Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứng phó với cước tay, chân mùa lạnh

Thứ tư, 07:16 17/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những cơn ngứa, đau, buốt ở các đầu ngón tay, ngón chân mà dân gian hay gọi là cước chân, tay khiến bạn cực kỳ khó chịu trong những ngày đông lạnh giá. TS Nguyễn Viết Lượng – Viện Bỏng Quốc gia cho hay, có thể phòng, chữa được căn bệnh này bằng những nguyên tắc rất đơn giản.

 

Tự ý bôi thuốc  khi bị cước có thể khiến bệnh trở nặng.	 Ảnh: P.T
Tự ý bôi thuốc khi bị cước có thể khiến bệnh trở nặng. Ảnh: P.T

 

Có thể hoại tử da  vì cước tay chân

Theo TS Nguyễn Viết Lượng, bệnh về da mùa đông có rất nhiều như mề đay, ngứa, cước tay, chân… nhưng đều xuất phát từ nguyên nhân chính là do lạnh. Khi lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, lưu lượng máu đến da ít, các tế bào da nhận được ít chất dinh dưỡng hơn. Tế bào phản ứng lại bằng cách bài tiết ra một số chất gây giãn mạch, gây thoát nước ra ngoài thành mạch, da căng lên như sưng tấy làm cho hơi đau ngứa ở các đầu ngón chân, ngón tay. Lạnh kèm theo khô khiến da mất nước, khả năng mẫn cảm của da lớn hơn.

Bệnh cước không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Người bị cước thường có triệu chứng các đầu ngón chân, tay sưng, nứt nẻ đau buốt, ngứa, nhiều khi da rộp nổi phỏng nước do thiếu dưỡng.  Đối tượng hay gặp nhất là phụ nữ, những người lao động chân tay ngoài trời... Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém, hay mắc chứng tay chân lạnh ngay trong nhiệt độ bình thường.

“Cước không chỉ xuất hiện ở chân, tay mà có những người còn bị cước ở mũi, tai, mặt… Vì vậy, mọi người cần lưu ý giữ ẩm cho mọi bộ phận của cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá. Nếu được xoa bóp và ủ ấm, cước sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc”, TS Nguyễn Viết Lượng khuyến cáo.

Những nguyên tắc đơn giản phòng chữa cước

TS Nguyễn Viết Lượng cho biết, nguyên tắc đối phó với chứng cước mùa lạnh chủ yếu là mọi người cần giữ ấm chân, tay. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân, tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa, khi phải tiếp xúc thì cần dùng nước ấm hoặc đi găng tay.

Khi chân, tay đã bị nứt, bị tổn thương cần phải làm sạch. Khi rửa cần tránh tiếp xúc với hóa chất sẽ càng làm khô bề mặt, vết tổn thương càng nặng hơn. Mọi người cũng cần giữ ẩm cho da bằng cách ăn uống đủ dưỡng chất và dùng kem dưỡng ẩm. Ngâm chân trong nước ấm 20 phút làm cho da mềm, sau đó lau khô, xoa dầu gan cá, kem hoặc thuốc mỡ acid tannic lên toàn bộ bề mặt bị nứt nẻ. Dùng một miếng gạc che kín chỗ tổn thương, tuy nhiên miếng gạc không nên để quá lâu.

Theo TS Nguyễn Viết Lượng, một trong những sai lầm của nhiều người khi bị cước là hay gãi, chà xát mạnh do người bệnh thường cảm thấy rất ngứa. “Thay vì gãi mạnh chỉ nên xoa nhẹ nhàng tránh lở loét, phồng rộp bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng. Không nên tự ý bôi thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để chữa trị cước. Thực tế đã có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, ngộ độc do lạm dụng thuốc Nam chữa trị. Mọi người cần đến bác sỹ chuyên khoa để điều trị đúng cách nếu tay, chân bị nứt do gãi vì cước”, TS Nguyễn Viết Lượng nói.

Để phòng tránh cước, hàng ngày trước khi đi ngủ nên dành ít nhất 20 phút ngâm chân, tay vào nước muối ấm để tránh co mạch. Khi ngâm nước ấm cần làm ấm từ từ bằng cách xoa bàn chân, tay trước khi ngâm hoặc pha nước ngâm ấm nhẹ rồi pha nóng dần lên. Có thể đập vài lát gừng hoặc nhỏ vài giọt dầu nóng vào nước ngâm sẽ giúp cơ thể ấm áp, tránh các bệnh về da do lạnh gây nên. Sau đó, cần lau khô và đi tất để giữ chân luôn ấm cả khi ngủ.

Các chuyên gia khuyến cáo, với những bệnh nhân tiểu đường, có bệnh lý xơ vữa động mạch rất dễ bị gây tắc động mạch. Bởi vậy cần giảm bớt mỡ máu, chống tình trạng xơ vữa động mạch bằng cách dùng thực phẩm để tăng lưu thông máu. Để tăng cường sức khỏe, mọi người nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh như mã thầy, lê…. Ngoài ra, bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế uống bia rượu và hút thuốc lá.

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc chân, tay lạnh, cước mùa đông. Để phòng trẻ bị cước tay chân, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ nhất là các bộ phận tay, chân, mặt, tai… Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống cho trẻ bởi bệnh có thể không khỏi mà còn nguy hiểm cho tính mạng. Cũng không nên cho trẻ hơ tay chân vào lửa sẽ làm bé bị ngứa hơn. Khuyến khích trẻ đi lại vì hoạt động thể chất giúp làm ấm cơ thể.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 là các chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về ngành dược cũng như lĩnh vực điều trị lâm sàng.

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn vì mỡ lợn không tốt cho sức khỏe, gây béo phì, mỡ máu cao, tăng cholesterol là quan điểm của rất nhiều người. Vậy mỡ lợn có thực sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mới chỉ 3 tuổi nhưng bé Bona nhà Trương Mỹ Nhân đã biết trông em giúp mẹ, vận động tinh khéo, phản xạ nhanh và ghi nhớ nhanh. Mẹ Nhân cũng không ngờ con phát triển trí não tốt như vậy, hỏi ra mới biết là nàng á hậu đã kiên trì áp dụng phương pháp này hàng ngày và phù hợp cho con.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Phát hiện ung thư dạ dày và u thực quản từ triệu chứng hội miệng, người đàn ông này hối hận vì suốt bao năm thường xuyên mắc 2 thói quen xấu gây bệnh, đó là hút thuốc lá và ăn mặn.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 12 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt rèn luyện sức bền mỗi ngày cho trẻ

MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt rèn luyện sức bền mỗi ngày cho trẻ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Từ việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm chất, đến các bài tập tăng cường thể chất hằng ngày hay các trò chơi tương tác rèn luyện sức khỏe, Nestlé MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt trong hành trình nuôi dưỡng một thế hệ trẻ em năng động, bền bỉ hơn.

Bất ngờ loại củ được ví 'thần dược' tốt cho bệnh xương khớp và sức khỏe nam giới

Bất ngờ loại củ được ví 'thần dược' tốt cho bệnh xương khớp và sức khỏe nam giới

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Củ riềng được cho là có tác dụng kích thích khả năng sinh sản ở nam giới.

5 tình trạng thiếu vi chất phổ biến ở người cao tuổi

5 tình trạng thiếu vi chất phổ biến ở người cao tuổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có 5 vi chất phổ biến gây ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 18 giờ trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Top