Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vấn đề SKSS/tình dục thanh niên-vị thành niên sẽ ngày càng được quan tâm

Thứ năm, 10:13 15/12/2011 | Dân số và phát triển

Những nỗ lực mang tính tiên phong nhằm giới thiệu khái niệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện (SKSSTT) cho thanh niên và vị thành niên (TN/VTN) ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của những nhà hoạch định chính sách lập pháp và xã hội về các vấn đề liên quan tới sức khoẻ sinh sản và tình dục của TN/VTN.

Chương trình “Sáng kiến Sức khoẻ Sinh Sản Thanh Thiếu niên Châu Á (RHIYA) ở Việt Nam” sẽ kết thúc với hội thảo quốc gia được tổ chức vào thứ ba, ngày 30/1/2007, song những thành tựu của Chương trình liên quan đến nâng cao nhận thức và mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSSTT cho TN/VTN đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của giới trẻ sẽ có thể được nhân rộng trong tương lai.

Sáng Kiến Sức Khoẻ Sinh sản Thanh Thiếu niên châu Á, một chương trình khu vực nhằm thúc đẩy cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản của TN/VTN chuẩn bị kết thúc sau ba năm thực hiện. Hội thảo quốc gia tổ chức ngày 30/1/2007, nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được, đồng thời khẳng định sự hợp tác hiệu quả giữa các nhà tài trợ, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự địa phương với chính thanh niên/vị thành niên Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định then chốt dẫn tới sự thành công của các chương trình can thiệp trong tương lai.

Ngay từ khi bắt đầu năm 2004, RHIYA đã tập trung vào tuyên truyền vận động các cấp chính quyền và cộng đồng về tầm quan trọng của những vấn đề về sức khoẻ sinh sản và tình dục của TN/VTN. Thông qua tài trợ của Uỷ ban châu Âu (EC) và Quỹ Dân Số Liên hợp quốc (UNFPA), RHIYA đã cung cấp thông tin và dịch vụ cho giới trẻ nhằm tăng cường sự hiểu biết, đồng thời khuyến khích những hành vi sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn. Điều này là vô cùng quan trọng bởi Việt Nam đang đối mặt với một thực trạng ngày càng nhiều TN/VTN có quan hệ tình dục trước hôn nhân, đi kèm với nó là sự gia tăng tỷ lệ nạo phá thai.

Thông qua Chương trình RHIYA, 7 tỉnh/thành trong cả nước đã thành lập 22 Góc Dịch vụ Thân Thiện, nơi thành thiếu niên có thể tiếp nhận thông tin, tư vấn và dịch vụ khám chữa bệnh mang tính thân thiện, gần gũi và phù hợp với nhu cầu riêng của mình. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều bạn trẻ, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, và cán bộ y tế đã làm có chất lượng mà họ cần. Mặc dù chương trình chỉ diễn ra trong 3 năm, nhiều thanh thiếu niên đã lĩnh hội các kiến thức và hình thành được những thói quen tích cực. Số liệu điều tra trong địa bàn dự án cho thấy tỷ lệ thanh niên độ tuổi 15 đến 24 sử sụng bao cao su trong quan hệ tình dục gần đây nhất tăng từ 24% ở giai đoạn đầu dự án lên 48% ở giai đoạn kết thúc. Số thanh niên sử dụng biện pháp tránh thai cũng gia tăng, đồng thời với ý thức tốt hơn về nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

RHIYA còn góp phần đưa các vấn đề sức khoẻ sinh sản thanh niên/vị thành niên vào “Luật Thanh Niên” đầu tiên ở Việt Nam và “Kế Hoạch Tổng Thể Quốc Gia Chăm sóc và Bảo vệ SKSS cho Thanh niên và Vị thành niên”. Đây là những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi thanh thiếu niên nam nữ được thừa nhận và tôn trọng. Qua quá trình làm việc với 12 đối tác thực hiện – bao gồm các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế và các tổ chức như Đoàn thanh niên hay Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam – RHIYA đã góp phần nâng cao năng lực của các tổ chức này nhằm đáp ứng được tốt hơn với các vấn đề sức khoẻ sinh sản tình dục thanh niên/vị thành niên và các yếu tố liên quan.

Theo Ngài Ian Howie, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, “RHIYA là nỗ lực tiên phong giúp thức tỉnh các vị phụ huynh, giáo viên, các nhà hoạch định chính sách và bản thân giới trẻ về tầm quan trọng của cấn đề sức khoẻ sinh sản tình dục của thanh niên/vị thành niên đối với sự phát triển của đất nước. Vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thanh thiếu niên Việt Nam có thể đưa ra các lựa chọn đúng đắn và an toàn liên quan đến hành vi sinh sản/tình dục của họ. Những chương trình về sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong tương lai sẽ học được nhiều từ kinh nghiệm của RHIYA, những kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng của sự hợp tác và kết hợp rộng rãi giữa chính quyền Việt Nam, những người ủng hộ dự án, các nhà tài trợ và bản thân giới trẻ”.

Dù chương trình đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều bạn trẻ và gia đình họ, các đối tác RHIYA cũng thừa nhận những thiếu sót cần chú tâm hơn trong tương lai. Hiệu quả của các góc thân thiện có thể được nâng cao hơn thông qua việc quảng bá và tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị ở một số góc. Sự tham gia của nhóm thanh niên chịu thiệt thòi cần được lưu tâm hơn trong tương lai. Số liệu điều tra cũng cho thấy dù nhận thức của thanh niên về sức khoẻ sinh sản và tình dục đã tăng, song trên thực tế vẫn còn khoảng cách giữa kiến thức và hành vi. Nhìn chung, RHIYA đã đưa ra được một mô hình can thiệp kết hợp cung cấp dịch vụ với vận động, thông tin nhằm thay đổi hành vi của giới trẻ cho các can thiệp khác trong tương lai.
Nguồn: UNFPA Việt Nam
 
Theo Tạp chí DS&PT (óố 2/2007), Website Tổng cục DS-KHHGĐ
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top