Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việc sinh đẻ không chỉ là chuyện của mỗi gia đình

Thứ tư, 08:45 17/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những ngày qua, trên một số diễn đàn có đưa ra các ý kiến nhiều chiều về việc đẻ thoải mái và sinh con có trách nhiệm. Dẫu đa chiều nhưng phần lớn ý kiến vẫn đánh giá: Sinh con có trách nhiệm không phải thích là đẻ mà là nuôi dạy con nên người, có ích cho xã hội. Còn các chuyên gia về dân số thì khẳng định: Việc sinh đẻ không chỉ là câu chuyện của mỗi gia đình…

 

Sinh con có trách nhiệm là nuôi dạy con nên người, có ích cho xã hội. 	Ảnh: Chí Cường
Sinh con có trách nhiệm là nuôi dạy con nên người, có ích cho xã hội. Ảnh: Chí Cường

 

Không phải cứ thích là đẻ

Rất quan tâm đến vấn đề này, bà Ngô Thị Na (khu tập thể Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Nhiều người đang quan niệm “thích thì đẻ, con tôi tôi nuôi”. Tôi nghĩ, có phải gà vịt đâu mà đẻ không cần nghĩ”.

Còn chị Tuyết (quê ở Thái Bình, bán hàng ăn trên phố Núi Trúc, Giảng Võ, Hà Nội) thì cười nói: “Bây giờ có bảo đẻ nữa em cũng chẳng dám. Đẻ nhiều mà con cái không được học hành đến nơi đến chốn, không đủ ăn, còi cọc, ốm đau không có tiền thuốc thì khổ cả mình, cả con. Con đông cũng khổ mà ít con cũng khổ, theo em mỗi gia đình nên có 2 con là hợp lý nhất”.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, một số ý kiến thì cho rằng, gia đình có điều kiện kinh tế, có khả năng chăm lo được cho con cái thì cứ đẻ. Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ quan điểm: Sinh con không chỉ là theo ý thích của mình mà không quan tâm đến đất chật, người đông, tài nguyên nhiều hay ít.

“Sinh con đẻ cái là duy trì nòi giống, nhưng tôi dám chắc ai cũng muốn đứa con mình sinh ra được hạnh phúc, có tương lai tươi sáng, chứ không phải chỉ là cứ đẻ theo bản năng rồi “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, nickname Maivangxuan viết.

Còn nickname Namtrungvt tâm sự: “Chính tôi sinh ra trong một gia đình đông con, cuộc sống khó khăn, khổ sở. Cả 6 anh, chị em không ai học hết cấp hai, nay mỗi người một nơi mưu sinh. Có người cuộc sống đã tạm ổn, người thì nghèo túng làm bậy vào tù ra tội. Anh tôi từng trách móc bố mẹ đã nghèo mà đẻ nhiều nên con cái khổ. Còn tôi không trách bố mẹ mà chỉ ước rằng, giá mình chưa từng được sinh ra”.

Dân số là bài toán tổng thể của mọi vấn đề

Người Việt Nam có câu “Sinh nhân bất sinh địa” (con người sinh sôi nhưng đất đai thì không). TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đây là một “tổng kết” hoàn toàn đúng đắn, khách quan. Khi thế giới có 3 tỷ người thì Việt Nam mới có hơn 30 triệu người. Nay thế giới có hơn 7 tỷ người thì Việt Nam đã có hơn 90 triệu người. Nghĩa là trong vòng 50 năm qua, dân số thế giới tăng gấp 2,33 lần, còn dân số Việt Nam tăng gấp 2,91 lần.

“Mấy ngày nay, chúng tôi có đọc một số bài viết về các ý kiến cho dự thảo Luật Dân số. Trong đó, có nói về việc các cặp vợ chồng được quyền quyết định số con, khoảng cách và thời điểm sinh con. Đang là dự thảo lấy ý kiến, nhưng theo cách viết  của mấy bài viết đó thì nhiều ông bà trong cụm dân cư nhà tôi bảo nhau “thế là lại đẻ thoải mái”. Tôi cho rằng, cách nghĩ này là chưa hiểu đúng và chưa có trách nhiệm với chính gia đình mình, chưa nói đến vấn đề chung của xã hội”, ông Nguyễn Văn Tiến (tổ dân phố số 5 phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ. 

Theo TS Bùi Ngọc Thanh, chỉ nói riêng về kinh tế - xã hội thì dân số là bài toán tổng thể, “bài toán mẹ” của tất cả các bài toán chi tiết: Dân số là bài toán của cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường sá giao thông. Dân số là bài toán của an ninh lương thực, thực phẩm. Dân số là bài toán của giáo dục, đào tạo. Dân số là bài toán của y tế, khám, chữa bệnh. Dân số là bài toán của lao động, việc làm. Dân số là bài toán của môi trường, của nước sạch nông thôn, miền núi. Dân số là bài toán của xóa đói, giảm nghèo. Dân số là bài toán của an sinh xã hội, cứu trợ xã hội... Chính vì vậy, dân số quá đông sẽ gây áp lực rất lớn đến hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội.

Theo tính toán của các chuyên gia, để đảm bảo ổn định kinh tế – xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải đạt 4%. Quyền sinh đẻ là của mỗi người, nhưng chúng ta cũng phải hiểu mức sinh quá cao và thấp đều dẫn đến hệ quả không thể lường trước.

Hơn 50 năm qua, nhờ thực hiện thành công cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, công tác DS-KHHGĐ đã gặt hái được những thành quả to lớn. Nếu số con trung bình của một phụ nữ có chồng ở giai đoạn 1969-1974 là 6,1 con thì nay, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con giúp tăng bình quân GDP, xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, y tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, hiện  quy mô dân số của Việt Nam vẫn đang đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới, với mật độ dân số là 273 người/km2 - đứng thứ 3 trong khu vực và đứng thứ 16/51 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á.

Vì sự phát triển bền vững của đất nước

Trả lời trong chương trình “Vấn đề hôm nay” vừa phát sóng trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam ngày 15/6/2015, TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Từ trước đến nay, công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động xã hội rộng lớn để cho các cặp vợ chồng quyết định số lượng con, khoảng cách và thời điểm sinh con phù hợp với chính sách DS-KHHGĐ. Đảng và Nhà nước từ trước đến nay rất quan tâm đến cuộc vận động này. Chúng ta đã giữ được mức sinh thay thế trong suốt 10 năm qua. Có thể nói đây là một thắng lợi rất lớn của công tác dân số. Duy trì mức sinh thấp hợp lý, mức sinh thay thế này càng lâu càng tốt, càng có lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc thực hiện chính sách dân số không phải là điều dễ dàng. Nhiều nước đã buộc phải dùng biện pháp hà khắc để hạn chế mức sinh, nhiều nước khác lại thất bại trong việc khuyến sinh. Chính vì vậy, theo TS Lê Cảnh Nhạc, dù đã đạt mức sinh thay thế, nhưng công tác DS-KHHGĐ luôn linh hoạt đối với từng vùng, miền. Với các tỉnh có mức sinh cao, chưa đạt mức sinh thay thế cần hạ mức sinh và phấn đấu đạt mức sinh thay thế. Những nơi mức sinh xuống thấp như TPHCM, miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long cần duy trì để mức sinh không giảm nữa, rồi từng bước nâng dần lên.

 

Việc thực hiện cuộc vận động lớn về DS-KHHGĐ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tự nguyện của người dân, cùng với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến người dân, Việt Nam sẽ thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với các mục tiêu đã đề ra: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản; Duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số (phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng"; Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh) và phân bố dân số góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)

 

Duy trì mức sinh thấp hợp lý – kịch bản tốt nhất

Các chuyên gia trong lĩnh vực dân số đã đặt ra ba kịch bản cho công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam. Kịch bản thứ nhất là, nếu mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,3 - 2,5 con/ phụ nữ thì sau năm 2049, quy mô dân số nước ta có thể đạt cực đại là 130 - 140 triệu người, tăng thêm hơn 40 triệu người so với hiện nay. Kịch bản thứ hai là, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp với TFR chỉ đạt 1,35 con/phụ nữ thì vào năm 2049, quy mô dân số đạt cực đại là 95 - 100 triệu người. Kịch bản thứ ba là, nếu duy trì mức sinh thấp hợp lý với TFR là 1,9 - 2,0 con/phụ nữ thì năm 2049, quy mô dân số cực đại là 115 triệu người.

Nếu theo kịch bản thứ nhất, đến năm 2049, mật độ dân số nước ta sẽ là 400 người/km2. Điều này sẽ tạo nên một áp lực rất lớn lên hạ tầng kinh tế - xã hội. Nếu theo kịch bản hai, khi mức sinh xuống quá thấp làm cho quá trình già hóa dân số của Việt Nam diễn ra nhanh hơn, thời kỳ cơ cấu dân số vàng cũng ngắn hơn, sẽ dẫn đến thiếu hụt về nguồn lực lao động, sự phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều bế tắc như một số nước châu Á đã từng gặp phải như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Hiện Việt Nam đã thực hiện theo kịch bản ba là duy trì mức sinh thấp hợp lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Top