Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao trẻ mầm non sợ đi học?

Thứ sáu, 08:52 20/12/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Sau sự việc hai bảo mẫu ở TPHCM bạo hành dã man trẻ em, nhiều bố mẹ mới giật mình không biết con mình ở lớp liệu có bị rơi vào tình trạng bạo hành như thế. Một số giáo viên cho biết, bố mẹ phải cảm nhận được thay đổi tâm sinh lý dù rất nhỏ của bé để tìm cách kiểm tra thông tin ở lớp.

Vì sao trẻ mầm non sợ đi học? 1

Vụ bạo hành trẻ tại nhà trẻ Phương Anh (TPHCM) đã gây bức xúc trong dư luận, khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho con mình ở trường (ảnh cắt từ clip).

Ám ảnh hình phạt

“Năm nay con tôi 2 tuổi rưỡi. Tôi gửi cháu tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. Những ngày đầu tiên đi học, gia đình cứ nhắc đến từ “đi lớp” là cháu lại khóc ầm lên rồi bám chân mẹ, quyết không đi học. Nhiều đêm đang ngủ, cháu vật người rồi khóc thét lên. Một lần, tôi tắm cho con gái thì giật mình vì thấy bên sườn phải của cháu bị thâm tím. Gọi điện hỏi, cô giáo bảo cháu bị ngã va vào thành giường, nghĩ không nguy hiểm gì nên cô không nói với gia đình. Vợ chồng tôi chán quá, thực tế chiếc giường của các cháu ở trường cao không quá 20cm, ngã làm sao đến mức thâm tím cả cạnh sườn như thế (?). Sau đó, tôi quyết định chuyển cháu đến học một trường mầm non khác thì cháu không còn khóc đêm và ăn uống cũng tốt hơn. Thậm chí hôm nào vui vẻ, cháu còn đòi đi học”. Đó là câu chuyện của chị Hà Phương, một phụ huynh có con đang học mầm non ở Hà Nội.

Cũng tâm trạng lo lắng, chị Thúy Hường (Mỹ Đình, Hà Nội) kể, sau mấy tháng đi học, tự nhiên con chị sợ… “đi nặng” ở lớp. “Tôi thương quá, đến trường tìm hiểu thì được biết, có một hôm cháu ị đùn ở lớp, cô giáo đã phê bình con trước mặt các bạn. Từ đó, cháu luôn ám ảnh về việc phải đi vệ sinh ở lớp”, chị Hường cho biết.

Chị Hoàng Thị Phương (Hà Đông, Hà Nội) cũng lo lắng kể: “Con trai tôi 30 tháng tuổi và đã đi học được 7 tháng. Ngoài tiền học phí đóng hàng tháng, mẹ chồng mình luôn gửi thêm tiền để các cô chăm cháu tốt hơn (giải pháp tâm lý cho các cụ đỡ lo). Hàng ngày, sau khi đón con về tôi vẫn thủ thỉ nói chuyện với con. Tôi hỏi cháu: Ở trường, con yêu cô nào nhất? Cháu trả lời ngay: Con yêu cô Hạnh, không yêu cô Hường vì cô đánh con tè dầm, đánh vào chân vì con không ngồi đẹp, cô quát vì con ăn trớ ra áo…”.
 
Vì sao trẻ mầm non sợ đi học? 2

Vụ bạo hành trẻ tại nhà trẻ không phép Phương Anh (TPHCM) đã gây bức xúc trong dư luận (ảnh cắt từ clip). Ảnh: TL

Luôn lắng nghe con

Theo một số chuyên gia tâm lý, những trẻ có biểu hiện lạ như sợ đi học, sợ cô giáo, đang đêm tự nhiên thức giấc và khóc thét… đều là dấu hiệu cho thấy có khả năng trẻ bị bạo hành. Cô Huỳnh Thị Nam Hà, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Hoàng Yến (TP Đà Nẵng) cho biết, những lo lắng như trên của các bậc phụ huynh là hoàn toàn có cơ sở. Trong đó, những biểu hiện của trẻ trong một thời gian dài có thể là sợ sệt, không dám xa mẹ dù mẹ đang ở nhà vì bé luôn cảm thấy không an toàn. Việc trẻ sợ đi vệ sinh do các hình phạt của cô giáo trước lớp (hoặc có trường hợp một số giáo viên ép trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định vì cô không có thời gian dọn dẹp) cũng có thể xảy ra ở một số nơi, bởi dù là giáo viên thì cũng có những người này, người khác. Quan trọng, người làm quản lý phải nhắc nhở giáo viên có tâm, biết yêu thương trẻ. Như vậy, trẻ sẽ mến yêu trường lớp và thường xuyên nhắc đến cô giáo.

Cô giáo Phạm Thị Cúc Hà - Thạc sỹ quản lý giáo dục, Giám đốc đào tạo Trường mầm non song ngữ Justkids (Hà Nội) cho rằng, không hẳn các bậc phụ huynh cứ thấy trẻ có những dấu hiệu sợ hãi, khóc lóc ban đêm, tè dầm ra quần… nghĩa là nghi ngờ trẻ bị bạo hành. Thông thường trong thời gian đầu mới đi học, mặc dù ở trường được chăm chút rất chu đáo nhưng có một số trẻ vẫn khóc. Nguyên nhân do các cô giáo chưa thể lấy được lòng tin của trẻ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần, hoặc do thay đổi môi trường từ nhà đến lớp nên sức khỏe của trẻ cũng có thay đổi nhất định. Đặc biệt, có những trẻ không thích đi học đơn giản là vì trẻ còn buồn ngủ hoặc muốn gây sức ép với bố mẹ.

Tuy nhiên, để biết con mình có bị bạo hành ở trường hay không, theo cô Phạm Thị Cúc Hà, các phụ huynh phải thường xuyên quan tâm và lắng nghe con mình. Phụ huynh không nên hỏi trẻ tại sao có vết thâm trên người mà hỏi những câu khơi gợi để trẻ “khai” ra sự thật thì sẽ tốt hơn. Dù là trẻ bị ngã thực sự ở lớp, hoặc trẻ khóc ban đêm thì vẫn nên nói với giáo viên và hỏi cô giáo cần có giải pháp gì để giảm thiểu tình trạng ấy... Với những trẻ chưa biết nói, gia đình phải luôn gần gũi trẻ để xem tâm lý của trẻ có thay đổi không. Với các trẻ đã biết “bi bô”, gia đình nên lắng nghe lý do vì sao trẻ không thích đi học, vì sao trẻ khóc... Phụ huynh hãy cho trẻ “xả” tâm tư thoải mái để nắm bắt vấn đề một cách khách quan. Hơn ai hết, bố mẹ và người thân phải là người gần gũi trẻ hàng ngày để phát hiện những gì đang xảy ra với trẻ ở lớp.
 
H.Nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top