Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Vắt chân" chạy để giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch

Thứ sáu, 16:25 14/01/2022 | Y tế

Luôn có khoảng 200 bệnh nhân COVID-19 với 40 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, ECMO tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội...

Ngày 15/9/2021, Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 đầu tiên. Đến nay, cơ sở này đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng trăm bệnh nhân. Trong 1 tháng gần đây, F0 ở Hà Nội và miền Bắc ngày càng nhiều, kéo theo lượng ca nặng cần chuyển tuyến tăng lên.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết mỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân nặng nhập viện, được chuyển đến chủ yếu từ Hà Nội, Bắc Ninh… Hầu hết họ là người nhiều tuổi, có người 80-100 tuổi.

Trong khoảng 160 bệnh nhân đang điều trị tại đây chiều 7/1, có 40 ca nguy kịch phải thở máy, 50 bệnh nhân nặng thở oxy kính, mask túi, HFNC. Hiện có khoảng 130 thầy thuốc, tình nguyện viên đang có mặt tại cơ sở điều trị này. Trong đó có 65 nhân viên y tế, tình nguyện viên của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 24 bác sĩ từ Hà Giang và 35 bác sĩ điều dưỡng từ Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) tới học tập, hỗ trợ chăm sóc, điều trị.

gianh_giat_su_song-1.jpg

Tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đèn luôn sáng. Đây là tuyến cuối tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân mắc COVID-19 vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến.

Chiều 7/1, một cụ ông 83 tuổi chuyển đến từ Bắc Ninh diễn biến nặng. Ông mới tiêm 1 mũi vaccine, đã thở máy dài ngày. Bác sĩ Vũ Đình Hùng, người có 2 tháng kinh qua "mặt trận" Bình Dương điều trị COVID-19, chỉ định mở khí quản cho bệnh nhân này. Nếu không, bệnh nhân khó được chăm sóc thở máy, khó hút đờm, tăng thông khí khoảng chết, thiểu dưỡng vùng bóng cuff dẫn đến biến chứng sẹo hẹp khí quản về sau...

gianh_giat_su_song-2.jpg

Từ buồng điều hành, sau khi thống nhất qua bộ đàm với buồng điều trị, BS Vũ Đình Hùng (áo xanh), BS Cao Đại Dương phụ trợ và điều dưỡng nhanh chóng mặc đồ bảo hộ vào thực hiện mở khí quản cho bệnh nhân. Ở đây, thời gian là vàng, không có chỗ cho sự do dự hay chậm rãi.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 3.

Cùng với đặt ống nội khí quản, mở khí quản cho bệnh nhân COVID-19 là thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao. Bởi trong quá trình phẫu thuật phải mở đường thở của bệnh nhân, tất cả khí ở phổi mang theo virus sẽ tràn ra ngoài không khí.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 4.

Một ca mở khí quản thông thường mất khoảng 30 phút, nhưng nếu gặp ca khó (như vì giải phẫu cổ bệnh nhân quá ngắn) thì có thể kéo dài từ 90 phút tới 2 giờ đồng hồ. Thầy thuốc làm việc trong tư thế cúi gập, tập trung cao độ, kính mờ hơi, rất mỏi và nóng do không được dùng điều hòa trong buồng bệnh.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 5.

Sau 30 phút, ca mở khí quản diễn ra thành công. Thầy thuốc động viên nhau qua cái "đấm tay"

gianh_giat_su_song-5.jpg

Mạng sống của tất cả các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại đây phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ. Trong ảnh, các điều dưỡng đang vỗ lưng, hút đờm cho ca F0 nặng, nguy kịch tại khu R14.

Do điều kiện nhân lực có hạn, nếu các cơ sở ICU khác phân chia "3 ca 4 kíp" thì cơ sở này của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia thành "2 ca, 3 kíp", nghĩa là một ca sẽ phải đảm nhiệm 12 giờ đồng hồ, thay vì khoảng 8-9 tiếng như trung tâm khác.

Theo tiêu chuẩn, một bệnh nhân thở máy cần 2 điều dưỡng, 1 hộ lý và 1 bác sĩ. Với F0 phải chạy tim phổi nhân tạo (ECMO) cần số lượng thầy thuốc lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ở đây, một điều dưỡng trong ca trực 6 tiếng liên tục của mình phải đảm nhiệm khoảng 2-3 bệnh nhân thở máy, chưa kể bệnh nhân khác.

Các bác sĩ làm hành chính từ 7h sáng tới 5h chiều. Ngoài ra, một tuần, mỗi bác sĩ có từ 2-3 lần trực ca tối tới sáng hôm sau. Như bác sĩ Hùng, ngoài phụ trách 40 ca nặng ở khu R13 và R14, trong ca trực đêm sẽ đảm trách toàn bộ bệnh nhân trong viện.

Các điều dưỡng sẽ phân công theo ca, kíp. Một ngày có 2 ca (12 giờ/ca). Một tour trực ở R14 có 9 điều dưỡng cho 20 giường bệnh ICU luôn kín chỗ. Thường các điều dưỡng sẽ chia thành 2 ca nhỏ (6 tiếng/ca nhỏ) và mặc đồ bảo hộ liên tục, nhưng điều đó khiến lượng bệnh nhân mà một điều dưỡng cần chăm sóc sẽ nhiều hơn.

gianh_giat_su_song-8.jpg

Trong khi kíp bác sĩ Hùng – Dương mở khí quản trong buồng điều trị, phía ngoài phòng theo dõi trung tâm với âm thanh tít… tít… tít của máy monitor đều đặn phát lên vài giây một, một bảng điện tử gắn thiết bị theo dõi huyết áp, mạch, Sp02 của từng bệnh nhân liên tục nhấp nháy...

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 8.

Phòng theo dõi trung tâm với hệ thống máy theo dõi là "căn cứ địa" để các thầy thuốc bên ngoài "điện đàm" với thầy thuốc bên trong lưu ý, nhắc nhở kiểm tra ngay tình trạng bệnh nhân. Buồng điều trị chỉ còn 2 thứ âm thanh: Tiếng thầy thuốc động viên bệnh nhân và tiếng bộ đàm vang lên trao đổi chuyên môn. Trong một ca trực, tên của các điều dưỡng vang lên không ngớt. Họ phải di chuyển nhanh trong bộ đồ bảo hộ đến từng giường bệnh.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 9.

Một trong những cách chuyển thông tin từ buồng điều trị ra phòng điều hành.

gianh_giat_su_song-11.jpg

Nam bệnh nhân xúc động, nắm tay chặt điều dưỡng khi thầy thuốc động viên ông cố gắng, phối hợp với y bác sĩ để sớm bình phục, về nhà đón Tết.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 11.

Chia sẻ về kế hoạch cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới đây, PGS Hải cho hay: "Chúng tôi chưa tính đến chuyện sẽ nghỉ Tết ra sao, vẫn phải làm việc liên tục, tùy thuộc tình trạng dịch, bởi nếu đông bệnh nhân hơn thì phải huy động nhiều nhân lực hơn".

Với trung bình 200 bệnh nhân điều trị mỗi ngày, bệnh viện xác định đây là giai đoạn 2. Trong tình huống xấu khi lượng bệnh nhân nặng tăng nhanh, viện chuyển sang giai đoạn 3 với công suất tối đa là 500-700 giường ICU. Nhân lực cho giai đoạn này cần huy động tới 1.500 thầy thuốc, tình nguyện viên sẽ được điều phối từ Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy thuốc từ bệnh viện của TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.

"Vắt chân" chạy giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch  - Ảnh 12.

Suốt 4 tháng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, với quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chuẩn chỉ, chưa một nhân viên y tế nào của bệnh viện này dương tính SARS-CoV-2.

Không chỉ trong dịp Tết mà với các ngày bình thường, nhân viên được giám sát và tự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm để quyết định có được về nhà hay không. Theo PGS Hải, với nhân viên ở Hà Nội hoàn toàn có thể đi làm theo ca kíp và về nhà theo lộ trình "một cung đường hai điểm đến (nhà và viện)".

Về kế hoạch Tết, Bệnh viện đã thảo luận và lên kế hoạch triển khai một số hoạt động động viên các thầy thuốc có thêm tinh thần làm việc như ngày 20, 21 Tháng Chạp sẽ tổ chức gói bánh chưng và một số hoạt động khác mang tính chất truyền thống...

Những áp lực không sách vở nào dạy ở nơi điều trị nhiều ca COVID-19 nguy kịch nhất miền BắcNhững áp lực không sách vở nào dạy ở nơi điều trị nhiều ca COVID-19 nguy kịch nhất miền Bắc

SKĐS - Luôn có khoảng 500 F0 tầng 3 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong đó 40% là bệnh nhân nặng, nguy kịch. Áp lực đè nén áp lực...

Võ Thu - Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top