Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm màng não mủ dễ lây qua đường hô hấp

Thứ hai, 10:49 04/08/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Viêm màng não mủ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như thần kinh, điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần hoặc sống đời sống thực vật”, PGS.TS Phạm Nhật An – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Viêm màng não mủ dễ lây qua đường hô hấp 1
Điều dưỡng Nguyễn Bằng Giang đang chăm sóc cho bé Gia Bảo. Ảnh: P.T
 
Bệnh nặng vì nghĩ sốt thông thường

Điều dưỡng Nguyễn Bằng Giang – Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 3 - 6 trẻ bị viêm não và viêm màng não mủ nhập viện điều trị. Ngày cao điểm tiếp nhận hơn chục bệnh nhi.

Đang điều trị bệnh viêm màng não mủ tại Khoa Truyền nhiễm là trường hợp bé Nguyễn Minh Phú (SN 2013, ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Bé Phú được gia đình đưa vào khoa trong tình trạng sốt cao, co giật, hôn mê. Chị Trang – mẹ bé cho hay, cả tuần nay bé bị viêm đường hô hấp, ho, mũi dãi nhiều, sốt nhẹ nên chị chỉ cho con uống hạ sốt, rửa mũi. Khi con sốt tới 400C, hạ sốt không nổi, gia đình vội đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu. Ngay sau đó bác sĩ đã chuyển bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghi ngờ hội chứng não mủ, các bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy ngay và kết quả bé bị viêm màng não mủ do vi khuẩn.

Nhận được kết quả khám bệnh con bị viêm màng não mủ, chị Nguyễn Hải Âu (SN 1979, ở TP Hạ Long, Quảng Ninh) vô cùng lo lắng. Chị không ngờ rằng những biểu hiện quấy khóc, chán ăn và sốt thông thường của con lại là dấu hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm này. Giá như chị cho con đến khám sớm thì bệnh của con đã không nặng. Chị cho biết: “Gia đình tưởng cháu bị sốt mọc răng nên chỉ cho cháu uống thuốc hạ sốt. Sau đó, cháu bị co giật toàn thân mới đưa đến bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ cho đi chụp chiếu để theo dõi bệnh động kinh. Gia đình đã xin chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi vào viện thì cháu mệt, mơ màng không nhận ra mẹ nữa”.

Theo điều dưỡng Nguyễn Bằng Giang, đây là một trong những trường hợp nặng do không phát hiện được sớm bệnh. Cháu Gia Bảo – con chị Hải Âu vào viện được 3 ngày, đã rơi vào trạng thái lơ mơ, không nhận thức được xung quanh. Cháu không tự nuốt được nên phải đặt một ống xông từ mũi vào dạ dày.

PGS.TS Phạm Nhật An cho hay, viêm màng não là bệnh lý viêm nhiễm ở trong não. Tổn thương chủ yếu là màng não, đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh và đang còn bú. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi. Trẻ có thể khởi bệnh với các biểu hiện như sốt cao, quấy khóc, nôn trớ, viêm đường hô hấp. Một số trẻ lại có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác như quấy khóc, ánh mắt nhìn vô cảm nên nhiều cha mẹ tưởng con bị viêm họng, viêm phổi… Biến chứng viêm màng não mủ để lại rất nặng nề. Có những trường hợp tử vong, nhẹ hơn thì tổn thương dây thần kinh gây di chứng liệt, giảm vận động, chậm phát triển trí tuệ, não úng thủy, áp - xe não...
 
Đừng bỏ qua dấu hiệu  sốt cao, nôn ói, đau đầu

PGS.TS Phạm Nhật An cho biết, tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em phần lớn do virus Haemophilus influenzae type b (Hib). Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp, các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường cho vào miệng.

Bệnh viêm màng não mủ được coi là bệnh cấp cứu đòi hỏi phải chăm sóc tốt để đảm bảo không có biến chứng. Ví dụ như lên cơn co giật phải phát hiện sớm để không dẫn tới tình trạng ngừng thở; hôn mê sẽ gây ứng đọng đờm dãi gây bội nhiễm thêm viêm phổi nên phải chăm sóc đường hô hấp thật tốt. Hay trẻ nôn không ăn được dẫn tới rối loạn nước, điện giải…

“Căn bệnh viêm màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao, nôn ói, đau đầu, bỏ ăn, bỏ bú, biếng chơi, thóp phồng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm. Nếu đợi đến lúc co giật, nôn rất nhiều, rối loạn tri giác, hôn mê, li bì thì hơi muộn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng viêm não Nhật Bản và viêm màng não mủ là một bệnh. Song đó là hai bệnh khác nhau. Bởi vậy dù đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não mủ”, PGS.TS Phạm Nhật An cảnh báo.

Các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm khuyến cáo, biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccine ngừa viêm màng não mủ (Hib) cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Vaccine phòng bệnh do Hib có thể được tiêm cùng lúc với các vaccine khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Trẻ em nên bắt đầu tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18 - 24 tháng. Nếu trong thời gian trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn vì thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi theo từng lứa tuổi.

Đối với trẻ có triệu chứng nghi ngờ viêm màng não mà chưa thể đến khám được thì việc điều trị tại nhà chủ yếu là hạ sốt. Quan trọng cần theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu, biếng ăn, biếng chơi sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn. Nếu thấy các dấu hiệu trên không giảm sau một ngày hay mỗi lúc một nặng hơn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
 
Thời điểm giao mùa như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Hib phát triển. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và nhất là lúc có dịch cảm cúm xảy ra. Tránh để trẻ bị viêm mũi họng kéo dài. Cha mẹ cũng cần chăm sóc cho trẻ có cơ thể khỏe, bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt. Vệ sinh môi trường, đồ chơi cho trẻ sạch sẽ.
 
Phương Thuận
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 55 phút trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 23 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

Top