Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn Tết cơm nếp lá mỳ nhưng mổ trâu “cúng sống” cha mẹ

Chủ nhật, 08:00 07/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Nếu người Kinh có tục thờ người chết thì người J’rai ở Tây Nguyên lại có tục cúng người sống hết sức lạ kỳ. Cứ đến cuối năm, con cái tổ chức nghi lễ mổ trâu, bò “cúng sống” cha mẹ để trả ơn.

 

Rất đông dân làng cùng đến chung vui, chúc tụng trong ngày lễ đặc biệt này. Ảnh: Cao Tuân
Rất đông dân làng cùng đến chung vui, chúc tụng trong ngày lễ đặc biệt này. Ảnh: Cao Tuân

“Cúng sống” cha mẹ để trả ơn sinh thành

Đồng bào J’rai ở làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai sống ven sông Pô Kô có một quan niệm sống khá lạ: Lúa gieo một vụ, nếu sản lượng đủ ăn cho cả năm thì không cần phải làm vụ tiếp theo nữa, có mùa lên rẫy thì phải có mùa lễ hội để cả làng cùng ngả nghiêng bên ché rượu cần. Vậy nên, hàng năm khi thu hoạch mùa màng xong, tận dụng thời gian rảnh rỗi là nhà nhà tổ chức lễ bỏ mả, lễ bắt chồng, để uống rượu ghè… kéo dài.

Với người J’rai ở đại ngàn Tây Nguyên, việc báo hiếu cha mẹ rất quan trọng. Việc này không chỉ thể hiện qua cách cư xử với cha mẹ hàng ngày, mà những hành động báo hiếu còn được thể hiện bằng một nghi lễ lớn và trang trọng, đó là lễ “Tạ ơn cha mẹ”. Những người con sau khi lập gia đình, việc phấn đấu đầu tiên không phải xây được căn nhà cao to hay tậu được những chiếc xe đắt tiền… mà chính là chuẩn bị tài sản để làm lễ “Tạ ơn cha mẹ” mình trước dân làng và người thân quen. Và người con sẽ rất xấu hổ với dân làng, người thân khi không tổ chức được lễ “Tạ ơn cha mẹ”.

Lễ đập bò, mổ trâu “cúng sống” cha mẹ thường được họ tổ chức vào những ngày cuối năm. Đây là một trong những nghi lễ khá tốn kém. Bởi con bò chính là thứ tài sản gần như là có giá trị nhất trong mỗi gia đình người J’rai nơi đây.

Tâm tình cùng bò suốt đêm trước lễ “cúng sống”

Ông Rơ Châm Lĩnh và bà Rơ Châm Phuỳnh tự hào khi được cậu con trai út “cúng sống”. Ảnh: Cao Tuân
Ông Rơ Châm Lĩnh và bà Rơ Châm Phuỳnh tự hào khi được cậu con trai út “cúng sống”. Ảnh: Cao Tuân

 

Già làng Rơ Lan (83 tuổi) kể: “Không chỉ chọn vật nuôi có giá trị nhất trong nhà để giết thịt mà chú bò này cũng được chăm sóc một cách đặc biệt với những thủ tục thiêng liêng. Trước ngày bị giết thịt, chú bò sẽ được chủ nhân tắm rửa sạch sẽ, cho ăn no và được chủ nhân trò chuyện, tâm tình… suốt đêm”.

Theo già làng thì “trong buổi lễ, chủ nhà sẽ mang những phần quan trọng nhất trong cơ thể con bò như tim, gan… để cúng Giàng (Trời) trước bà con, họ hàng trong làng. Xin Giàng và bà con chứng kiến được sự hiếu thảo của người con khi không tiếc tài sản quý giá nhất của mình làm ra được để tổ chức một ngày vui cho cha mẹ. Như vậy, con cái đã làm hết những gì có thể để tạ ơn cha mẹ. Sau này, khi chết đi, cha mẹ sẽ không “về” trách móc con cái nữa mà phải phù hộ để con cái làm ăn phát đạt…”, già làng Rơ Lan chia sẻ.

Rồi già làng Rơ Lan đưa chúng tôi đến thăm nhà anh Rơ Châm Phong. Trong dịp Tết năm nay, anh Phong đang chuẩn bị tổ chức lễ cúng sống cho cha mẹ mình là ông Rơ Châm Lĩnh và bà Rơ Châm Phuỳnh. Sau cả năm chuẩn bị, anh Phong đã nuôi lớn một con bò, một con lợn và ủ đủ 50 ghè rượu. Đúng ngày 25 tháng Chạp, anh mời đông đảo bà con xóm làng đến chia vui. Anh Phong tự hào nói với chúng tôi: “Cha mẹ mình đã đẻ ra mình, nuôi mình khôn lớn, vì vậy mình phải bồi dưỡng cho ông bà khi ông bà còn sống chứ khi ông bà chết đi thì họ không được ăn. Mà mình đập bò mình cúng cha mẹ cũng có Giàng chứng kiến rồi, sau này ông bà chết ông bà cũng yên tâm”.

Quá hạnh phúc trước tấm lòng của người con, dù đã rất già và không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi, nhưng ông Lĩnh và bà Phuỳnh vẫn “chơi” hết mình. Cả hai ông bà luôn nghiêng ngả bên ghè rượu cần cùng xóm làng. Cuộc ăn uống kéo dài từ trưa đến tối, xong mọi người cùng hòa vào tiếng chiêng nhảy múa và cười giòn tan. Theo phong tục, mỗi người khách tới tham dự buổi lễ, phụ nữ sẽ mang theo ít nhất là một lon gạo để đưa cho nữ gia chủ, với ý nghĩa chia sẻ niềm vui và đóng góp cho gia đình gia chủ. Đàn ông trong làng thì sẽ mang theo một ít rượu để tới chúc mừng nam chủ nhân, cùng uống chung vui.

Giàu là có nhiều gạo nếp để ăn

Không chỉ tồn tại nhiều phong tục tập quán kỳ lạ, cộng đồng người J’rai ở làng Díp còn có văn hóa ẩm thực khá đặc biệt khi cây lương thực chính của họ là lúa nếp chứ không phải lúa tẻ.

Cụ Rơ Châm Rước - già làng làng Díp, đã sống qua 90 mùa rẫy nhưng vẫn còn rất tráng kiện, nhanh nhẹn, vẫn ngày ngày cùng vợ cuốc bộ gần chục cây số lên rừng làm rẫy. Già Rước cho biết không nhớ nổi người làng mình ăn cơm nếp từ lúc nào, chỉ biết rằng cha ông ăn cơm nếp, cụ ông cũng ăn cơm nếp, nghĩa là truyền thống này đã có từ rất lâu.

“Một năm, làng mình chỉ làm một mùa rẫy (từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), chỉ trồng lúa nếp thôi. Lúc nào thích ăn thịt heo mình mới đi mua gạo tẻ về nấu. Mình thấy ăn gạo tẻ không ngon, nhanh chán”, già Rước nheo mắt cười cười cho hay.

Dẫn chúng tôi thăm làng, già Rước khoe: “Trong làng không hề có người nào vì mắc bệnh mà phải chết sớm. Những người đồng bào ở đây cho rằng, nhờ ăn gạo nếp thường xuyên cộng với những sinh hoạt lành mạnh, lên rẫy hàng ngày đã mang đến tinh thần vui vẻ và sức khỏe tràn đầy cho tất cả dân làng”.

Trong mâm cơm trưa đãi khách ở nhà già Rước, chỉ có món cơm nếp với lá mì. Già làng giải thích rằng, khác với mâm cơm của người Kinh, lúc nào cũng đầy đủ cá, thịt thì mới gọi là có cuộc sống no đủ, mâm cơm của hơn 60 hộ dân làng Díp chỉ cơm nếp với lá mì là đủ. Gia đình nào duy trì được thường xuyên như vậy chứng tỏ nhà đó đang ấm no, sung túc. Gạo nếp của dân làng Díp cũng rất khác. Hạt tròn mẩy, nhưng không trắng mà lại đen, xám như bị mốc. Lúc nấu lên, hạt cơm có màu đỏ hồng, ăn rất đượm vị, bùi, béo.

Người dân J’rai quan niệm rằng, khi nào trong mâm cơm không còn gạo nếp thay vào đó là thường xuyên gạo tẻ, điều này báo hiệu gia đình đó đang lâm vào cảnh bị thiếu đói, cho dù trên mâm cơm vẫn có thịt heo hay các món khác.

 

Để có khả năng tổ chức lễ “cúng sống” này, người con trai cũng phải lên kế hoạch trước buổi lễ ít nhất phải vài năm. Quan trọng nhất là việc chăm sóc và nuôi nấng một hoặc nhiều con bò phục vụ cho ngày lễ. Ngoài ra, họ phải lo ủ vài chục ghè rượu trước ngày tổ chức nghi lễ cả tháng trời. Đây là hai món thực phẩm chính và không thể thiếu được trong ngày “cúng sống” cha mẹ. 

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 7 phút trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 49 phút trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 51 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 1 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Xã hội - 1 giờ trước

“Sau những tiếng va đập lớn, trong khoảng 6 giây tên cướp đã vơ lấy vàng, lao ra xe và phóng khỏi hiện trường trước sự ngơ ngác của mọi người”, bà H. nhớ lại.

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

Anh C. lái thuyền chở theo 4 người tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, Lai Châu lúc mưa lớn và gió xoáy. Thuyền bị lật khiến 2 người mất tích.

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh nhu cầu thị trường rộng mở, tìm kiếm việc làm có mức thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng là mục tiêu của rất nhiều người.

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Một người đàn ông tại Hà Nội đã mất 2,7tỷ đồng sau khi được một nữ giới làm quen qua mạng và “gạ” đầu tư vào sàn thương mại điện tử giả mạo.

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Top