Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn Tết ở Trường Sa

Thứ tư, 08:00 14/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, đó là quan niệm về một tình yêu lớn đối với mỗi người lính đảo. Vậy nhưng, Tết đến Xuân về, hình ảnh xuân nhà với mái ấm gia đình nhỏ luôn gợi lên trong lòng những người lính đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa niềm yêu thương, luyến nhớ.


Gói bánh chưng trên Nhà giàn DK1. ảnh : PV

Gói bánh chưng trên Nhà giàn DK1. ảnh : PV

Quê nhà muôn nỗi bâng khuâng…

Trên đảo Nam Yết, có người chiến sĩ tên Nguyễn Thái Khương, được biết đến với hình ảnh một người lính vượt khó, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Một chàng trai sức vóc, nhanh nhẹn trong công việc, vậy mà khi chúng tôi hỏi chuyện gia đình, chiến sĩ Nguyễn Thái Khương trở nên bẽn lẽn kể: “Quê em ở làng biển của tỉnh Ninh Thuận, nhà chỉ có ba mẹ con. Khi mẹ em có bầu, chuẩn bị sinh thì bố bỏ đi theo người đàn bà khác, bỏ mặc mẹ ròng rã mưu sinh để nuôi con. Mẹ đã cố nuôi hai chị em em ăn học. Đến năm lớp 8, em phải bỏ học giữa chừng để phụ mẹ gánh cá thuê, kiếm sống. Ngày em đi bộ đội nghĩa vụ ra đảo, mẹ vừa vui mừng, vừa rưng rưng nước mắt. Mẹ vui vì em đã trưởng thành, buồn vì em không được đi học như chúng bạn cùng lứa. Buồn nữa là mái nhà tranh lúc bão quật, giông khua, mưa dột thiếu đi bàn tay một người đàn ông lợp lại”.

Chiến sĩ Khương kể, từ ngày anh ra đảo, dù sức đã yếu nhưng mẹ anh vẫn sớm tối với gánh cá thuê được trả công hai mươi ngàn đồng một chuyến, từ tàu lên bờ rồi từ bờ lên tàu. Gần Tết, khi nhà nhà, người người đã sum vầy đông đủ thì mẹ vẫn phải quang gánh mưu sinh. “Em muốn khi hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, sẽ trở về quê đi theo nghề đánh cá khơi xa, hay làm những công việc khác rồi xây cho mẹ một nếp nhà, để mẹ yên tâm, để mẹ bớt nhọc nhằn”, người chiến sĩ trẻ tâm sự. Nghe anh kể, niềm rạo rực của mùa xuân trong chúng tôi như lắng lại. Nói về mùa xuân trên đảo xa, Khương cho chúng tôi tha hồ tưởng tượng. Anh bảo, dưới gốc cây bàng vuông, vài manh chiếu đã được trải ra và lính đảo đặt lên đó những lá dong, những cân gạo nếp để gói bánh chưng mừng Tết mà như gói vào trong đó muôn ngàn phong vị cùng nỗi nhớ quê nhà.

Câu chuyện về chiến sĩ Nguyễn Thái Khương gợi cho chúng tôi hình ảnh một người lính khác ở đảo Sinh Tồn: Thượng úy Mai Ngọc Lượng. Anh sinh năm 1988, quê Thái Bình. Khi được chúng tôi hỏi về mùa xuân quê nhà, anh tâm sự: “Bố em bị mù nhiều năm nay rồi, mẹ thì không còn sức lao động, ốm đau cũng nhiều. Vợ em chưa có công ăn việc làm, hiện ở nhà trông con… Bình thường gọi điện về nhà đã ngậm ngùi, mùa xuân lại càng thương nhớ hơn”. Thượng úy Mai Ngọc Lượng trải lòng, bố anh sinh ra ở miền quê biển, nhưng từ khi bị mù thì ông không còn biết biển ra sao và ở phương nào. Mỗi lần nghe tiếng con trai trong điện thoại, ông chỉ muốn nghe anh kể chuyện biển. “Mới đây em gọi về, bố em kể: “Đêm qua bố mơ thấy mình đi biển, trên khoang thuyền chất đầy cá. Biển mùa xuân thế nào, con kể cho bố nghe đi!”. Rồi hôm khác bố em lại nói: “Đêm qua bố mơ gặp con ở đảo Trường Sa, xung quanh toàn đào thắm và lộc biếc”… Câu hỏi của người cha ở quê nhà khiến Thượng úy Lượng cảm động đến nghẹn ngào. Khi biết con trai mình phấn đấu để trở thành một người lính đảo, ông mừng vui và rất đỗi tự hào. Trả lời những câu hỏi của hàng xóm láng giềng chốn quê nghèo: “Biển ngoài Trường Sa có như biển Thái Bình ta không nhỉ?”, ông ôn tồn đáp: “Con trai tôi bảo, biển Việt Nam mình, nơi nào cũng đẹp!”.

Những màu hoa nở tràn chân sóng


Những người lính đang chăm sóc hoa trên đảo Trường Sa.

Những người lính đang chăm sóc hoa trên đảo Trường Sa.

Chúng tôi liên hệ với Đại tá Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân qua điện thoại. Sau rất nhiều lần không liên lạc được, anh chủ động gọi lại giải thích: “Mình vừa họp xong. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đang chuẩn bị tổ chức đoàn ra Trường Sa tặng quà cho anh em làm nhiệm vụ ngoài đảo trong dịp Tết Mậu Tuất đây”.

Đại tá Nguyễn Công Sơn cho hay, trên con tàu chuẩn bị ra Trường Sa, ngoài tất cả nhu yếu phẩm phục vụ lính đảo thì sự rộn ràng hơn cả là muôn kiện hàng đón Tết với: Gạo nếp, lá dong xanh, mai, đào, quất… Anh tiết lộ, quất là loại cây không hẳn đặc biệt đối với đất liền trong dịp Tết, nhưng lại khá đặc biệt trên những chuyến tàu ra đảo. Những cây quất trĩu trịt quả đang bắt đầu ngả vàng được chằng níu, ghì buộc trong chậu y như khi người ta chằng “chống bão cấp 15, 16 sáu sắp đổ bộ”. “Biển mùa này không có bão nhưng những trận gió mùa cấp 5, cấp 6 cứ dào lên liên tục khiến cho con tàu rung lắc nghiêng ngả, người còn khó đứng huống chi cây. Nếu không buộc chắc chắn, cẩn thận cây sẽ bị lay gốc rời rễ mà chết. Các bạn biết đấy, một cây quất ra đảo phải vượt hơn 2.000 km từ Hải Dương, từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, rồi lại vượt gần cả ngàn cây số biển để đến Trường Sa. Giữ được vẻ tươi xanh giống trong đất liền quả là không hề dễ chút nào. Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là vậy”, Đại tá Sơn hào hứng kể về hành trình của những chuyến quà đất liền ra đảo. Chỉ riêng chuyện chuyển quất, chơi quất trên đảo đã muôn chuyện “gay cấn”. Quất đang để ngoài sảnh tàu, biển bỗng nổi sóng to gió lớn, bộ đội ngay lập tức phải chuyển cây vào phòng nghỉ.


Nụ cười lính đảo Sơn Ca

Nụ cười lính đảo Sơn Ca

Người Việt quan niệm, cây cối, mầm chồi là biểu tượng cho mùa xuân. Khi trời đất vào xuân, cây cối bừng lên sức sống như một nghi lễ chào đón mùa vạn vật sinh sôi. Ngay cả ở Trường Sa, nơi “nắng bỏng, đá mặn, đất rang” thì cây cũng vẫn thế. Đại tá Đào Giang Hải, Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân chia sẻ với chúng tôi, trong dịp Tết đến, Xuân về, trên đảo Trường Sa, loại cây có hoa nhiều nhất là hoa giấy vì nơi đây nắng gió nhiều, rất hợp “khẩu vị” sống của nó. Bàng vuông vào dịp Tết cũng lác đác hoa dù không rộn ràng như lúc cuối xuân, đầu hạ. Ngoài ra, còn hoa bí vàng trên giàn cây vườn lính, hoa muống tím tràn chân sóng…

Trong 20 năm công tác tại Lữ đoàn 146 Hải Quân, Thượng tá Phạm Văn Lý, Tham mưu phó Lữ đoàn 146 đã có 7 năm làm Đảo trưởng, Điểm đảo trưởng, 6 năm liền ăn Tết ở Trường Sa. Anh bộc bạch, cảm giác ăn Tết ở Trường Sa rất lạ. Thời khắc năm cũ qua đi, một năm mới gõ cửa, trên đảo sự bâng khuâng ấy càng lớn nhất là khi chứng kiến cảnh người về - người ở, người đến - người đi. Có người lính được vào bờ vì đã hoàn thành xong nghĩa vụ, có chàng trai trẻ vừa bước chân lên đảo đón cái Tết xa nhà đầu tiên trong đời. “Tết ngoài đảo rộn hơn trong bờ. Đó là cảm xúc đặc biệt của những người vừa đón Tết, vừa sẵn sàng làm nhiệm vụ. Bao nhiêu thời gian, sức lực, tâm trí đều dành cả cho hai việc này”, Thượng tá Phạm Văn Lý chia sê.

Mùa xuân, lính đảo nhớ quê hương, nhưng cũng thiết tha, ấm lòng trong sự đùm bọc chia sẻ của tình quân dân trên đảo. Qua câu chuyện của mình, những người lính đảo mở lòng với chúng tôi, vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nghe giọng nói người thân vang lên trong điện thoại, nỗi nhớ mong lại trào dâng muôn đợt sóng mà Trường Sa tựa một mỏ neo đọng bao khắc khoải lòng người.

Thượng tá Phạm Văn Lý, Tham mưu phó Lữ đoàn 146 “khoe” rằng, bánh chưng gói bằng lá bàng vuông là “đặc sản” mang hương vị vô cùng đặc biệt chỉ đảo xa mới có: “Bánh chưng gói bằng lá bàng vuông có vị thoang thoảng chát như khi người ta nấu nước chè xanh mà vô tình để lọt một vài chiếc lá chanh trong ấm vậy. Giao thừa, cắt bánh chưng bàng vuông, cảm giác mùa xuân bén vào từng chân sóng”.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 6 phút trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Pháp luật - 29 phút trước

GĐXH - Phát hiện cây ATM nhả tiền chậm, Bình nói với người rút tiền máy hỏng để chiếm đoạt tiền.

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH - Thời gian qua, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người sập bẫy...

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Đêm 19/4, nghe tiếng kêu cứu thất thanh của T., hàng xóm chạy lại đập cửa cứu. Tuy nhiên, khi nhìn vào phòng trọ, họ phát hiện thiếu nữ 16 tuổi đã nằm bất động.

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

Đời sống - 1 giờ trước

2 anh em cùng cha khác mẹ đạp xe từ Điện Biên đi Hà Nội để tìm mẹ, khi đến huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình thì mệt quá, được người dân hỏi han, chăm sóc

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình can ngăn vụ ẩu đả, nạn nhân đã bị nghi phạm đâm nhầm dẫn tới tử vong.

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Qua quá trình đấu tranh, bước đầu Lê Phong T. khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn thi thể nạn nhân trong vườn để phi tang...

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Do thiếu hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nhiều năm qua cuộc sống của rất nhiều hộ dân tại TDP Tó (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị đảo lộn.

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 5 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Top