Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Tung chiêu sự đã rồi", đôi vợ chồng mới cưới ở Bệnh viện Bạch Mai lao vào điểm nóng

GiadinhNet - Chỉ có vài giờ đồng hồ ngắn ngủi để chuẩn bị hành lý, đồ dùng cá nhân và bàn giao công việc ở viện, anh Thành, chị Huệ âm thầm lên đường, vào TP HCM mới gọi về báo gia đình....

Nhận lời hiệu triệu chi viện TP HCM từ cấp trên, điều dưỡng Tạ Văn Thành ở Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lặng nhìn vợ. Họ đã bàn tính với nhau từ rất lâu trước đó về tình huống này. Dòng tin nhắn đăng ký tình nguyện vào tâm dịch cùng lúc được gửi đi.

Không sợ khổ khi vào tâm dịch, chỉ lo...

Vợ mới cưới của anh Thành là chị Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1996, kém chồng 7 tuổi. Chị Huệ là điều dưỡng ở Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. 2 tháng trước, chị vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Bố chồng chị cũng vừa rời bàn mổ cách đây không lâu, đi lại khó khăn.

"Không sợ khổ khi vào tâm dịch, chỉ lo bố mẹ hai bên không đồng ý", vậy là đôi vợ chồng trẻ quyết định không thông báo mà âm thầm lên đường. Họ chỉ có vài giờ đồng hồ ngắn ngủi trong buổi sáng để chuẩn bị hành lý, đồ dùng cá nhân và bàn giao công việc ở bệnh viện.

Tung chiêu sự đã rồi, đôi vợ chồng mới cưới ở Bệnh viện Bạch Mai lao vào điểm nóng - Ảnh 1.

Điều dưỡng viên ngoài chăm sóc, vệ sinh cho người bệnh, cho bệnh nhân ăn, thực hiện thuốc, thì phải theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy. Ảnh: BM

"Vào tới nơi, hai vợ chồng mới ngập ngừng gọi về cho gia đình khi "sự đã rồi". Ai cũng ngỡ ngàng vì sáng còn nhìn thấy hai vợ chồng ở nhà, chiều đã nghe tin con ở tâm dịch" - chị Huệ kể.

Bất ngờ, lo lắng, "hậu phương" của anh chị bật khóc. "Ông của tôi dành cả thanh xuân, sự nghiệp trong quân đội, chiến tranh, ông tự hào lắm vì cháu mình cũng đi "đánh giặc" vô hình trong thời bình... Ai cũng động viên. Nghe vậy là "tiền tuyến" chúng tôi thấy yên chí lớn với hậu phương rồi", chị Huệ hồ hởi.

Bệnh nhân phục hồi từng dấu hiệu nhỏ, cứ ngỡ như người thân thoát cửa tử

Vừa đặt chân đến tâm dịch lớn nhất cả nước, vợ chồng anh chị nhận nhiệm vụ tới Bệnh viện Dã chiến số 16, nơi có Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị COVID-19 lớn nhất nước do Bệnh viện Bạch Mai đảm trách.

Tung chiêu sự đã rồi, đôi vợ chồng mới cưới ở Bệnh viện Bạch Mai lao vào điểm nóng - Ảnh 2.

Nhịp làm việc hối hả bên trong Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Dã chiến 16, TP HCM. Ảnh: BM

Mỗi ngày, đều đặn nhân viên y tế như anh chị đều phải mặc đồ bảo hộ suốt 8 tiếng giữa thời tiết nắng nóng 36, 37 độ C, mồ hôi ướt sũng thân. Gương mặt hằn vết khẩu trang. Tấm kính chắn mờ hơi nước nhưng không được lau. Đôi bàn tay nhăn nheo, da co dúm cả lại vì đeo găng tay y tế liên tục. Chưa kể, bàn chân trợt loét vì ngâm quá lâu trong mồ hôi của chính mình.

Trong khu hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, bệnh nhân đều phụ thuộc hết vào thầy thuốc. Điều dưỡng viên ngoài chăm sóc người bệnh, vệ sinh răng miệng, cho bệnh nhân ăn, thực hiện thuốc, thì phải theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy.

Chị Huệ đều giọng kể, như thể những công việc đó "quá đỗi bình thường". Nhưng thực tế, công việc của họ không thể "đều đều" như thế.

Tung chiêu sự đã rồi, đôi vợ chồng mới cưới ở Bệnh viện Bạch Mai lao vào điểm nóng - Ảnh 3.

Số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng. Đã có lúc, anh chị tưởng chừng không chịu nổi những áp lực. 

"Nhưng cứ nghĩ đến bao nhiêu bệnh nhân nằm bất động trên giường bệnh không tự chủ được, các đồng nghiệp cũng đang vắt kiệt sức để cứu chữa bệnh nhân, cán bộ y tế như chúng tôi lại tự nhủ bản thân không thể gục ngã lúc này" - chị xúc động...

Ở nơi không còn biết nắng mưa, ngày tháng, nơi tất cả các nhân viên y tế đang nỗ lực cao nhất để giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần thì niềm vui của anh chị là khi người bệnh từng bước phục hồi. Chị Huệ chia sẻ: "Mỗi bệnh nhân khỏe lên từng ngày, anh chị em mừng lắm. Cứ như người thân của mình vừa thoát khỏi cửa tử vậy".

8 tiếng/ca, trút bỏ bộ trang phục bảo hộ trắng toát, chị Huệ, anh Thành tự tìm cách "giải toả stress" bằng cách gọi điện về cho hậu phương, kể về những ngày lịch sử ở đây. Anh chị nói, đó là lúc được thư giãn, thoải mái, là liều "dopping" lớn lao cho ca làm việc tiếp theo....

Ngày 24/8, Bệnh viện Bạch Mai cử 2 chuyên gia đầu ngành về hồi sức và cấp cứu là PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9 và PGS.TS Đặng Quốc Tuấn - Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực vào trực tiếp đi buồng, điều hành chuyên môn tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID -19 tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP.HCM

Trước đó, hơn 500 nhân viên y tế của Bệnh viện đã lên đường vào tâm dịch TP.HCM. Họ đến từ các chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh… của viện.

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai cũng cử 1.500 sinh viên và thầy cô trường Cao đẳng y tế Bạch Mai vào hỗ trợ TP HCM lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F0.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top