt quá đảo Hải Nam. Đặc biệt, mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, có khoảng vài trăm bản, dù chưa sưu tập hết, cũng thể hiện rõ ràng các nội dung trên.

Gần 150 bản đồ và rất nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm được chọn lựa từ những nguồn tư liệu quý giá trong nước, từ người Việt Nam ở nước ngoài không tiếc công sức, tiền của đóng góp cho tiếng nói chủ quyền đanh thép, không thể chối cãi của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 32 phút trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh “Em bé Điện Biên” chỉ xuất hiện trong khoảng 15 giây trong màn xếp hình nghệ thuật tại buổi lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút được chú ý.

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 2 giờ trước

Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với khí thế hào hùng, có sự tham gia của hơn 12.000 người diễn ra sáng nay tại TP Điện Biên.

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các tuổi Tý, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân... đối mặt thách thức nên chú ý điều này để vận may kéo tới.

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 5 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Top