Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản

Thứ sáu, 11:14 26/09/2014 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 22/9 vừa qua, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York- Mỹ), phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Dân số và Phát triển đã được tổ chức. Phiên họp đặc biệt này đánh dấu mốc 20 năm thực hiện Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) được tổ chức tại Cairo năm 1994 và tái khẳng định tiếp tục thực hiện Chương trình hành động này.

Đoàn Việt Nam bên lề phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Dân số và Phát triển. Ảnh: T.L

Đoàn Việt Nam bên lề phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Dân số và Phát triển. Ảnh: T.L

 

Ứng phó với các thách thức mới liên quan đến dân số

Phiên họp đặc biệt này của Liên Hợp Quốc là cơ hội để cộng đồng quốc tế cùng nhau tìm cách ứng phó với các thách thức mới liên quan đến dân số và phát triển (như già hóa dân số và biến đổi khí hậu...) và tăng cường lồng ghép các vấn đề dân số vào Chương trình phát triển sau năm 2015.

Tại đây, GS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Trong 20 năm qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện Chương trình hành động ICPD. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội ở đất nước, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam, đặc biệt là tình trạng sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục đã được cải thiện đáng kể”.

Với những thành tựu này, Việt Nam trở thành một trong số ít nước trên thế giới được đánh giá đạt tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 và 5 vào năm 2015. Trong những năm tới, cùng với các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, duy trì an ninh, trật tự xã hội và phát triển bền vững, Việt Nam sẽ ưu tiên tập trung một số nội dung chính trong Chương trình phát triển bền vững của mình như:  Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách, luật pháp để đáp ứng các biến động về nhân khẩu học như già hóa dân số, di dân, đô thị hóa, mất cân bằng giới tính khi sinh...Tiếp tục tăng cường hệ thống y tế để đảm bảo quyền tiếp cận phổ cập các dịch vụ SKSS, sức khỏe tình dục, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo vùng sâu, vùng xa, dân di cư. Mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục thân thiện với vị thành niên và thanh niên; lồng ghép giáo dục giới tính, SKSS, sức khỏe tình dục, kỹ năng sống trong hệ thống trường học phù hợp với cấp bậc học và lứa tuổi.

Ưu tiên cho các mục tiêu về bình đẳng giới

Tại phiên họp, các đại biểu đã được nghe 2 báo cáo quan trọng: Thứ nhất là báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động ICPD. Thứ hai là báo cáo chỉ số về chủ đề và các yếu tố quan trọng được xác định trong các phiên họp của Ủy ban Dân số và Phát triển, đặc biệt là tại phiên họp 47 năm 2014, trong đó tập trung vào việc đánh giá Chương trình hành động ICPD.

Báo cáo chỉ số tổng hợp các nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền con người, lấy con người làm trung tâm của Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, nhằm kêu gọi ưu tiên cho các mục tiêu về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho những người trẻ tuổi, tăng trưởng kinh tế và tiếp cận phổ cập tới SKSS, sức khỏe tình dục.

Báo cáo về đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động ICPD nhấn mạnh sự tiến bộ đáng kể đã đạt được từ năm 1994 trong việc thực hiện bình đẳng cho phụ nữ, chăm sóc sức khỏe người dân và tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và giảm nghèo bền vững...

Bản báo cáo cũng kêu gọi cộng đồng cần chú ý đến các nhu cầu quan trọng để mở rộng quyền con người và bảo vệ tất cả mọi người không bị phân biệt đối xử và bạo lực, đầu tư vào y tế và giáo dục trọn đời...

Khi 179 quốc gia họp ở Cairo tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển vào năm 1994 thì dân số thế giới lúc đó là 5,7 tỷ người. Ngày nay, con số đó đã là 7,2 tỷ. Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm đi nhưng theo dự báo của Liên Hợp Quốc dân số thế giới có thể đạt 9,6 tỷ vào năm 2050, mà phần lớn sự gia tăng tập trung ở các nước nghèo nhất.

Báo cáo tình hình dân số thế giới năm 2014 của Ban Dân số Liên Hợp Quốc cho thấy, tốc độ tăng trưởng dân số trong tương lai sẽ chủ yếu tập trung ở châu Phi và châu Á. Khoảng 40% tăng trưởng dân số toàn cầu sẽ xảy ra tại các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. “Có rất ít yếu tố sẽ định hình tình hình phát triển toàn cầu trong tương lai mang tính nền tảng như các mô hình và xu hướng dân số…”, Thomas Gass, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.

Đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ

Dân số giảm và già hóa dân số tăng nhanh là những mối quan tâm lớn đối với nhiều Chính phủ. Từ năm 2014 đến 2050, dân số của hơn 40 quốc gia và khu vực chính dự báo sẽ giảm. Châu Âu được dự báo sẽ trải qua sự suy giảm dân số sau năm 2020. Số lượng những người trẻ tuổi đã phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, nhưng dự kiến sẽ tương đối ổn định trong vòng 35 năm tới. Năm 2014, có 1,2 tỷ người trong độ tuổi từ 15 đến 24. Những người trẻ ngày nay khỏe mạnh hơn so với cùng nhóm tuổi này năm 1994. Họ có nhiều khả năng đi học, tham gia lực lượng lao động và kết hôn, sinh đẻ muộn hơn.

Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi, ngược lại, dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Trên toàn cầu, tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên) trong tổng dân số tăng từ 9% năm 1994 lên 12% năm 2014 và dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050, số người trên 60 tuổi tăng gần gấp đôi từ năm 1994 đến 2014. Số người lớn tuổi hôm nay đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi. Các quốc gia cần có chính sách tốt hơn để đảm bảo an ninh kinh tế cho tuổi già, nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe ở mọi lứa tuổi và tăng cường cơ chế hỗ trợ gia đình.

Hiện hơn 90% Chính phủ trên thế giới đã hỗ trợ cho các chương trình KHHGĐ. Tuy nhiên, chỉ vài quốc gia đạt được mức tối thiểu giảm 50% nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ. Cộng đồng cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo sự tiếp cận phổ cập tới thông tin, tư vấn và dịch vụ KHHGĐ tự nguyện và chất lượng cao ở tất cả các nước trên thế giới.

Hơn một nửa dân số thế giới  đang sống ở khu vực đô thị, tăng từ 2,3 tỷ người năm 1994 lên 3,9 tỷ vào năm 2014 và dự kiến sẽ tăng thêm 6,3 tỷ người vào năm 2050. Tốc độ tăng nhanh của dân số đô thị là một thách thức để quy hoạch đô thị bền vững và quản trị tốt. Các chính sách đô thị để cải thiện tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở và các dịch vụ khác, giảm thiểu tác động môi trường và mở rộng cơ hội kinh tế là hết sức cần thiết.

Số người di cư quốc tế trên toàn thế giới là 232 triệu vào năm 2013, trong khi năm 1990 là 154 triệu. Số lượng dân sống ở ngoài nước nơi họ sinh ra lớn nhất từ xưa đến nay, con số này dự báo tiếp tục tăng trong tương lai. Di cư quốc tế ngày càng được công nhận là nhân tố cho phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, cần tăng cường nỗ lực hơn nữa để đảm bảo di dân an toàn, trật tự.

 

Điểm sáng trong các chương trình hợp tác với UNICEF

Ngoài việc tham dự Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến còn thực hiện một số cuộc họp song phương.

Bộ trưởng đã gặp và trao đổi với bà Geeta Rao Gupta, Phó Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Bộ trưởng thay mặt Chính phủ Việt Nam cám ơn UNICEF đã giúp đỡ Việt Nam trong các chương trình dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, cung cấp và sản xuất vaccine, chương trình nước sạch... Bà Geeta Rao Gupta đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc chăm sóc trẻ em và cho biết UNICEF coi Việt Nam là điểm sáng trong các chương trình hợp tác, hỗ trợ của UNICEF.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng có buổi làm việc với bà Anne-Birgitte Albrectsen, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Phó Giám đốc chấp hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). Bà Anne-Birgitte Albrectsen đánh giá cao Việt Nam vì các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, SKSS và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là xây dựng Luật Dân số. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của UNFPA cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua và mong UNFPA tiếp tục giúp đỡ Việt Nam xử lý các vấn đề dân số mới nảy sinh như mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, tận dụng cơ hội dân số vàng...

Đinh Huy Dương (Phó Vụ trưởng,Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ) 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 1 phút trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 14 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 6 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Top