Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thất bại

Thứ bảy, 20:22 16/07/2016 | Bốn phương

Với sự chia rẽ trong quân đội, nhóm đảo chính không thể thành công trước một tổng thống Erdogan được đông đảo dân chúng ủng hộ.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính. Ảnh: Reuters
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính. Ảnh: Reuters

Ngày 16/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính phủ của ông vào đêm qua đã bị đánh bại, và thề sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người đứng sau kế hoạch này. Theo giới phân tích, thất bại của cuộc đảo chính là điều đã được dự đoán trước, bởi ảnh hưởng quá yếu của phe đảo chính cũng như sự ủng hộ quá lớn dành cho ông Erdogan.

Chuyên trang phân tích tình báo toàn cầu Stratfor cho rằng nhóm sĩ quan, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc đảo chính đêm 15/7 có một ưu thế lớn là sự bất ngờ. Họ ra quân đúng thời điểm Tổng thống Erdogan đang đi nghỉ mát, bao vây, chiếm giữ các địa điểm chiến lược ở thủ đô và thành phố Istanbul lúc gần nửa đêm, thời gian các lực lượng an ninh ít phòng bị nhất.

Tốc độ triển khai của các nhóm binh sĩ đảo chính tiến chiếm các vị trí quyền lực quan trọng ở các thành phố lớn cho thấy trình đổ tổ chức và hiệu suất làm việc rất cao của họ. Tuy nhiên, ngoài những lợi thế đó, họ lại thiếu đi những yếu tố mà theo các chuyên gia phân tích là đóng vai trò quyết định cho thành bại của một cuộc đảo chính.

Yếu tố đầu tiên là sự đoàn kết, nhất trí trong quân đội. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các chỉ huy dẫn dắt cuộc đảo chính này là những người ủng hộ phong trào Gulen và có ảnh hưởng nhất định trong quân đội. Nhưng điều quan trọng là phong trào Gulen chỉ biết khai thác sự chia rẽ trong quân đội, chứ không phải đoàn kết các tướng lĩnh.

Phong trào Gulen là một phong trào Hồi giáo xuyên quốc gia hình thành và lan tỏa ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thập niên 1980, dưới sự dẫn dắt của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người hiện sống lưu vong tại Mỹ. Những người thuộc phong trào này bắt đầu xâm nhập vào lực lượng hiến binh, nơi việc kiểm tra lý lịch tương đối lỏng lẻo, và sau đó dần dần "chui sâu, leo cao" vào hàng ngũ chỉ huy trong quân đội.

Còn có tên gọi khác là phong trào Hizmet (Phụng sự), phong trào này thu hút sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền, kể cả các cảnh sát trưởng và công tố viên phụ trách những cuộc điều tra chống tham nhũng. Tổng thống Erdogan dần dần nhận ra rằng phong trào Gulen đã trở nên quá mạnh, trở thành một "nhà nước trong nhà nước" theo cách gọi của ông.

Bắt đầu từ năm 2014, ông Erdogan đã bắt đầu chiến dịch thanh lọc những người ủng hộ phong trào Gulen trong bộ máy chính phủ và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phe Gulen trong quân đội không bị loại bỏ hoàn toàn. Theo các chuyên gia của Stratfor, rất có thể phe Gulen đã nắm được một số bí mật của các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội và gây sức ép để buộc họ không loại bỏ mình.

Khi nhóm đảo chính tuyên bố nắm chính quyền trên truyền hình, lập tức các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án hành động của họ và bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Erdogan. Điều này cho thấy nhóm đảo chính đã không thể đoàn kết, tập hợp được toàn bộ lực lượng quân đội để thực hiện hành động phiêu lưu của mình, giới quan sát nhận xét.

Người dân chất vấn các binh sĩ thực hiện vụ đảo chính. Ảnh: Reuters
Người dân chất vấn các binh sĩ thực hiện vụ đảo chính. Ảnh: Reuters

Theo nhà khoa học chính trị Naunihal Singh, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thống nhất của đảo chính quân sự là việc các binh sĩ khác có cho rằng cuộc đảo chính sẽ thành công hay không. Nếu lãnh đạo nhóm đảo chính có thể thuyết phục được mọi người rằng chính phủ chắc chắn sẽ sụp đổ và khả năng kháng cự là rất nhỏ, có thể phần còn lại của quân đội sẽ ngả theo phe họ.

Nhưng nếu như lãnh đạo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lên án cuộc đảo chính, đó là dấu hiệu cho thấy hành động phiêu lưu này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và chắc chắn sẽ thất bại.

Quyền lực của Erdogan

Là nhà lãnh đạo lên nắm quyền từ năm 2003, ông Erdogan được mô tả là con người "quyết liệt", nắm trong tay rất nhiều quyền lực, và đã nhiều lần dẹp tan sức ép đến từ phe quân đội.

Năm 2013, ông Erdogan đã giành thắng lợi ngoạn mục trước các tướng lĩnh quân đội, khi tống giam 17 người, trong đó có các quan chức quân đội cấp cao, với cáo buộc âm mưu lật đổ đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền trong vụ việc được gọi là "Ergenekon".

Năm 2011, ông đã chỉ đạo một đợt truy lùng, bắt bớ, truy tố lớn khác trong vụ "Chiến dịch Búa tạ", xét xử hàng trăm sĩ quan quân đội, nhà báo và các chính trị gia với cáo buộc tương tự. Trước biến cố này, tư lệnh lục quân, hải quân và không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin từ chức đồng loạt để phản đối.

Các nhà phê bình cáo buộc ông Erdogan lợi dụng quyền lực trong hệ thống tư pháp để bịt miệng các đối thủ chính trị, và cho rằng nhiều sĩ quan quân đội, chính trị gia bị vu khống. Thế nhưng những người ủng hộ ông lại hoan nghênh chính sách này, vì đã "sờ gáy" cả những quan chức trước đây được coi là "bất khả xâm phạm", những người tự coi mình là rường cột quốc gia.

Các chuyên gia phân tích cho rằng cuộc đảo chính vừa diễn ra chỉ là hành động bột phát của một nhóm nhỏ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, không nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia thế tục, các tướng lĩnh quân đội khác và cả dân chúng.

Theo Vox, khi cuộc đảo chính xảy ra, Erdogan vẫn có thể "tung hoành", có thể kết nối với báo chí, kêu gọi được hàng ngàn người ủng hộ xuống đường. Lệnh giới nghiêm, thiết quân luật không được thực hiện. Cảnh sát, lực lượng trung thành với Erdogan, sẵn sàng đối đầu với quân đội.

Điều đó lý giải việc người dân đổ ra đường chặn xe tăng, mạt sát chỉ huy đảo chính, và thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Erdogan. Một đoạn video được đăng trên Twitter cho thấy dân thường đã tràn vào văn phòng CNN ở Thổ Nhĩ Kỳ, bắt giữ và đánh đập các binh sĩ tham gia đảo chính.

Tổng thống Erdogan phát biểu sau cuộc đảo chính. Ảnh: Reuters
Tổng thống Erdogan phát biểu sau cuộc đảo chính. Ảnh: Reuters

Chính sách đối ngoại và đối nội của ông Erdogan vấp phải sự phản đối của nhiều chính trị gia theo đường lối thế tục và ôn hòa, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính chống lại tổng thống được dân bầu. Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa quên thời kỳ bất ổn về chính trị và kinh tế sau những cuộc đảo chính quân sự trước đây, và họ không hề muốn điều đó lặp lại.

"Cuộc đảo chính này chỉ là sản phẩm của sự chia rẽ Hồi giáo bên trong quân đội, và việc lợi dụng chia rẽ đó không phải là yếu tố đảm bảo sự thành công của một cuộc đảo chính", Stratfor nhấn mạnh.

Theo Trí Dũng/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đồng hồ của người giàu nhất thế giới trên tàu Titanic đạt giá 1,5 triệu USD

Đồng hồ của người giàu nhất thế giới trên tàu Titanic đạt giá 1,5 triệu USD

Bốn phương - 8 giờ trước

Chiếc đồng hồ vàng của người giàu nhất thế giới có mặt trên tàu Titanic vừa được đem ra rao bán đấu giá và đạt mức giá 1,5 triệu USD (tương đương 38 tỷ đồng).

Tiệc chia tay đời độc thân của nàng dâu gia tộc giàu nhất châu Á

Tiệc chia tay đời độc thân của nàng dâu gia tộc giàu nhất châu Á

Bốn phương - 10 giờ trước

Radhika Merchant sẽ kết hôn với Anant Ambani - con trai của tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani - trong tháng 7 năm nay. Mới đây, cô đã tổ chức tiệc chia tay đời độc thân với bạn bè.

Thân vương William và Vương phi Kate đối mặt với vấn đề nan giải mới

Thân vương William và Vương phi Kate đối mặt với vấn đề nan giải mới

Bốn phương - 11 giờ trước

Mọi ánh mắt đều sẽ đổ dồn vào ban công điện Buckingham vào ngày hè đó, để chứng kiến hình ảnh của một gia đình hoàng gia đang vượt qua thử thách.

Phi hành gia mắc kẹt trên vũ trụ, trở thành 'công dân Liên Xô cuối cùng'

Phi hành gia mắc kẹt trên vũ trụ, trở thành 'công dân Liên Xô cuối cùng'

Bốn phương - 12 giờ trước

Vào thời điểm Liên Xô sụp đổ, phi hành gia Sergei Krikalev đang ở trong không gian và đã "mắc kẹt" trong một khoảng thời gian trước khi được trở về Trái đất.

Bị tố giả làm luật sư trên TikTok để lừa đảo, cô gái nói với phóng viên: 'Thế sao tôi không bị bắt?'

Bị tố giả làm luật sư trên TikTok để lừa đảo, cô gái nói với phóng viên: 'Thế sao tôi không bị bắt?'

Bốn phương - 14 giờ trước

Một người phụ nữ đã giả mạo luật sư để lừa gạt nhiều người trên mạng xã hội.

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Thảm cảnh tại các khu văn phòng Mỹ: Tòa nhà mất giá 98%, bị bỏ hoang hàng loạt, không dễ tìm được 1 hàng McDonald's

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Thành phố phải 'trao thưởng' hơn 1 tỷ đồng cho những ai tới đây kinh doanh!

Chân dung tuyệt đẹp của Vương hậu Mary gợi nhớ đến Vương phi Kate, xứng danh 2 biểu tượng thời trang hoàng gia hiện đại

Chân dung tuyệt đẹp của Vương hậu Mary gợi nhớ đến Vương phi Kate, xứng danh 2 biểu tượng thời trang hoàng gia hiện đại

Bốn phương - 16 giờ trước

Vương hậu Mary của Đan Mạch và Vương phi Kate hiện là những thành viên hoàng gia có gu thẩm mỹ và thời trang ấn tượng nhất hiện nay.

Châu Á quay cuồng trong cái nóng như thiêu như đốt

Châu Á quay cuồng trong cái nóng như thiêu như đốt

Bốn phương - 19 giờ trước

Toàn khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang hứng đợt nắng nóng cực kỳ khắc nghiệt. Các chính quyền phát cảnh báo về nguy cơ sức khỏe, còn người dân phải tìm đến công viên và trung tâm thương mại để chống chọi.

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng?

Lan đột biến không là gì, đây là loại cây có giá 9.000 tỷ đồng: Thân gỗ tỏa sáng như vàng ròng nhưng vì sao cho giống cũng không ai dám trồng?

Bốn phương - 19 giờ trước

Đây là loại cây độc nhất vô nhị có những thớ gỗ lấp lánh ánh vàng, được vua chúa yêu thích từ thời xưa.

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Nam sinh thủ khoa đại học Thanh Hoa hiện ra sao sau 7 năm gây sửng sốt vì nghị lực phi thường?

Chuyện đó đây - 19 giờ trước

GĐXH - Câu chuyện truyền cảm hứng của chàng thủ khoa đại học Thanh Hoa đã khiến nhiều người cảm động.

Top