Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao người Chứt “lười yêu”?

Thứ hai, 09:40 04/05/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hôn nhân cận huyết đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Người trong bản dù gần, dù xa cũng đều có huyết thống với nhau nên việc lập gia đình đối với thanh niên nơi đây không thể tránh khỏi việc lấy người cùng dòng máu với mình. Khá nhiều trường hợp lấy nhau cùng huyết thống không quá ba đời.

Chị Hồ Thị Sâm có ba người con, nhưng cô con gái Huyền Trang (4 tuổi) bị dị tật bàn chân từ khi lọt lòng.	 Ảnh: Hùng Lê

Chị Hồ Thị Sâm có ba người con, nhưng cô con gái Huyền Trang (4 tuổi) bị dị tật bàn chân từ khi lọt lòng. Ảnh: Hùng Lê

 

Ám ảnh hôn nhân cận huyết

Vào năm 1991, trong lúc tuần tra biên giới, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện khoảng hơn 20 người Chứt sống trong hang động ở dãy Trường Sơn thuộc biên giới Việt- Lào, nên đã đưa bà con về xã Hương Liên xây nhà, lập nên bản Rào Tre. Tộc người này gọi chung là họ Hồ, tới nay đã có gần 40 hộ gia đình, với 138 nhân khẩu.

Mặc dù thời gian từ khi được phát hiện tới nay đã hơn 20 năm, được chính quyền các cấp hỗ trợ rất nhiều, tuy nhiên, tộc người Chứt vẫn duy trì nếp sống cũ, chưa có ý thức tự giác và tích lũy.

Anh Nguyễn Văn Ngọc, cán bộ cắm bản Rào Tre, xã Hương Liên cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do người Chứt “ngại” tiếp xúc với môi trường văn hóa bên ngoài. Họ suốt ngày quanh quẩn trong nhà, ít lao động sản xuất bởi mọi vật dụng sinh hoạt, lương thực, thóc gạo đều được Nhà nước hỗ trợ tối đa. Theo anh Ngọc, thanh niên dân tộc Chứt muốn lấy vợ, lấy chồng thì phải lặn lội sang Quảng Bình, vì ở đó mới có một vài dân tộc ít người để hò hẹn. Nhưng đường xá xa xôi, lại có tâm lý “lười yêu” nên họ lấy luôn người trong bản, từ đó tạo nên những cặp hôn nhân cận huyết.

Khi được hỏi về chuyện nên duyên vợ chồng, chị Hồ Thị Sâm (28 tuổi, người bản Rào Tre) hồn nhiên trả lời: “Vì cái bụng thích, ưng rồi lấy nhau chứ mình không biết hai đứa là anh em” (?!). Chị Sâm cho hay, thủ tục khi chị về nhà chồng cũng rất đơn giản, chỉ sắm vài mâm cơm, mời hàng xóm sang ăn, tuyên bố lý do rồi chuyển về sinh sống cùng nhau. Chị Sâm và chồng (anh Hồ Văn Hà- 30 tuổi) có quan hệ con dì, con cậu, đến nay họ đã có ba người con. Đứa con gái thứ hai (bé Hồ Huyền Trang- 4 tuổi) khi sinh ra đã bị dị tật không có bàn chân.

Ở những gia đình hôn nhân cận huyết khác, trẻ khi sinh ra hầu hết đều có dị tật. Cậu bé Hồ Kiểng- con trai anh Hồ Tiến Hóa, năm nay đã 9 tuổi nhưng còi cọc, gầy yếu như đứa trẻ lên 5. Cậu bé bị bệnh tim bẩm sinh vừa phải đi điều trị ở bệnh viện. Bây giờ mỗi khi trái gió trở trời, Kiểng luôn cảm thấy tức ngực, khó thở, ăn uống rất ít. Hỏi về việc vợ chồng có biết mình là họ hàng với nhau hay không, anh Hóa chỉ lắc đầu cười!

Ông Trần Văn Lộc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hương Liên cho biết, theo số liệu mới nhất, trong bản có ba cặp vợ chồng có quan hệ con dì lấy con cậu, con chú lấy con bác. Ba gia đình này đều có trẻ bị ảnh hưởng bởi hôn nhân cận huyết. “Cách đây gần hai năm, một cặp vợ chồng con chú, con bác lấy nhau, đứa trẻ sinh ra không có miệng, mũi, chân bị vẹo và mất sau đó vài ngày”, ông Lộc cho biết.

Lập sơ đồ hệ tộc để tìm cách giải cứu người Chứt

Ông Phan Trường Sang, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hương Khê cũng xác nhận vấn đề này và cho biết, bệnh viện đã rất nhiều lần phối hợp với các đoàn công tác về thăm khám cho đồng bào Chứt. Họ rất đau lòng trước một số trẻ em bị dị tật bởi ảnh hưởng hôn nhân cận huyết của bố mẹ.

“Chính quyền xã luôn xuống bản để tuyên truyền, vận động bà con, khuyên nhủ, trao đổi với họ những việc nên làm, không nên làm. Những lần đó, họ chỉ im lặng, gật đầu tỏ vẻ đồng ý nhưng rồi đâu lại vào đấy!”, ông Nguyễn Tiến Lành, Chủ tịch UBND xã Hương Liên chia sẻ.

Để tránh nguy cơ suy thoái tộc người Chứt, chính quyền xã Hương Liên cử cán bộ xã cùng Bộ đội Biên phòng đồn Bản Giàng phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ rốt ráo tuyên truyền, tập cho bà con kinh nghiệm sản xuất, học văn hóa.

Giữa tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra phương án sẽ đầu tư kinh phí xây dựng sơ đồ tộc hệ cho đồng bào Chứt. Sơ đồ tộc hệ này sẽ thể hiện rõ dòng, nhánh các gia đình có quan hệ bà con nhằm giúp cơ quan chức năng tại địa phương kiểm soát được vấn đề đăng ký kết hôn. Trong đề án này, tỉnh Hà Tĩnh khuyến khích bà con dân tộc Chứt kết hôn với các dân tộc khác. Theo đó, các cặp hôn nhân khác tộc và không cận huyết thống sẽ được chính quyền tạo điều kiện về đất đai, nhà ở cùng một khoản hỗ trợ nhất định để ổn định đời sống.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh cũng đề xuất lãnh đạo địa phương đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng một tuyến đường dài 15 km nối bản Rào Tre với huyện Minh Hóa, Quảng Bình- nơi có một số đồng bào dân tộc ít người sinh sống để tăng cơ hội giao lưu cho bà con. Một đường dây nóng ở cả cấp huyện và cấp xã có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống sẽ được thiết lập để kết nối thông tin cho bà con người Chứt. Mục đích nhằm tạo điều kiện cho bà con ở bản Rào Tre sang tìm hiểu, cưới vợ lấy chồng, khắc phục tình trạng hôn nhân cận huyết thống…

 

Mở phiên “chợ tình”để người Chứt thêm cơ hội giao lưu

Gần 10 năm công tác ở bản Rào Tre, Trung tá Dương Thanh Tịnh- Tổ trưởng Tổ công tác Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã quá hiểu những hủ tục lạc hậu ảnh hưởng nặng nề tới bà con dân tộc Chứt ra sao? Người chiến sỹ Biên phòng đầy tâm huyết này hiểu rằng, phải hành động ngay khi chưa quá muộn để đưa tộc người này thoát khỏi vòng luẩn quẩn của bệnh tật do hôn nhân cận huyết. Ngoài giải pháp Bộ đội Biên phòng hướng dẫn bà con biết làm kinh tế, Trung tá Dương Thanh Tịnh đã đề xuất “mở đường kết nối với thế giới bên ngoài”, tận dụng các ngày lễ, Tết của bà con dân bản, hình thành nên các phiên "chợ tình" với hy vọng hóa giải tình trạng hôn nhân cận huyết, cải thiện giống nòi, để dân tộc Chứt vươn lên.

 

(còn nữa)

Hùng Lê/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top