Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ giáo sư "quần đùi" Trương Nguyện Thành: "Du học xong mà về nước là… dại dột"?

Thứ năm, 08:55 10/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - “Một số bạn tôi tốt nghiệp ở nước ngoài và trở về nước làm việc họ đều phàn nàn rằng, thật “dại dột” khi học xong ở nước ngoài mà về nước làm vì lương thấp, bị chèn ép, thậm chí bị cô lập” - Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia) chia sẻ.

Vừa qua, GS Trương Nguyện Thành - nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen bỏ Việt Nam về Mỹ công tác khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.

Xung quanh câu chuyện này, Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh chuyên nghành giáo dục tại Đại học Newcastle, Australia và là thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA).

Rào cản từ những quy định chưa phù hợp?

Vừa qua, GS Trương Nguyện Thành đã bỏ Việt Nam về Mỹ công tác khi không được bổ nhiệm làm hiệu trường. Là một nghiên cứu sinh tại Australia, anh có suy nghĩ gì về sự việc này?

- Cảm giác đầu tiên đó là sự thất vọng về chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài của chúng ta. Chính sách này dường như nó còn mang nặng tính hình thức chứ chưa đi vào thực tế, thực chất.

Đã có rất nhiều trường hợp chưa đủ bằng cấp, chưa đủ năm kinh nghiệm công tác hay thời gian quản lý vẫn được châm trước để được bổ nhiệm, đề bạt vào những vị trí cao trong chính quyền.

Trong khi đó, những người thực tài như GS Trương Nguyện Thành, được đào tạo ở nước ngoài, có nhiều đóng góp khoa học cho quốc tế, được tín nhiệm tại trường lại không được công nhận chức danh hiệu trưởng chỉ vì những tiêu chí đã lỗi thời.


Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle, Australia. Ảnh: NVCC

Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle, Australia. Ảnh: NVCC

Điều đó cho thấy điều gì bất cập trong các quy định hiện hành tại nước ta?

- Một vấn đề bất cập có thể nhìn thấy đó là sự chậm thay đổi các quy định pháp lý so với sự phát triển của xã hội. Cá nhân tôi cho rằng, luật pháp cần có tính linh hoạt và cần thay đổi kịp với sự phát triển của xã hội.

Thực tế, ở các quốc gia phát triển như Đức hay Mỹ, Australia thì các chính sách pháp lý thay đổi rất linh hoạt theo nhu cầu thực tế của xã hội. Chẳng hạn, Luật di cư của Australia cứ 6 tháng lại được đưa ra để thảo luận, sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.

Trong khi đó, Việt nam lại là quốc gia đang phát triển. Đảng và chính phủ đang có nhiều nỗ lực để giúp Việt nam bắt kịp và hội nhập với sự phát triển của thế giới thì các chính sách pháp luật cũng cần phải liên tục điều chỉnh bổ sung để bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới.

Điều đáng buồn là chúng ta khá cứng nhắc và rất chậm điều chỉnh các quy định pháp luật phù hợp với thực tế xã hội

Cân nhắc về nước sau khi học xong

Trước GS Trương Nguyện Thành, nhiều nhân vật nổi tiếng, tài giỏi cũng không lựa chọn quay về nước để làm việc. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

- Một bất cập khác cũng cần phải đưa ra mổ xẻ ở đây là vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của các trường tư. Thiết nghĩ, khi nhà nước giao cho các trường tự chủ thì nên để cho họ được tự chủ toàn phần kể cả về con người vì không ai khác chính họ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả, chất lượng và uy tín của cơ sở mình.

Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là dẫn dắt và hỗ trợ để giúp các cơ sở đó phát triển chứ không phải là hòn đá tảng chặn đường. Trong trường hợp của GS Thành khi xác định đó là nhân tài cần thu hút thì cớ sao chỉ vì một vài quy định lỗi thời mà để lãng phí chất xám.


GS Trương Nguyện Thành cho thấy bất cập trong chính sách thu hút người tài. Ảnh: TL

GS Trương Nguyện Thành cho thấy bất cập trong chính sách thu hút người tài. Ảnh: TL

những nước phát triển, những người giỏi sẽ được trọng dụng ra sao? Ở Việt Nam đâu là rào cản khiến chính sách “trải thảm” đến nay vẫn chưa hiệu quả?

- Một số bạn tôi tốt nghiệp ở nước ngoài và trở về nước làm việc họ đều phàn nàn rằng, thật “dại dột” khi học xong ở nước ngoài mà về làm cho nhà nước vì lương thấp mà còn bị chèn ép, o bế thậm chí bị cô lập vì mình không nằm “phe” nhóm nào.

Nhiều ý kiến đóng góp không được coi trọng mà còn bị coi thường vì được cho là không thực tế với Việt nam. Một số bạn còn bị bố trí khác chuyên môn được đào tạo, hoặc được giao cho vị trí mà hữu danh vô thực. Cho nên, chỉ muốn bỏ ngang và quay lại nước ngoài để tìm cơ hội khác.

Ở các quốc gia phát triển như Australia chẳng hạn, tiêu chí đầu tiên để tuyện dụng nhân tài đó là năng lực của cá nhân đó. Liệu cá nhân đó có đáp ứng được vị trí công việc đó không. Việc tuyển dụng là công khai, minh bạch và dựa trên một khung tiêu chí chung.

Ví dụ, tuyển dụng lao động chất lượng cao qua kỹ năng tay nghề thì họ xây dựng một khung điểm chung chẳng hạn là 60 điểm. Nếu đủ 60 điểm thì anh có thể nộp đơn để tuyển dụng cho vị trí đó.

Về cá nhân, anh có thể chia sẻ dự định tương lai của mình khi kết thúc nghiên cứu tại Australia, trở về quê hương hay tiếp tục ở lại nước ngoài?

- Cũng như nhiều bạn trẻ khác, tôi cũng mong muốn được trở về Việt Nam để góp phần nhỏ của mình trong việc xây dựng đất nước, nhưng chỉ sợ rằng lại lặp lại con đường mà những người bạn của tôi đã và đang đi. Có thể tôi sẽ ở lại học lên tiếp, chờ những biến chuyển tích cực từ trong nước và hi vọng có thể trở về để đóng góp hết khả năng mình cho Tổ quốc.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ nói trên!

Quang Huy (Thực hiện)

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Đời sống - 10 phút trước

GĐXH - Loại visa (thị thực) mới được cấp này sẽ giúp công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh vào Nhật Bản mà không mất quá nhiều thời gian và thủ tục phức tạp.

Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Pháp luật - 55 phút trước

GĐXH - Cơ quan công an đang tạm giữ hình sự người cha ruột để điều tra về cái chết thương tâm của bé gái 9 tháng tuổi ở Tây Ninh.

Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Tin giấy tờ 3 nhân viên 'nhí', chủ quán karaoke lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

Tin tưởng vào giấy tờ tuỳ thân, bỏ 68 triệu đồng để trả nợ cho 3 bé gái, chủ quán karaoke ở Vĩnh Phúc lĩnh án 13 năm tù vì tội Mua bán người dưới 16 tuổi

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, trong những ngày đầu tháng 5, sẽ còn có 2 đợt không khí lạnh yếu ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Thời tiết miền Bắc có mưa dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra.

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 75 tuổi ở nhà một mình thì bị Bảo giở trò đồi bại. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Đội CSGT đường bộ số 7 đang xác minh, truy tìm nam thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút ở làn đường xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 4 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 13 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top