Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chiều cao thấp nhất thế giới?

Thứ ba, 10:00 08/10/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đứng thứ 13 (nữ) và 19 (nam) trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, liệu Việt Nam có đúng là ở nhóm nước thấp nhất?

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chiều cao thấp nhất thế giới? - Ảnh 1.

Kiểm tra cân nặng của trẻ tại Phòng khám Dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: V.Thu

Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ chiều cao của thế giới?

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, trong vòng 100 năm qua, mức tăng chiều cao trung bình lớn nhất là nữ giới Hàn Quốc (tăng 20,2cm) và nam giới Iran (tăng 16,5cm). Mức chênh lệch giữa quần thể cao nhất và thấp nhất thế giới là khoảng 19-20 cm, gần như không thay đổi trong vòng 100 năm qua.

Trên thế giới, nam giới trưởng thành người Hà Lan sở hữu vị trí thứ 1 về chiều cao. Đàn ông tại đất nước châu Âu này cao tới 182,5 cm. Trong khi đó, đàn ông Đông Timo – một đất nước ở khu vực Đông Nam Á - chỉ cao 160cm, thấp nhất thế giới. Đối với nữ giới, vô địch chiều cao thuộc về người Latvia (170cm), thấp nhất là Guatemala với 149cm.

Theo các điều tra chính thống, với chiều cao trung bình của người đàn ông trưởng thành (20 tuổi) là 164,4cm, nam giới Việt Nam đứng thứ 19 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Con số này đối với nữ giới là 153,6cm, đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, người Việt cao hơn 5 nước là: Phillipines, Indonesia, Campuchia, Lào, Đông Timo; xấp xỉ Mianmar, thua Thái Lan, Malaysia, Brunie, Singapore. Ông Sơn nhìn nhận, Việt Nam đứng ở mức "trung bình thấp" trong số các nước trên thế giới, không phải ở nhóm nước thấp nhất.

PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ em Việt Nam đang được nuôi dưỡng không hợp lý: Trong khi tuổi học đường toàn quốc chỉ được cung cấp 90% năng lượng cần thiết cho cơ thể phát triển, ở các thành phố lớn trẻ lại được cung cấp đến 125% nhu cầu. Chất canxi cần thiết để cải tạo chiều cao lại bị thiếu hụt trầm trọng chỉ được khoảng 60% nhu cầu. Cùng với đó là thiếu vận động nên tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Là người từng tham gia Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng từ năm 1998-2007, ông Sơn nhìn nhận dù chiều cao người Việt tăng chậm hơn so với các nước, tuy nhiên đang có xu hướng tăng nhanh và hứa hẹn các thế hệ sau sẽ tiếp tục tăng đột phá.

Đó là bởi, mỗi 10 năm Việt Nam chỉ có một cuộc tổng điều tra dinh dưỡng, mới đây nhất là năm 2009. Số liệu đo chiều cao của người trưởng thành hiện tại là của những đứa trẻ được sinh ra từ những năm 80. Trong khi, năm 1994-1998, Bộ Y tế mới có chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. "Những người trưởng thành được khảo sát chiều cao ở thời gian đó chưa được thừa hưởng kết quả của chương trình này, vì vậy chiều cao tăng chậm", TS Sơn nói.

Trong những cuộc tổng điều tra tiếp theo, với đối tượng khảo sát là những đứa trẻ sinh ra từ năm 1999, được hưởng kết quả của chương trình của Bộ Y tế và rất nhiều các can thiệp dinh dưỡng khác. "Tôi tin chắc số liệu chiều cao sắp tới sẽ tăng đột biến", ông Sơn nói.

Lưu ý nào trong dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho trẻ?

Theo bảng tăng trưởng chiều cao ở trẻ em (0-19 tuổi), trong 5 năm đầu đời, trẻ cao khoảng 100cm, tăng khoảng 50-55cm, sự phát triển chiều cao càng giảm khi tuổi tăng. Tổ chức Y tế thế giới công nhận chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Tuy nhiên, theo TS Trương Hồng Sơn, người Việt Nam thường bỏ lỡ giai đoạn trẻ 2 tuổi (1.000 ngày đầu đời), dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu vi chất.

Theo TS Trương Hồng Sơn, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc: Giới tính, gene, dinh dưỡng, hoạt động thể lực/giấc ngủ, môi trường/bệnh tật.

Đối với yếu tố gene, một nghiên cứu về gene trên 700.000 đối tượng, có 83 gene có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao, trong đó có những gene có thể ảnh hưởng đến 2cm chiều cao. TS Trương Hồng Sơn ví dụ, người bố cao 170cm, mẹ cao 160cm thì về nguyên tắc, chiều cao con trai của họ khi trưởng thành sẽ đạt 171 - 176cm, con gái là 158,5 - 164cm. Tuy nhiên, con số có thể xê dịch phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng như dinh dưỡng, tập luyện...

Đối với dinh dưỡng, các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến tầm vóc được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra bao gồm: Khoáng chất (canxi, sắt, kẽm), vitamin (A, D, K2), hormone, đạm/collagen.

Về khẩu phần ăn, để tăng 1g thể trọng cần 8kcal, bữa ăn cần protein, lipid, glucid, các khoáng chất, vitamin. Cụ thể, vitamin A tham gia đáp ứng miễn dịch, điều chỉnh sự phát triển của các mô trong hệ cơ – xương. Thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hóa bị rối loạn. Sắt cần thiết để hình thành tế bào hồng cầu, mang oxy đi nuôi cơ thể. Sắt đặc biệt quan trọng cho tuổi dậy thì vì đây là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, cần lượng máu cung cấp oxi lớn để tăng khối lượng cơ bắp.

Kẽm tương tác với các hormone tăng trưởng, làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hóa xương. Kẽm cũng giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng. Trẻ thiếu kẽm sẽ thiểu năng tuyến sinh dục và chậm tăng trưởng. Trong khi, canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc.

Vitamin D có vai trò tăng khả năng hấp thu canxi và phosphor qua đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình dự trữ trong mô xương. Thiếu vitamin D gây còi xương ở trẻ nhỏ. Còn vitamin K2 sẽ hoạt hóa osteocalcin, hỗ trợ gắn canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe.

Trong bữa chính và bữa phụ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hạn chế các loại nước sốt, gia vị; chọn trái cây và rau quả tươi, hạn chế đông lạnh hoặc đóng hộp; nước lọc là lựa chọn tốt nhất được dùng trong bữa ăn, tiếp theo là sữa và nước trái cây; bổ sung sữa, sữa chua và phô mai; ít nhất một nửa lượng ngũ cốc trẻ ăn là ngũ cốc nguyên cám; chế biến đảm bảo vệ sinh, nấu chín và bảo quản đúng cách… 

Vận động cũng là yếu tố giúp tăng trưởng tầm vóc bởi nó giúp tăng chất khoáng trong xương và tăng mật độ xương. Ngoài ra, môi trường/bệnh tật, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến chiều cao. Khi ngủ, cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. "Lượng hormone sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22h đến 1h sáng. Vì vậy nên cho trẻ cho đi ngủ sớm từ 21 - 21h30 ", ông Sơn nói.

 Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Top