Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vợ mắc ung thư cổ tử cung, chồng bị ung thư miệng vì thường quan hệ kiểu tai hại

Thứ hai, 14:31 30/09/2019 | Sống khỏe

Có hai vợ chồng cùng lúc mắc ung thư, người vợ bị ung thư cổ tử cung còn người chồng bị ung thư miệng. Cả hai đều có chung loại virus, hóa ra vì kiểu “yêu” tai hại này.

Bác sĩ sản phụ khoa Cai Fengbo kể về trường hợp hai vợ chồng cùng mắc ung thư chỉ vì một thói quen quan hệ tình dục trong chương trình về y tế "Doctor is Hot". Một cặp vợ chồng đã kết hôn được hơn 20 năm, người vợ đã cắt bỏ tử cung vì ung thư cổ tử cung. Sau hai năm, bác sĩ lại tiếp tục điều trị ung thư miệng cho người chồng.

Khi tiến hành sinh thiết cho người chồng, bác sĩ phát hiên ra virus trong tế bào ung thư của cả hai vợ chồng đều cùng một gen virus. Sau đó, người chồng thừa nhận cả hai có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng. Bác sĩ nghi ngờ người chồng có thể đã nhiễm virus từ vợ do kiểu quan hệ này.

Vợ mắc ung thư cổ tử cung, chồng bị ung thư miệng vì thường quan hệ kiểu tai hại  - Ảnh 1.

Vì kiểu quan hệ tình dục bằng miệng mà người vợ đã vô tình lây nhiễm virus sang cho chồng. (Ảnh minh họa)

Có khoảng 100 loại virus HPV, trong đó có khoảng 40 loại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục con người. 15 loại là được cho vào danh sách những loại virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở người.

Hai loại HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đây cũng là loại gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,....

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo, hậu môn với người bị nhiễm bệnh. HPV có thể lây lan sang người khác ngay cả khi người bệnh không hề có dấu hiệu hay triệu chứng gì.

Bác sĩ Liu Ruide, trưởng khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Trường Canh, Đài Bắc, chỉ ra rằng nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HPV, em bé sẽ tự nhiên bị nhiễm virus này khi người mẹ sinh thường, trẻ sơ sinh bị nhiễm virus HPV có thể bị khó thở và thậm chí tử vong.

Bác sĩ Liu Ruide đề nghị rằng nếu bạn muốn tránh xa mối đe dọa với HPV, bạn nên chủ động phòng ngừa bằng vắc-xin.

Ung thư cổ tử cung có lây không và có di truyền không?

Vợ mắc ung thư cổ tử cung, chồng bị ung thư miệng vì thường quan hệ kiểu tai hại  - Ảnh 2.

Ung thư cổ tử cung không lây truyền khi đã mắc bệnh, nhưng nếu đang là virus HPV thì có thể lây. (Ảnh minh họa)

Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy phụ nữ bị ung thư cổ tử cung không cần phải lo lắng về việc lây lan bệnh. Tuy nhiên, HPV - loại virus có liên quan đến khoảng 99% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung - là virus truyền nhiễm. Do đó ung thư cổ tử cung không lây truyền khi đã mắc bệnh, nhưng nếu đang là virus HPV thì có thể lây.

Virus HPV có thể lây qua bất kỳ loại quan hệ tình dục nào ở cả nam lẫn nữ, nhưng ở nữ, virus gây nên nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn hơn. Về con đường lây nhiễm, HPV có thể lây qua các con đường như: quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, sử dụng chung đồ lót, hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da,...

Các chuyên gia cho hay: quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai nhiều, stress... sẽ làm gia tăng khả năng nhiễm HPV.

Dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung:

- Chảy máu âm đạo bất thường, thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục, sau mãn kinh.

- Ra dịch âm đạo bất thường, huyết trắng lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, lâu ngày có mùi hôi.

- Đau sau quan hệ tình dục; đau vùng chậu, hay lên cơn đau âm ỉ, xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và thường xuyên hơn.

- Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.

- Khó chịu khi tiểu, tiểu gắt buốt, tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu, không tự chủ.

- Giảm cân không rõ lý do, thường gặp ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.

- Mệt mỏi liên tục, cơ thể thiếu máu và suy giảm miễn dịch, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi.

- Cuối cùng là đau chân, vì lúc này khối ung thư lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 18 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top