Hà Nội
23°C / 22-25°C

Áp lực “kẹt cứng” đến từ... trường học, nhà máy

Thứ năm, 15:00 24/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Dân số nội đô tăng chóng mặt, nhiều trường học, nhà máy, bệnh viện dù đã được đầu tư xây mới ở những địa phương khác nhưng vẫn chưa chịu di dời. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, ngập úng...


Cảnh tắc đường ở Thủ đô thường xuyên xuất hiện ở khu vực có nhiều trường Đại học.     Ảnh: PV

Cảnh tắc đường ở Thủ đô thường xuyên xuất hiện ở khu vực có nhiều trường Đại học. Ảnh: PV

Dân số nội đô tăng chóng mặt

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa đi giám sát một số quận, huyện tại Hà Nội về vấn đề dân cư sau 5 năm thực hiện Luật Thủ đô. Báo cáo về công tác quản lý dân cư trên địa bàn, lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai cho biết, quận là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, dân cư tăng nhanh theo từng năm, đặc biệt thành phần cư dân đa dạng tập trung ở các khu đô thị mới. Về quy mô dân cư, Hoàng Mai là quận đông dân thứ tư với số dân là 411.566 nghìn người. Tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm ở mức 1,5%, trong đó chủ yếu thuộc độ tuổi lao động.

Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm quận Hoàng Mai tăng bình quân khoảng 10.755 người. Kết cấu hạ tầng quận ngày càng quá tải, trong khi công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, chưa theo kịp tốc độ tăng dân số cơ học. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức cho rằng, tỷ lệ tăng dân số cơ học của Hoàng Mai là cao so với các quận nội thành. Ông Thức lưu ý, từ khi ra đời Luật Thủ đô đến nay, quận mới chỉ đăng ký thường trú cho 267 hộ tương đương 1.068 nhân khẩu là con số quá thấp. Hàng loạt chung cư không cho đăng ký thường trú, cùng 23.400 nhân khẩu đăng ký tạm trú… số dân cư còn lại tạm trú dài hạn không đăng ký sẽ gây khó khăn lớn cho công tác quản lý dân cư.

Trả lời về vấn đề quy hoạch, ông Vũ Quỳnh, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho biết, trên địa bàn có 142 dự án đang triển khai. Từ năm 2015 trở về trước có nhiều bất cập do có một số dự án chung cư phá vỡ quy hoạch không gian công cộng; lấy diện tích không gian sân chơi, vườn hoa thành 12 tòa nhà, mỗi tòa 45 tầng tại bán đảo Linh Đàm. Theo quy hoạch khu vực này không có dân cư, nay đã thành 15.000 dân.

Tương tự, tại địa bàn quận Đống Đa, một trong 4 quận nội thành có mật độ dân số cao nhất của Thủ đô, trong giai đoạn từ 1/7/2013 đến hết năm 2017, có tới gần 700 nghìn lượt lưu trú. Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, tình trạng tăng dân số ở Hà Nội tiếp tục diễn ra, dẫn tới ùn tắc, ngập úng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Theo ông Hòa, từ ngày ban hành Luật Thủ đô tới nay, nhà cao tầng đua nhau mọc lên, dẫn đến tăng dân số cơ học và áp lực lên hạ tầng giao thông.

Giải đáp các vấn đề đoàn giám sát đặt ra, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Phan Hồng Việt không trả lời câu hỏi “đã thực sự quá tải hay chưa”, nhưng theo ông, đến nay trên địa bàn quận đã có trên 41 vạn dân. Ông Việt lý giải, quận Đống Đa có rất nhiều làng, nhiều đất, và họ xây nhà trọ cho sinh viên thuê ở rất nhiều nên mật độ dân số cũng tăng cao.

Chính vì thế, nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề quan trọng nằm ở bài toán giao thông chứ không phải nhà cao tầng. Nhưng Hà Nội lại chưa có được hạ tầng giao thông tốt như các nước, ngay tuyến đường sắt trên cao làm mãi không xong. Trong khi đó, việc quy hoạch chuyển các nhà cao tầng, bệnh viện, trường học đã có nhưng thực hiện hết sức chậm trễ dẫn đến Luật Thủ đô chưa thực sự hiệu quả.

Di dời vẫn nằm trên giấy


Khu giảng đường khang trang của Đại học Thủy lợi - Cơ sở Phố Hiến (Hưng Yên) nhưng vắng bóng sinh viên.

Khu giảng đường khang trang của Đại học Thủy lợi - Cơ sở Phố Hiến (Hưng Yên) nhưng vắng bóng sinh viên.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 100 trường đại học, cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và khoảng 67.000 sinh viên – Tương đương 40% tổng số sinh viên cả nước. Riêng 4 quận trung tâm có 26 trường, trong đó, quận Đống Đa có 10 trường đại học và học viện. Thực trạng này đã góp phần gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên.

Không chỉ chịu áp lực từ sự quá tải của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn mà Hà Nội còn bị áp lực quá tải từ các bệnh viện tuyến Trung ương. Trong 4 quận trung tâm, hiện có 16 cơ sở y tế, trong đó 12 cơ sở cấp trung ương, 4 cơ sở của bộ, ngành. Hệ thống này đang bị quá tải trầm trọng, nhiều cơ sở công suất hoạt động vượt trên 200%.

Nhằm giảm áp lực về hạ tầng, giao thông cho khu vực trung tâm, từ năm 2011 Chính phủ đã xây dựng đồ án di dời hoặc xây dựng cơ sở 2 cho một số trường đại học, bệnh viện từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng Thủ đô. UBND TP. Hà Nội cũng đã yêu cầu 13 cơ sở y tế và 12 cơ sở giáo dục phải di dời. Theo quy định, quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị…

Đây là chủ trương đúng thể hiện tầm nhìn phát triển chiến lược lâu dài, cũng như giảm áp lực cho hạ tầng đô thị. Quy định là thế, quyết tâm là vậy nhưng thực tế đến nay, thực thi việc di chuyển vẫn dậm chân tại chỗ.

Đơn cử như Đại học Thủy Lợi - Cơ sở Phố Hiến (Tiên Lữ, Hưng Yên) với tổng mức đầu tư 1.137,35 tỉ đồng dù được thiết kế để có thể dạy và học cho gần 15.000 sinh viên nhưng trên thực tế, tính riêng năm học 2017-2018, trường chỉ tổ chức một vài lớp ngoại khóa ngắn hạn. Tại thời điểm tháng 5/2018, cả trường chỉ có khoảng 400 sinh viên đang theo học lớp quân sự và ăn ở luôn trong hệ thống kí túc xá. Hết khóa, các em lại về Hà Nội.

GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi cho biết, tâm lý chung của sinh viên là đều muốn học tại nơi phố xá, có nhiều dịch vụ tiện ích. Trong khi đó, sinh viên của trường lại có xu hướng đi làm thêm, do đó, việc thuyết phục các em về Hưng Yên hiện vẫn đang là bài toán quá khó mà nhà trường chưa thể tìm được giải pháp hiệu quả...

Hay như trường Đại học Bách Khoa đến nay vẫn gian nan trong quá trình đi tìm quỹ đất. Năm 2007, trường này được giao đất phía Tây Nam Hà Nội nhưng khi tỉnh Hà Tây nhập vào Hà Nội vì có nhiều lý do nên dự án không được phê duyệt. Sau thời gian dài chuyển hướng tìm quỹ đất sạch ở các tỉnh lân cận, cuối cùng, trường đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt quỹ đất chi tiết 1/500 và đã cắm mốc quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy.

Về phần bệnh viện, nhiều cơ sở ở nội đô vẫn tiến hành xây dựng hạ tầng trên khuôn viên phải di dời. Nhiều ý kiến cho rằng cứ cải tạo bằng cách mở rộng, nâng tầng sẽ đối nghịch với quy định chung của thành phố. Hơn nữa, nếu cứ nâng cấp theo kiểu vụn vặt như vậy sẽ chỉ có những khu khám chữa bệnh chắp vá và chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt. Lý giải về nguyên nhân chậm trễ này, đại diện một số bệnh viện đều cho rằng, khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư để di dời và xây dựng cơ sở mới…

117 cơ sở sản xuất ô nhiễm cần di dời khỏi nội đô

Theo ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội), hiện tại Thủ đô còn 117 cơ sở sản xuất trong nội thành gây ô nhiễm cần di chuyển cấp bách. Danh sách này cũng đã được tổng hợp báo cáo thành phố để thành phố báo cáo Chính phủ phương án di dời.

Ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội cũng cho biết, thực tế việc triển khai còn chậm bởi những lý do chủ quan và khách quan. Lý do chủ quan là sự vào cuộc của các cấp, ngành, quận huyện còn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí là chưa thực sự quan tâm. Nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ chế chính sách từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ. Ngoài việc bố trí đất vẫn chưa có cơ chế gì để khuyến khích doanh nghiệp chuyển ra ngoại đô sản xuất.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 52 phút trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 1 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top