Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm gan B lây lan nhanh hơn HIV gấp 100 lần, dùng chung bát đũa có lây?

Thứ tư, 07:48 01/05/2019 | Sống khỏe

Việt Nam được coi là “ổ dịch” của viêm gan B với khoảng 15 triệu người mắc. Loại virus này có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV từ 50-100 lần.

Chưa có thuốc chữa, là nguyên nhân gây ung thư gan

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, chiếm 15-20% dân số, tương đương khoảng 15 triệu người, chủ yếu là viêm gan mạn tính.

Viêm gan B mạn là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 90% trường hợp mắc viêm gan B diễn tiến âm thầm nên dễ bị bỏ qua, khi bệnh nhân có triệu chứng thường đã ở giai đoạn muộn.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc cao, dễ lây truyền song đến nay nhận thức của người dân về viêm gan B còn nhiều hạn chế, do đó tỉ lệ mắc mới viêm gan B ở nước ta vẫn ở mức cao, thêm 30.000 ca mỗi năm.

GS Nguyễn Văn Mùi, nguyên PGĐ BV Quân y 103, Chủ tịch Hội đồng xây dựng phác đồ điều trị viêm gan virus áp dụng trên toàn quốc cho biết, viêm gan B có đường lây nhiễm giống với HIV nhưng khả năng lây lan của HBV cao gấp 50- 100 lần virus HIV nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Theo GS Mùi, viêm gan B mạn tính được chia thành 2 thể bệnh: Thể người lành mang bệnh (hay còn gọi là viêm gan B thể ngủ) và viêm gan B thể hoạt động.

Ở “thể ngủ”, virus chỉ tạm thời không hoạt động, vẫn có thể bùng phát tái hoạt động bất cứ lúc nào, nhất là khi sức đề kháng kém, khả năng chống chọi với virus bị giảm.

Nếu virus “ngủ yên”, chưa phá huỷ tế bào gan, xét nghiệm men gan vẫn bình thường nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác qua đường máu hoặc đường tình dục. Do đó dù không phải điều trị thuốc nhưng người bệnh cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, duy trì lối sống khoa học và có biện pháp phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B cho người khác.

Khi virus ở thể hoạt động, gây ra tổn thương tế bào gan, người bệnh buộc phải điều trị tích cực theo phác đồ với thuốc nhằm kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan, ngăn chặn nguy cơ biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan

Tuy nhiên hiện nay, viêm gan B chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phác đồ điều trị hiện nay chỉ có thể ngăn ngừa sự nhân lên của virus, ngăn chặn nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.

Chính vì vậy, người mắc viêm gan B thường phải chấp nhận thời gian điều trị kéo dài, có thể là 1-2 năm, thậm chí đến vài chục năm hoặc cả đời. Chi phí điều trị viêm gan B mỗi năm trung bình từ 60 – 200 triệu đồng.

Dùng chung bát đũa có lây?

GS Mùi cho biết, đến nay đa số người dân vẫn hiểu lầm rằng, virus viêm gan B có thể lây khi dùng chung bát đũa, khăn mặt, bắt tay, ôm hôn người bệnh... Điều này gây ra sự kỳ thị trong cộng đồng đối với bệnh nhân viêm gan B.

“Viêm gan B lây qua đường máu là chủ yếu (truyền máu, dùng chung kim tiêm), từ mẹ sang con hoặc quan hệ tình dục không an toàn”, GS Mùi nhấn mạnh.


GS Nguyễn Văn Mùi

GS Nguyễn Văn Mùi

Thống kê tại Việt Nam cho thấy, 90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm viêm gan B mạn tính.

Cụ thể, trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10-90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đặc biệt trong trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg và HBeAg thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm virus viêm gan B.

Tại Việt Nam, khoảng 10-12% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B mãn tính.

Do đó, để hạn chế bệnh lây lan, GS Mùi cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân về viêm gan B để kiểm soát bệnh.

Hiện nay, việc tầm soát viêm gan B khá dễ dàng, chỉ cần test nhanh đã có thể cho kết quả một người có mắc bệnh hay không.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh cũng không trầm trọng. Người bệnh có thể học tập, sinh hoạt bình thường, sống chung hoà bình với virus viêm gan B đến hết đời.

Dù bệnh lây lan mạnh nhưng hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước đã có vắc xin ngừa viêm gan B. Với trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ có virus viêm gan B thể hoạt động cần được tiêm huyết thanh trong vòng 24 giờ đầu tiên, đủ 3 mũi trong 6 tháng sau đó sẽ giúp giảm tới hơn 90% nguy cơ lây lan viêm gan B từ mẹ sang con.

Ở người lớn chưa có kháng thể với viêm gan B (AntiHBs âm tính), sẽ được tiêm văcxin viêm gan B 3 mũi theo trình tự 1 - 2 - 3, trong đó mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi 3 cách mũi đầu 3 tháng. Có thể tiêm nhắc lại sau mỗi 5, 10 năm hoặc khi xét nghiệm không thấy còn kháng thể.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 2 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 3 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 19 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Top