Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về nơi Tết mừng tiếng sấm, cúng thần sấm ít người biết

Thứ tư, 15:28 07/02/2024 | Xã hội

GĐXH - Tết Chăm Phtrong hay còn gọi là Tết mừng tiếng sấm là nét văn hóa đặc trưng, một phong tục độc đáo duy nhất của đồng bào Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) – một trong những tộc người ít nhất Việt Nam, sửa soạn đón tết, cúng thần linh để cầu mưa thuận gió hòa.

Biến cố lịch sử

Tết mừng tiếng sấm là nghi lễ duy nhất còn tồn tại của cộng đồng Ơ Đu, sinh sống ở miền núi Nghệ An. Văn Môn chính là nơi sinh sống chủ yếu của người Ơ Đu – một trong những tộc người ít nhất Việt Nam hiện nay.

Người Ơ Đu là dân tộc cổ xưa và ít người nhất ở nước ta hiện nay, cư trú chủ yếu ở khu vực thượng nguồn sông Lam. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Ơ Đu từng là một dân tộc đông người, sinh sống trên một vùng rộng lớn.

Tuy nhiên, do biến thiên của lịch sử, người Ơ Đu bị giảm dần và hiện nay chỉ còn hơn 100 gia đình với hơn 400 người, sống quy tụ ở bản Văng Môn, huyện Tương Dương, Nghệ An.

Tết bắt đầu từ tiếng sấm  - Ảnh 1.

Người Ơ Đu quây quần buộc chỉ cổ tay sau nghi lễ cúng thần linh.

Trước kia, người Ơ Đu sống dọc theo hai bên bờ sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, sau đó tập trung về bản Xốp Pột xã Kim Đa, sau khi nhường đất cho công trình thủy điện Bản Vẽ, người Ơ Đu được chuyển về sống ở khu tái định cư Văng Môn xã Nga My (huyện Tương Dương).

Theo tộc người Ơ Đu, nguyên quán của người Ơ Đu hiện nay là xã Kim Đa (H.Tương Dương), nằm sâu trong rừng, có sông Nậm Nơn, thượng nguồn sông Lam, chảy qua. Từ trung tâm huyện Tương Dương đến Kim Đa phải đi thuyền, mất khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ vì đường bộ bị chia cắt bởi núi rừng. "Ở đó, chúng tôi sống bằng hạt lúa trồng trên rẫy, đánh cá dưới sông, lấy măng, bẫy thú trong rừng. Không có đường, không có điện", ông Lo Văn Long (63 tuổi), một người Ơ Đu, nhớ lại.

Trước khi thủy điện Bản Vẽ tích nước phát điện vào năm 2009, xã Kim Đa bị xóa sổ trên bản đồ hành chính vì toàn bộ xã phải di dời. 74 gia đình người Ơ Đu sinh sống ở 2 bản Xốp Pột, Kim Hòa của xã Kim Đa phải di dời đến bản Văng Môn, xã Nga My từ năm 2006.

Đến nơi ở mới, người dân được chủ đầu tư thủy điện xây nhà sàn bằng bê tông, một số ít gia đình chuyển nhà sàn bằng gỗ từ nơi ở cũ đến dựng ở khu tái định cư nằm ven QL48C. Sau 17 năm đến nơi ở mới, đến nay số gia đình đã tăng lên 107 với 457 người. "Đến đây có đường, có điện, có sóng điện thoại, có trường học, thuận lợi hơn nhiều. Nhưng ở nơi cũ vẫn quen hơn vì chúng tôi đã quen với núi rừng", ông Lo Văn Long nói.

Tết bắt đầu từ tiếng sấm  - Ảnh 2.

Người Ơ Đu chuẩn bị rất nhiều lễ vật để cúng thần linh trong ngày Tết tiếng sấm.

Cũng chính vì cuộc sống quá khó khăn, mãi lo cái ăn, cái mặc mà người Ơ Đu đã dần quên mất bản sắc văn hóa, tập tục của chính đồng bào mình. Hiện nay, nam và nữ đều ăn mặc theo kiểu người Thái, Việt trong vùng. Những bộ trang phục cổ truyền còn rất ít. 

Trước đây, ngôi nhà truyền thống, nhà sàn, phải dựng quay đầu vào núi (dựng chiều dọc). Khi dựng cột phải tuân theo một thứ tự nhất định. Nay kiểu nhà này cũng đã không còn nữa. Thay vào đó nhà của họ cũng giống như nhà sàn người Thái. Thậm chí, ngôn ngữ giao tiếp cũng phải đi mượn của người Thái.

Do số lượng dân số ít, sống xen kẽ với người Khơ Mú và Thái cho nên các mặt quan hệ xã hội văn hóa của họ chịu nhiều ảnh hưởng hai dân tộc này. Người Ơ Ðu lấy họ theo họ Thái, Lào. Tổ chức dòng họ cũng rất mờ nhạt.

Tiếng sấm giao thừa

Theo các già làng, Tết Chăm Phtrong là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ơ Đu. Lễ đón tiếng sấm theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là " Chăm phtrong" gắn với tục thờ " thần sấm".

Đối với dân tộc Ơ Đu sấm là một vị thần tối cao biểu tượng cho sự linh thiêng, chính vì vậy trong cuộc sống những âm thanh như tiếng sấm luôn được kiêng kị, đặc biệt là tiếng chiêng, tiếng trống.

Tết bắt đầu từ tiếng sấm  - Ảnh 3.

Đón tiếng sấm đầu năm là nghi thức mang tính linh thiêng nhất của đồng bào Ơ Đu.

Xưa kia, hàng năm cứ khi nào xuất hiện tiếng sấm đầu tiên thì họ lại tổ chức lễ hội để bắt đầu cho một năm mới. Thời gian tổ chức lễ hội đón tiếng sấm không cố định mà phụ thuộc theo tự nhiên, thông thường lễ hội diễn ra khoảng tháng 3 dương lịch, thời gian từ 3 đến 5 ngày với nhiều hoạt động lễ và hội. 

Ngoài tổ chức tại các gia đình thì còn diễn ra ngoài trời, vì theo quan niệm của người Ơ Đu thì chỉ cúng lễ ngoài trời mới có thể giao tiếp với thần linh một cách tốt nhất và thần linh cũng có thể nghe rõ hơn những lời thỉnh cầu của đồng bào.

Tiếng sấm còn là mốc thời gian để đồng bào thực hiện những việc trọng đại trong gia đình, dòng họ và kể cả công việc chung của cộng đồng. Bản thân người Ơ Đu từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi cũng phải chờ tiếng sấm vì theo họ chỉ khi có tiếng sấm vang lên thì linh hồn họ mới được siêu thoát. 

Nghi lễ đầu tiên trong ngày Tết Chăm Phtrong là phong sắc, phong tước cho các chức sắc trong bản như: Trưởng họ, già làng, các chức sắc trong giới thầy mo và đổi tên cho những người đàn ông đã trưởng thành.

Những nhà có người chết trong năm thì mời thầy mo về nhà làm lễ tiễn linh hồn người chết về với tiên tổ, đồng thời tiến hành làm nghi lễ bỏ tang cho người góa bụa, sau lễ mừng tiếng sấm họ có thể đi bước nữa. Những đứa trẻ sinh trong năm, đến ngày Chăm Phtrong được các thầy mo đến nhà làm lễ nhập họ và chính thức đặt tên.

Tết bắt đầu từ tiếng sấm  - Ảnh 4.

Thầy mo đọc lời khấn cầu thần sấm.

Cũng theo các già làng, ngày xưa người Ơ Đu không có không gian tổ chức lễ hội cố định mà thường chọn một bãi đất trống đủ lớn ở trong bản hoặc bên bờ suối để tổ chức buổi lễ. Việc chọn thời gian tổ chức lễ tiếng sấm đón năm mới của được những người cao tuổi trong bản chọn lựa rất kỹ đó là vào các ngày lớn nhất trong tháng, song phải trong thời gian buổi sáng trong chu kỳ có tiếng sấm.

Trong những ngày Tết Chăm Phtrong, ngoài việc được thưởng thức những món ăn truyền thống, du khách và đồng bào dân tộc Ơ Đu cùng tham gia nhiều trò chơi dân gian như: Đánh khăng, chọi gà, đi cà kheo... hay nhảy múa theo những giai điệu truyền thống của người Ơ Đu với những âm thanh vui tươi của nhạc cụ cồng chiêng, đàn tùng tinh, trống và những nhạc cụ được làm từ ống nứa.

Sáng sớm, trước khi nghi lễ cộng đồng diễn ra, thầy mo và các chức sắc, đại diện các gia đình trong bản lên núi nơi có ngôi đền thiêng thờ các vị tổ tiên của người Ơ Đu trú ngụ để làm lễ mởi tổ tiên. Theo quan niệm của đồng bào Ơ Đu, tổ tiên của họ sau khi mất sẽ trú ngụ ở một ngôi đền nhỏ ở ngọn núi thiêng phía Đông của bản, mỗi khi bản làng có lễ thi phải lên mời tổ tiên về dự lễ. Các lễ vật cúng tổ tiên cũng khá đơn giản, chủ yếu là do gia đình góp lại, thành một mâm lễ đặt tại đền cho thầy mo làm lễ.

Nghi lễ đón tiếng sấm đầu năm là một nghi lễ tín ngưỡng dân gian độc đáo và duy nhất còn lại của người Ơ Đu ở Nghệ An. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt bản sắc văn hóa của dân tộc Ơ Đu với các dân tộc khác như Thái, Khơ Mú cùng sinh sống chung trên địa bàn. 

Tục đón tết này có nhiều nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian đậm đặc bản sắc văn hóa tộc người, là một di sản văn hóa quý báu chứa đựng nhiều tư liệu khoa học, giúp cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu quá trình phát triển văn hóa tinh thần của người Ơ Đu, nhất là văn hóa tâm linh. 

Do đó, tỉnh Nghệ An đã lập hồ sơ đề nghị đưa nghi lễ đón tiếng sấm này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để bảo tồn.

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Sở VH-TT Nghệ An

Cận cảnh 'biệt thự' bò của người Ơ Đu ở Nghệ AnCận cảnh "biệt thự" bò của người Ơ Đu ở Nghệ An

GiadinhNet - Những "biệt thự" bò ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) của đồng báo người Ơ Đu khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt, có chuồng được xây dựng với giá hơn 200 triệu đồng. Những chuồng bò này có gì đặc biệt?

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 6 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 6 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 7 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 9 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 9 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top