Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ học sinh bị cây phượng đè tử vong: Bất cập về công tác quản lý cây xanh trong nhà trường?!

Thứ năm, 08:02 04/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Sau khi xảy ra tai nạn học sinh tử vong do cây phượng đổ đè trúng tại TP.HCM, một số trường học đã tìm cách cắt trụi cành cây to trong sân trường. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có một quy định cụ thể về vấn đề cây xanh trong trường học.

Từ vụ học sinh bị cây phượng đè tử vong: Bất cập về công tác quản lý cây xanh trong nhà trường?! - Ảnh 1.

Cây xanh lâu năm bên trong các trường học hiện nay đang bộc lộ bất cập về công tác quản lý. Ảnh minh họa: Q.Anh

Cây xanh rất cần cho học sinh

Những ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) bị cây phượng lâu năm bật gốc đè trúng khi đang ở trong trường vào sáng ngày 26/5. Sau đó, tại Đắk Lắk, Bình Dương, Đồng Nai… cũng đã xảy ra hiện tượng cây phượng gãy đổ trong trường học khiến nhiều người lo lắng về sự an toàn của học sinh khi đến trường. Nhiều địa phương đã chỉ đạo các nhà trường kiểm tra cây xanh, xử lý cắt tỉa cành những cây có thể gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, ngoài một số trường kiểm tra, cắt tỉa những cành mục, nguy cơ đổ gãy, thậm chí gia cố, hàn thêm các trụ sắt chống đỡ cho cây… thì một số nơi đã xảy ra hiện tượng chặt cây theo hướng cực đoan. Đó là tìm cách đốn hạ, chặt sạch các cành cây chỉ để lại trơ trụi thân cây. Hình ảnh cành cây bị chặt ngổn ngang sân trường, có trường đã chăng dây cảnh báo nguy hiểm quanh cây phượng đang khoe sắc đỏ rực khiến những ai nhìn vào cũng đau xót, nhất là bối cảnh năm nay học sinh vì ảnh hưởng COVID-19 mà kéo dài năm học đến giữa tháng 7. Nắng nóng, học sinh sẽ ra sao nếu như có thể vì lo sợ trách nhiệm, "ghét" cây phượng mà chặt hạ cây không thương tiếc diễn ra tại nhiều nơi?

Nhìn những hình ảnh cây xanh bị cắt trơ trụi được lan truyền trên mạng xã hội, độc giả Nguyễn Văn Hiếu (ở Hà Đông, Hà Nội) có con đang học phổ thông tâm sự: "Việc cắt tỉa cây, nhất là với những cành khô, mục là điều cần thiết, nhưng cắt trụi cây còn trơ thân cây giữa mùa hè nắng nóng thì chẳng khác gì triệt hạ cây, không muốn cây sống nữa. Tuổi thơ cắp sách đến trường của tôi cũng gắn liền với những tháng ngày leo trèo cây sấu, cành phượng, bằng lăng để hái hoa, hái quả nên khi có con đi học tôi chọn trường học, bên cạnh chất lượng thì trường có nhiều cây xanh cũng là một tiêu chí. Sẽ là mất đi hình ảnh đẹp của ngôi trường nếu như cắt trụi hết cây xanh".

Nêu tầm quan trọng của cây xanh và phê phán việc chặt cây xanh trường học một cách tùy tiện, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết: "Chặt cây trơ trụi, đốn hạ cây không phải do cây bị mục rỗng thân là một hành động sai lầm. Người quản lý nhà trường mà để xảy ra tình trạng này thì rõ ràng không xứng đáng với vị trí quản lý, bởi ai cũng ít nhiều có kiến thức về cây xanh, môi trường. Cây xanh trong trường học ngoài tác dụng môi trường ai cũng biết thì cây cũng gắn liền với ký ức của tuổi học trò đi suốt cuộc đời, có những người lính khi ra trận, nỗi nhớ quê hương, mái trường, những chùm hoa phượng… mà quyết tâm chiến đấu, bảo vệ quê hương".

Trường phải thuê kiểm tra, xử lý cây

Từ vụ học sinh bị cây phượng đè tử vong: Bất cập về công tác quản lý cây xanh trong nhà trường?! - Ảnh 2.

Một số trường chặt cây xanh theo cách cực đoan đó là cắt tỉa hết các cành của cây. Ảnh: TL

Chia sẻ về công tác quản lý cây xanh trong trường học, thầy Nguyễn Quốc Bình cho hay, khi làm Hiệu trưởng ngôi trường mới, thầy và nhà trường đều phải tìm hiểu từng loại cây bóng mát, ý nghĩa và phù hợp với nhà trường. Còn thời gian làm Hiệu trưởng tại Trường THPT Việt Đức, nhà trường có rất nhiều cây lâu năm, có nhiều cây dáng cao cổ thụ như xà cừ, sấu, si… Là người quản lý phải yêu cầu các bộ phận, bảo vệ, cùng đi kiểm tra, phát hiện nhiều cây bị mọt, cần phải cắt tỉa… nhà trường liên hệ công ty cây xanh đến giúp nhà trường ít nhất 1 lần trong năm.

Cũng theo thầy Nguyễn Quốc Bình, năm nào nhà trường cũng có hợp đồng và chi trả với công ty công viên cây xanh đến kiểm tra, xử lý, nhưng có những đợt công ty bận nhiều việc chưa đến được nhà trường rất lo lắng bởi cây gãy, đổ mất an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Nhà trường không thể tự cắt cành, kiểm tra thân cây có bị mục rỗng hay không. Có những cây cao mấy chục mét, phải dùng xe chuyên dụng mới cắt tỉa được. Những cây mục rỗng, như cây phượng chẳng hạn, chỉ có thợ có chuyên môn đến gõ vào thân, hoặc dùng máy kiểm tra mới phát hiện, chứ nhà trường không có chuyên môn.

Từ công tác quản lý, thầy Nguyễn Quốc Bình kiến nghị: "Để xảy ra cây gãy đổ mất an toàn cho học sinh trước tiên là trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường. Từ vụ việc học sinh bị cây đổ dẫn đến tử vong, cần phải thức tỉnh ngành giáo dục, quan tâm hài hòa việc học tập, an toàn cho học sinh và cây xanh. Tai nạn chỉ là hi hữu khi chưa biết cách trồng đúng kỹ thuật, khâu kiểm tra, xử lý cây… Lỗi này thuộc về con người không nên đổ lỗi cho cây dẫn đến triệt hạ, công ty cây xanh chỉ chăm sóc ngoài đường, còn trong trường lại không. Ngành giáo dục cũng cần phải ban hành quy định rõ những loại cây trong trường học, cách hướng dẫn chăm sóc, xử lý cây… chứ lâu nay, chưa có một tiêu chí, quy chuẩn nào nói về cây xanh trường học".

Còn theo GS.VS Phạm Minh Hạc-nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: "Chuyện xảy ra tai nạn cây đổ trúng nhóm học sinh, trước tiên tôi xin gửi lời chia buồn đến gia đình học sinh bị tử vong, mong những em bị thương sớm bình phục. Qua sự việc này, cần quan tâm nhiều hơn đến trồng, quản lý, chăm sóc cây xanh trong trường học. Lâu nay những cây lớn ở trong trường, không có ai kiểm tra, các công ty cây xanh chỉ kiểm tra ngoài đường phố. Các thầy cô giáo, bảo vệ lại không có khả năng kiểm tra, xử lý cây xanh. Chúng ta cần cố gắng giữ gìn cây xanh và trồng cây mới, phải có chuyên môn đánh giá trước khi chặt cây, tỉa cành, không thể tùy tiện chặt cành, thay cây tràn lan".

Bên cạnh mối lo về gãy rơi cành, đổ… Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ học sinh ngộ độc do ăn các loại quả của một số loài cây, hoa có trong các trường học. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng đã có đề nghị một số đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại các địa phương rà soát, loại bỏ ngay các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên. Một số các loài cây, hoa có chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp khi ăn phải như: Cây lá ngón; Cây cà độc dược; Cây trúc đào; cây thông thiên; Cây đai vàng (dây huỳnh, huỳnh anh); Cây bông tai; Cây thầu dầu; Cây ngô đồng.

Ngày 26/5, tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) đã xảy ra vụ tai nạn do cây phượng bật gốc đè trúng nhóm học sinh, hậu quả làm một học sinh tử vong, nhiều học sinh khác bị thương. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có đề nghị các địa phương, nhà trường khẩn trương liên hệ đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ… nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… UBND thành phố cũng đã chỉ đạo các công ty cây xanh, trường học tổ chức rà soát hệ thống cây xanh, xử lý những cây có thể gây nguy hiểm.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 29 phút trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 31 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 1 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Chủ tiệm vàng kể lại 6 giây đối mặt kẻ cướp

Xã hội - 1 giờ trước

“Sau những tiếng va đập lớn, trong khoảng 6 giây tên cướp đã vơ lấy vàng, lao ra xe và phóng khỏi hiện trường trước sự ngơ ngác của mọi người”, bà H. nhớ lại.

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Lật thuyền do mưa bão ở Lai Châu, 2 người mất tích

Xã hội - 2 giờ trước

Anh C. lái thuyền chở theo 4 người tại vùng ngập thủy điện Sơn La thuộc xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ, Lai Châu lúc mưa lớn và gió xoáy. Thuyền bị lật khiến 2 người mất tích.

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Sinh viên muốn có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng, nhất định nên tham khảo 5 nghề sau

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh nhu cầu thị trường rộng mở, tìm kiếm việc làm có mức thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng là mục tiêu của rất nhiều người.

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Mất gần 3 tỷ đồng từ lời làm quen rồi 'gạ' đầu tư trên mạng và một số website giả mạo có nguy cơ lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Một người đàn ông tại Hà Nội đã mất 2,7tỷ đồng sau khi được một nữ giới làm quen qua mạng và “gạ” đầu tư vào sàn thương mại điện tử giả mạo.

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Video: Thiếu kỹ năng khi tham giao thông, hai nữ sinh đi xe đạp điện bị ô tô húc văng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đạp điện do hai nữ sinh điều khiển sang đường nhưng không chú ý quan sát, bị ô tô từ phía sau lao tới húc văng.

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Nghỉ lễ, người dân TPHCM trải bạt kín công viên từ 6h sáng để uống cà phê

Xã hội - 3 giờ trước

Tận dụng ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều người trẻ ra công viên trải bạt, chuyện trò, chụp ảnh.

Top