Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ học sinh lớp 9 tử vong khi chạy bộ, chuyên gia chỉ cách ngừa đột quỵ khi chơi thể thao, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay

Thứ năm, 14:16 01/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia nhận định, những người chạy bộ xảy ra tai biến dẫn đến đột quỵ chủ yếu là do có vấn đề về huyết áp, bệnh lý tim mạch. Khi hoạt động quá sức khiến bệnh lý tái phát và dẫn đến đột quỵ.

Trên thực tế, tình trạng đột quỵ hay thậm chí là ngừng tim dẫn đến đột tử khi nạn nhân đang hoạt động thể thao không phải hiếm gặp. Trường hợp em H., học sinh lớp 9 Trường THCS Nam Phương Tiến A (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ra đi vì đột quỵ khi tham gia giải chạy tại địa phương là một trường hợp đau lòng và đang khiến nhiều người lo lắng.

Từ vụ học sinh lớp 9 tử vong khi chạy bộ, chuyên gia chỉ cách ngừa đột quỵ khi chơi thể thao, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trước đó, chia sẻ trên Báo Giao thông, PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương y học thể thao và chi trên cho biết, trong vài năm gần đây, số ca nhập viện để điều trị đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng, từ 1,7% lên tới 2,5%, với tỉ lệ nam cao gấp 4 lần nữ.

Bệnh có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở độ tuổi 20 và thậm chí là trẻ hơn, chiếm tới 1/3 các trường hợp đột quỵ. Đặc biệt, đã có một số trường hợp bị đột quỵ khi đang tập luyện thể thao khiến nhiều người lo lắng.

Theo BS. Mạnh Khánh, đột quỵ khi chơi thể thao có 2 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất xảy ra trên người có bệnh lý nền mà không biết, hay gặp ở người có dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não) hoặc có bệnh lý tiềm tàng về viêm cơ tim, gây ra nhồi máu cơ tim cấp, hoặc xuất huyết não cấp. Người bệnh rất khó biết mình có bệnh vì thông thường không có triệu chứng, khi tai biến xảy ra mới biết. Tuy nhiên, những trường hợp này rất ít.

Nhóm thứ hai là do người chơi thể thao gắng sức quá, ham mê quá, đẩy sức chịu đựng vượt lên cao quá khả năng của mình. Ví dụ, những người này chỉ có khả năng chạy được 5km, sau tập luyện đẩy lên 10km, 20km, nhưng họ lại cố gắng chạy 50km, thậm chí 100km… nên không phù hợp.

Các chuyên gia khuyến cáo, duy trì vận động rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho tim mạch nhưng cần phù hợp. Theo đó, nên kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu chơi môn thể thao, đặc biệt là các môn đối kháng để phòng nguy cơ ngừng tim khi đang tập luyện, thi đấu.

Từ vụ học sinh lớp 9 tử vong khi chạy bộ, chuyên gia chỉ cách ngừa đột quỵ khi chơi thể thao, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cần làm gì để chơi thể thao an toàn?

Theo các bác sĩ, với những người chơi thể thao, đặc biệt các môn thể thao nặng, gắng sức, ở người có nguy cơ cao, bệnh nền nên sàng lọc khám tim mạch để được phân tầng nguy cơ, từ đó sẽ đánh giá xem bệnh nhân được gắng sức ở mức độ nào, để bác sĩ đưa ra lời khuyên lựa chọn các hoạt động phù hợp cho người bệnh.

Trước bất cứ hoạt động thể dục thể thao nào, mỗi người cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể có thời gian thích nghi với hoạt động gắng sức. Cần lưu ý, khi đang gắng sức mức độ cao, cần tránh việc dừng lại đột ngột vì thời điểm này cũng có thể xuất hiện nhiều rối loạn nhịp đe dọa tính mạng, nhất là ở bệnh nhân có bệnh nền.

Tốt nhất, mỗi người nên lựa chọn cho mình một môn thể thao sao cho phù hợp với sức khỏe và độ tuổi. Những môn thể thao đòi hỏi vận động lớn như bóng đá, chạy đường dài ưu tiên lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở người tuổi cao hơn có thể đi bộ, đạp xe, bơi. Đặc biệt khi chơi không nên tăng nặng ngay. Ở môn chạy cần khởi động kỹ, bắt nhịp tăng dần để quả tim co bóp cần quá trình thích nghi.

“Cơ thể con người chỉ có ngưỡng nhất định, nếu vượt quá ngưỡng phải đòi hỏi có quá trình tập luyện và thích nghi lâu dài. Nếu thúc đẩy nhanh quá trình đó cơ thể dẫn tới quá tải, quả tim bị suy không cung cấp đủ máu, phổi cần phải hoạt động liên tục mới trao đổi được oxy. Tim chỉ khoảng 90 nhịp/phút, nếu đẩy lên 180-200 nhịp/phút là quá nhanh, vượt qua ngưỡng chịu đựng của cơ thể, dẫn tới suy tim cấp và đột quỵ”, BS. Khánh chia sẻ.

Ngừa đột quỵ khi chạy bộ, chơi thể thao

Chia sẻ trên Dân trí, PGS. TS. BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam khuyến cáo: Tập thể dục nâng cao sức khỏe là rất tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta không đảm bảo an toàn tập luyện, không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lý tiềm ẩn trước đó thì có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp. Thậm chí gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết não...

Do đó, người bình thường trước khi tập chạy hay chơi bất kỳ môn thể thao nào đều cần phải kiểm tra thể lực. Chúng ta có thể đến gặp bác sĩ thể thao hoặc huấn luyện viên thể lực để được tư vấn, khám sàng lọc xem có bệnh lý gì tiềm tàng không như: bệnh tim, phổi hoặc gia đình có tiền sử về tim phổi, huyết áp, cơ xương khớp… 

Nếu có vấn đề gì bất thường, người dân được tư vấn chọn môn tập và chọn lượng vận động phù hợp, nếu không có thể xuất hiện các bệnh lý, tai biến.


M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top