Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ bé trai tử vong vì bị tôn cứa cổ: Những hiểm họa từ việc sơ cứu ban đầu sai cách

Thứ tư, 19:00 28/09/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Không ít trường hợp, vì sơ cứu sai cách có thể khiến chấn thương nặng thêm, thậm chí đe dọa tính mạng nạn nhân.


Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Tranh minh họa.

Trong nhiều trường hợp gặp người bị thương, việc sơ cứu ban đầu quan trọng hơn là việc bế xốc nạn nhân đi cấp cứu. Tranh minh họa.

Sơ cứu sai cách khiến tình trạng bệnh nặng thêm

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, sơ cứu ban đầu khi gặp trường hợp tai nạn (giao thông, sinh hoạt, lao động, va chạm xã hội…) rất quan trọng, nhiều khi quyết định cả tính mạng nạn nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính sơ cứu, can thiệp ban đầu sai cách lại khiến tình trạng chấn thương nặng hơn. Nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức cho thấy, 50% các trường hợp bị tai nạn được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện này bị sơ cứu sai cách.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, khi gặp trường hợp tai nạn trên đường, trước hết phải làm là quan sát lần lượt từ việc nạn nhân có thở tốt không, xem vết thương có chảy máu không, ý thức nạn nhân có tỉnh táo không? Sau đó, tiếp tục quan sát xem nạn nhân có gặp chấn thương nguy hiểm (sọ não, ngực, cột sống, tứ chi). Đồng thời, phải gọi điện thoại ngay đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi người xung quanh để có người hỗ trợ chứ không nên loay hoay làm một mình. “Vì không phải là nhân viên y tế, có những can thiệp khiến tình trạng chấn thương nặng thêm”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cảnh báo.

Cụ thể, nếu quan sát đường thở nạn nhân có vấn đề, ví dụ nạn nhân bị tắc, khó thở, phải xem lại đường thở có bị tắc do dị vật, đất cát, bị nôn sặc, hoặc vết thương chảy máu gây sặc. Trong trường hợp đó, phải cho nạn nhân nằm nghiêng, lấy sạch dị vật để cho nạn nhân được thông đường thở.

Một chấn thương khác là chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng phân tích: “Hình dung, cột sống là một trục có ống tủy ở trong, khi bị chấn thương cột sống, nếu chúng ta khiêng bệnh nhân bị yếu cột sống do bị gãy, đốt sống có thể cắt tủy, khiến bệnh nhân bị liệt. Trong trường hợp sau khi quan sát thấy chấn thương cột sống, thấy vùng cột sống bị bầm tím, phải hỏi nạn nhân có đau cột sống lưng, cột sống cổ không. Nếu có, phải tuyệt đối cho nạn nhân nằm im, không di chuyển. Việc can thiệp sai cách có thể khiến nạn nhân ngừng thở ngay lập tức. Những chấn thương cột sống cổ thường gặp trong trường hợp ngã dàn giáo, ngã từ trên cây, trên cao xuống thì không được can thiệp sơ cứu ngay bằng cách di chuyển nạn nhân”.

Một chấn thương nghiêm trọng khác cũng rất hay gặp là chấn thương ngực, bao gồm chấn thương hở và kín. Nếu chấn thương ngực hở có thể gây ra tràn máu, tràn khí trong màng phổi vì có xương sườn đâm vào trong. Nếu thấy vết thương hở ra, phải bịt ngay vào bằng mọi cách, vì chấn thương hở sẽ gây xẹp phổi, gây tràn máu, tràn khí vào sẽ ép vào phổi không nở ra được, nạn nhân sẽ tắc thở.

Phải đưa nạn nhân vào cơ sở y tế gần nhất

Trong tình huống gặp nạn nhân bị gãy xương tứ chi, nguyên tắc cơ bản là phải cố định phần gãy nguyên tư thế. Tuyệt đối không sờ nắn, vì việc nắn xương tứ chi có thể biến gãy xương hở thành gãy kín. Lúc này, cần cố định khớp trên, khớp dưới vùng chi bị gãy.

TS Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai) lấy dẫn chứng: Nếu nạn nhân bị gãy xương cẳng tay, phải cố định khớp cổ tay và khớp khuỷu tay. Còn nếu nạn nhân bị gãy xương cẳng chân, về nguyên tắc phải có nẹp dài cố định để nẹp cùng phía chân bị gãy, nhưng nếu không kiếm được thanh tre, thanh gỗ dài để nẹp cố định thì trong kỹ thuật sơ cứu thích ứng, chúng ta sẽ dùng chính cái chân còn lại và cơ thể để làm nẹp. Theo đó, chúng ta sẽ buộc hai cổ chân vào nhau (khớp dưới), rồi dùng gạc buộc tiếp vào trên gối (khớp trên). Sau đó, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. TS Dương Đức Hùng chia sẻ: “Trong trường hợp bị gãy tứ chi, nếu chuyển nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng chân tay “lủng lẳng” thì rất nguy hiểm...”.

Với chấn thương mạch máu thì nguyên tắc là phải cầm máu. Biện pháp garo theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng thì hiện nay ít được dùng, với lý do: Nếu garo mà phải vận chuyển nạn nhân đi quãng đường quá xa, sau 6 tiếng (không kể thời gian người ta bị tai nạn), lại garo vận chuyển không đúng, có khi gây hoại tử vùng được garo. “Biện pháp an toàn và đơn giản nhất là băng ép lại. Chúng ta sẽ tìm bông gạc, vải sạch ép trực tiếp vào vùng bị chảy máu”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, trong một số trường hợp có thể dùng garo. Chẳng hạn, nếu chân bị cắt cụt gây chảy máu, phần mỏm bị chảy máu thì có thể garo ngay trực tiếp vì đó là mạch máu ngoại vi. Tuyệt đối không được garo phía trên chân vì nó có thể gây hoại tử. Trường hợp bị chảy máu chỗ khác, chỉ nên băng ép vào.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng nêu quan điểm: “Về việc tranh luận xem nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hay đưa đến cơ sở chuyên khoa chấn thương, bệnh viện hạng cao, theo tôi, nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu nạn nhân nặng. Ở đó, có những trang thiết bị tối thiểu để sơ cứu, từ đó có thể chuyển đi cơ sở chuyên khoa. Nếu ngay lập tức vận chuyển đến cơ sở chuyên khoa, nếu không may gặp tắc đường thì rất nguy hiểm”.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Tai nạn giao thông trên các trục đường lớn phải có trạm cấp cứu tại chỗ và lưu động. Còn với người lao động trong các cơ sở, phải dạy cho người lao động thế nào là an toàn để họ có hiểu biết. Cần đưa kiến thức sơ cứu, cấp cứu tại chỗ vào các trường học phổ thông, đại học, trung học chuyên nghiệp, đặc biệt là các trường lái xe, vì họ là người chứng kiến thương tích tại chỗ nhiều nhất do mình gây ra hoặc đi qua”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top