Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con?

Thứ sáu, 10:24 19/04/2019 | Xã hội

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh để bảo vệ địa vị xã hội của mình.

David Mayer
David Mayer

Chuyên gia tâm lý

Twitter Website

Giáo sư David Mayer hiện là giảng viên Đại học Michigan, Mỹ. Ông Mayer có hơn 20 năm nghiên cứu về tâm lý học đạo đức với hàng loạt các nghiên cứu được Hiệp hội Tâm lý học Mỹ trao thưởng. Ông cũng là một trong những thành viên tích cực của hiệp hội này.

Trong cuốn sách phơi bày những mảng tối của giáo dục đại học Mỹ xuất bản năm 2018, hai tác giả Greg Lukianoff và Jonathan Haidt đã chỉ ra: Cha mẹ, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu, ngày càng lo lắng về việc con cái họ có được vào các trường đại học danh tiếng hay không.

Theo cuốn sách này, nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Kinh tế chững lại, tiền lương không tăng, tự động hóa lên ngôi, robot tương lai có thể thay thế con người - những viễn cảnh này đang khiến cha mẹ ngày càng bất an về tương lai của con cái.

Do vậy, tốt nghiệp từ một ngôi trường hàng đầu có thể là sự đảm bảo con cái họ có công việc, lương thưởng tốt trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.

Trong vụ bê bối chạy trường lớn nhất lịch sử Mỹ mới bị phanh phui hồi tháng trước, các bậc cha mẹ giàu có đã chi tổng cộng 6,5 triệu USD để “mua” chỗ cho con mình ở một truờng đại học danh tiếng.

Tại sao các bậc phụ huynh sẵn sàng vung tiền để thực hiện hành vi sai trái đó? Câu trả lời thường gặp: Cha mẹ nào cũng sẵn sàng làm mọi thứ để đem lại điều tốt nhất cho con.

Có thể đúng một phần, nhưng vẫn chưa đủ.

Kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu của tôi cho thấy có rất nhiều lý do người ta sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để đạt được mục tiêu. Lý do chủ yếu xoay quanh việc mong muốn duy trì địa vị, danh tiếng xã hội cũng như tư duy đặc quyền đã ăn sâu của một nhóm người.

Động cơ của việc chạy trường cũng không nằm ngoài những yếu tố trên.

Cha mẹ cũng ganh đua với bạn bè

Lợi ích cá nhân luôn là khởi nguồn của những việc làm sai trái. Và một khi đã vi phạm đạo đức, con người thường có xu hướng tìm cách biện minh cho hành động của mình. Nghiên cứu năm 2012 của tôi và cộng sự về các lý do bao biện cho hành vi sai trái đã chỉ ra: Khi người ta càng sai, lý lẽ của họ càng hùng hồn.

Quay trở lại bê bối chạy trường, rõ ràng đưa hối lộ để chạy điểm, làm giả hồ sơ hòng đưa con em mình đại học - thậm chí đại học danh tiếng - là hành động phi đạo đức. Điều này đồng nghĩa với việc vì lợi ích của bản thân mà người ta sẵn sàng tước đi cơ hội của người khác.

Thế nhưng, những bậc làm cha mẹ lại không hề cảm thấy tội lỗi hay hối hận.

Việc chà đạp lên đạo đức để đưa con mình vào ngôi trường danh giá bằng lối cửa sau cũng xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.

Họ cho rằng mình chấp nhận nhúng chàm vì tương lai của con, mong muốn con có tương lai rộng mở. Tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái là cái cớ tuyệt vời để hợp lý hóa hành động sai trái kia.

Thế nhưng, đằng sau tình yêu này còn một động cơ khác, xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh. Thực chất, cha mẹ rất quan tâm đến việc những phụ huynh khác đánh giá, nhìn nhận mình thế nào.

Trong khảo sát cuối năm 2015 trên 2.200 cặp vợ chồng có con từ 5 tuổi trở lên trên toàn nước Mỹ do Zero To Three - một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi của trẻ em và gia đình - thực hiện, hơn 50% cha mẹ cảm thấy mình lúc nào cũng bị chỉ trích về cách nuôi dạy con. Ngạc nhiên hơn, hơn 90% số bà mẹ thấy mệt mỏi khi phải gồng mình lên “thể hiện” với người khác.

Khảo sát đúc kết: Thành công hay thất bại của đứa trẻ cũng chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Con cái đạt được thành tích cao, cha mẹ hãnh diện và ngược lại.

Ngoài ra, hành vi của các cha mẹ chạy trường cho con phần lớn không diễn ra đơn lẻ mà có tổ chức, đường dây rõ ràng. Trong nghiên cứu năm 2011 của tôi về hành vi phi đạo đức, những người làm sai có tổ chức thường cảm thấy đỡ tội lỗi khi nhiều người cùng phá luật. Lý do họ đưa ra là dù phá luật nhưng lại “giúp ích” cho nhiều người.

Với lập luận đó, sẽ có cha mẹ cho rằng họ đưa hối lộ để chạy vào trường danh giá là mở đường cho phụ huynh khác cùng làm theo. Kết quả là con của tất cả đều được học trường danh giá.

Bảo toàn địa vị xã hội bằng mọi giá

Những vị phụ huynh dính líu đến bê bối chạy trường phần lớn đều thuộc tầng lớp thượng lưu, có quyền lực. Những người này nghĩ đến chuyện dùng tiền để đạt được mong muốn. Họ luôn ý thức được địa vị xã hội của mình và mang suy nghĩ: Mình xứng đáng được hưởng nhiều đặc quyền hơn, kể cả nếu phải vi phạm những chuẩn mực xã hội.

Những cá nhân này có xu hướng hành động để bảo vệ địa vị của mình, chẳng hạn như đảm bảo con cái họ theo học các trường đại học danh tiếng. Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay.

Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình. Người giàu và có thế lực sẵn sàng vung tiền để bảo toàn địa vị xã hội. Những người được xếp vào “tầng lớp thượng lưu” dựa trên thu nhập cũng thường có xu hướng dễ nói dối, gian lận nhiều hơn để đạt được điều họ muốn.

Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay. Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình.

Nghiên cứu công bố cuối năm 2017 của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Harvard chỉ ra: Một bộ phận người để đạt được những gì mình muốn, và xa hơn là vươn lên tầng lớp thượng lưu, thường đi đường vòng, đút lót, làm đủ chuyện phi pháp.

Theo đó, đối với nhiều người, phá luật trở thành thói quen và họ không cảm thấy khó khăn khi để tay nhúng chàm thêm nhiều lần nữa. Dễ quan sát nhất là tỷ lệ người thuộc giới thượng lưu vi phạm luật giao thông cao hơn hẳn người thuộc “tầng lớp dưới”.

Những người cảm giác mình có quyền lực, vốn thường đi kèm với danh tiếng và tiền bạc, thường có xu hướng ít tin mình sẽ phải chịu hậu quả từ các hành vi sai trái. Cảm giác có quyền lực dễ làm con người lầm tưởng họ có thể kiểm soát mọi thứ. Nó cũng dẫn tới những hành vi liều lĩnh và giảm khả năng cảm thông với người khác.

Có thể một số yếu tố nói trên đã khiến những bậc cha mẹ giàu, thế lực cho phép mình “thay mặt” con để hành xử sai trái.

Mong muốn làm hết sức mình để hỗ trợ con cái luôn đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, khi những hành vi đó vượt qua ranh giới luật pháp và đạo đức thì đó rõ ràng là một bước đi quá xa.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Nam sinh trường Chu Văn An tạo kỷ lục điểm khởi động, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24

Giáo dục - 4 giờ trước

Nam sinh trường THPT Chu Văn An Nguyễn Tuấn Minh thi đấu xuất sắc tạo mốc điểm khởi động kỷ lục mới và giành vòng nguyệt quế trận tuần với tổng điểm cao 315 điểm.

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Thôn nữ "ôm" hàng chục tỉ đồng bỏ trốn, làng quê Quảng Bình rúng động

Xã hội - 5 giờ trước

Nhiều nạn nhân tin tưởng và đưa tiền cho Nguyễn Thị Lài ở Quảng Bình bằng hình thức vay mượn cá nhân với số tiền hàng chục tỉ đồng. Nhưng thôn nữ này đã bỏ trốn khỏi địa phương, không có dấu vết.

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Bầu Đức dự đám cưới 'con cưng', chúc phúc đầy ấm áp

Xã hội - 5 giờ trước

Bầu Đức đã dự đám cưới của hậu vệ Hồng Duy tại Gia Lai.

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Lâm Đồng: 4 cháu bé tử vong dưới hồ nước

Xã hội - 5 giờ trước

Trong lúc tắm hồ ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 1 em bị trượt chân đuối nước, 3 em còn lại tìm cách cứu và cũng không may tử vong.

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Chú khỉ con ở Thảo Cầm Viên có gì đặc biệt mà gây 'sốt' mạng xã hội?

Xã hội - 6 giờ trước

Những ngày qua, cư dân mạng liên tục có những chia sẻ về hình ảnh gia đình khỉ bạc nhưng lại sinh ra một chú khỉ con có bộ lông màu vàng tại Thảo Cầm Viên (TPHCM).

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Máy bay rơi gần thủ đô của Indonesia, không ai sống sót

Xã hội - 6 giờ trước

Một chiếc máy bay nhỏ đã rơi ở thành phố Tanggerang giáp thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 19/5, khiến toàn bộ những người có mặt trên máy bay thiệt mạng.

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Kẻ lừa đảo yêu cầu cụ ông bán hết tài sản để nộp 6 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Một cụ ông 70 tuổi ở Hà Tĩnh bị kẻ lừa đảo gọi điện, yêu cầu nộp đủ 6 tỷ đồng để không bị xử lý vụ việc liên quan đến ma túy.

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xử phạt 14 phụ nữ "tập yoga" giữa đường, chụp ảnh check in hoa bằng lăng

Xã hội - 6 giờ trước

Chính quyền địa phương quyết định xử phạt nhóm phụ nữ "tập yoga" giữa đường gây bức xúc.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Đông đảo người dân đi viếng Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Bác Hồ

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội để xếp hàng vào Lăng viếng Bác.

Top