Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ thanh niên 25 hôn mê sâu, tổn thương não do uống rượu, chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm khi uống rượu nhất định phải tránh để bảo vệ tính mạng

Thứ tư, 07:18 11/01/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Có nhiều trường hợp uống liên tục trong vài ngày, uống quá nhiều tới khi nguy kịch mới vào viện thì đã để lại di chứng rất nặng nề, đặc biệt là di chứng não.

WHO cảnh báo 6 thực phẩm gây ung thư đầu bảng, rút ngắn tuổi thọ mỗi ngày nhưng đang len lỏi trên mâm cơm của người ViệtWHO cảnh báo 6 thực phẩm gây ung thư đầu bảng, rút ngắn tuổi thọ mỗi ngày nhưng đang len lỏi trên mâm cơm của người Việt

GĐXH - Những thói quen ăn uống hàng ngày của chúng ta tưởng chừng như vô hại, nhưng lại tiềm ẩn một chuỗi các vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có tình trạng ung thư đang ngày một gia tăng.

Mới đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đã tiếp nhận một nam thanh niên 25 tuổi trong tình trạng lơ mơ, li bì, hạ đường huyết.

Qua điều tra, bệnh nhân trước đó uống rượu trong lúc đói. Trở về nhà, nam thanh niên này tiếp tục ngủ li bì và bỏ bữa. Gia đình tưởng bệnh nhân ngủ say nên không đánh thức.

Tuy nhiên, khi được phát hiện bất thường và đưa tới bệnh viện, bệnh nhân gần như rơi vào hôn mê, tổn thương não.

Từ vụ thanh niên 25 hôn mê sâu, tổn thương não do uống rượu, chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm khi uống rượu nhất định phải tránh để bảo vệ tính mạng - Ảnh 2.

Một ca ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Báo GT

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, trường hợp này bị hạ đường huyết rất nặng. Khi vào cấp cứu, lượng đường trong máu của bệnh nhân đã giảm gần như bằng không. Trường hợp này đã phải thở máy liên tục suốt 3 tuần", bác sĩ cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi uống rượu tạo cảm giác no giả, nên nhiều người uống mà không ăn dẫn đến bị hạ đường huyết. Có trường hợp uống liên tục vài ngày, uống quá nhiều tới khi nguy kịch mới vào viện thì đã để lại di chứng rất nặng nề, đặc biệt là di chứng não.

Theo BS. Nguyễn Mạnh Chiến, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: Triệu chứng ngộ độc rượu thường không xảy ra ngay trong cuộc nhậu, mà hầu hết bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch sau đó. Nếu không được nhập viện điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Có những trường hợp nặng, dù may mắn được cứu sống nhưng có thể đối mặt với di chứng về thần kinh, thị giác và chi phí điều trị rất tốn kém.

5 sai lầm khi uống rượu nhất định phải tránh để bảo vệ tính mạng

Từ vụ thanh niên 25 hôn mê sâu, tổn thương não do uống rượu, chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm khi uống rượu nhất định phải tránh để bảo vệ tính mạng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

 Không uống khi đói bụng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu khi bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Cụ thể, những người thường uống rượu khi đói có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao gấp 1,5 lần so với những người ăn lót dạ rồi mới uống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những người uống một lượng nhỏ mà không ăn kèm sẽ dễ bị cao huyết áp hơn, kể cả uống ít. Nam giới và phụ nữ đều có kết quả tương tự, bất kể loại rượu nào.

Không tắm sau khi uống rượu

Tắm ngay sau khi uống rượu bia sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ làm tổn thương chức năng đường tiêu hóa. Lý do vì lượng glucose dự trữ trong cơ thể sẽ tiêu hao nhiều do quá trình tuần hoàn máu khi tắm, dẫn đến cơ thể giảm nhiệt nhanh chóng. Đồng thời, rượu bia ức chế hoạt động sinh lý bình thường của gan, cản trở quá trình phục hồi dự trữ glucose trong cơ thể, dễ dẫn đến sốc, thậm chí gây tử vong trong trường hợp nặng.

Không ăn mì, bún

Ăn mì, bún khi uống rượu là lựa chọn của nhiều người, nhưng thực chất không tốt cho dạ dày, bởi trong bún thường có phụ gia thực phẩm, ví như phèn chua. Loại này sẽ làm máu chảy chậm, lâu ngày lưu trong máu gây hại cho cơ thể. Khi kết hợp phèn chua với rượu có thể kích thích gan, tăng gánh nặng cho gan trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ.

Không ăn cà rốt

Cà rốt có nhiều caroten, nếu kết hợp với rượu có thể xảy ra phản ứng hóa học gây độc cho gan. Vì vậy, mọi người nên cố gắng tránh ăn cà rốt và rượu cùng nhau.

Không uống trà cùng rượu

Đây là thức uống phổ biến của gần như mỗi gia đình và nhiều người có thói quen rời mâm rượu lên bàn trà, vì hy vọng trà giải rượu. Tuy nhiên đừng uống trà sau khi uống rượu, bởi sẽ làm tổn thương thận, nặng thắt lưng và chân, đau bàng quang... 

Nhiều người dùng gừng làm ấm cơ thể mắc sai lầm nghiêm trọng, chuyên gia chỉ rõ những người này tuyệt đối không nênNhiều người dùng gừng làm ấm cơ thể mắc sai lầm nghiêm trọng, chuyên gia chỉ rõ những người này tuyệt đối không nên

GĐXH - Tính cay nóng của gừng tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến bạn bị táo bón, cảm giác nóng rát hậu môn khi đại tiện. Nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản...



M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 6 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top