Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tự test COVID-19, nhiều người làm sai, cho kết quả sai mà không biết, chuyên gia chỉ 6 bước cần làm đúng khi test nhanh tại nhà

Thứ tư, 12:51 16/02/2022 | Bệnh thường gặp

GiadinhNet - Chỉ cần ăn, uống, xịt nước muối, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi test COVID-19… cũng có thể đưa ra một kết quả không chính xác.

Hành muối còn sau Tết nếu có dấu hiệu này thì thẳng thay vứt bỏ, tuyệt đối không nên ănHành muối còn sau Tết nếu có dấu hiệu này thì thẳng thay vứt bỏ, tuyệt đối không nên ăn

GiadinhNet - Trong vại dưa hành muối nếu xuất hiện nổi váng mốc đen hay màu, mùi khác lạ thì tốt nhất thẳng tay vứt bỏ, tuyệt đối không ăn vì rất nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh, bạn có thể mua kit test nhanh Covid-19 tự thực hiện tại nhà. Việc này có ý nghĩa giúp biết sớm tình trạng bệnh và liên hệ kịp thời với cơ sở y tế.

Mỗi một bộ kit test, các hãng sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể, người dùng cần đọc kỹ thông tin sử dụng và thực hiện đúng sẽ đem lại kết quả tối ưu. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ cần 1 thao tác nhỏ sai cũng có thể cho kết quả không chính xác.

Tự test COVID-19 tại nhà, nhiều người làm sai, cho kết quả sai mà không biết, chuyên gia chỉ 6 bước cần làm đúng khi test nhanh tại nhà - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lấy mẫu sai góc và độ sâu

Khi đưa que lấy mẫu vào mũi, bạn có thể thực hiện sai góc hoặc chưa đạt được đúng độ sâu. Vì vậy, thay vì đưa tăm bông đi thẳng lên trên, hãy cố gắng đi theo chiều ngang và nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2-3 cm. Sau đó xoay nhẹ que lấy mẫu vào thành mũi theo đúng số lần mà xét nghiệm của bạn khuyến nghị.

Do ăn uống, đánh răng trước khi test

Ăn, uống, xịt nước muối, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc trước khi xét nghiệm nước bọt… có thể đưa ra một kết quả không chính xác. Vì vậy, trước khi lấy mẫu nước bọt 30 phút không nên làm những điều trên.

Bảo quản sai nhiệt độ

Bộ dụng cụ test nhanh nên được bảo quản ở nhiệt độ 2-30ºC, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính - những thay đổi vĩnh viễn đối với cấu trúc protein. Không đóng băng sản phẩm để tránh làm hỏng các thành phần của nó.

Mở sản phẩm quá sớm

Không mở khay thử ra khỏi túi đựng cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu thực hiện xét nghiệm. Mở sớm mà không sử dụng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.

Xử lý mẫu không đúng kỹ thuật

Trong quá trình xử lý mẫu, tức là khi cho tăm bông vào dung dịch đệm, bạn làm không kỹ, không vắt được hết dung dịch trong đầu tăm bông vào dung dịch đệm, điều này có thể làm cho kết quả không chính xác.

Chuyên gia y tế hướng dẫn 6 bước thực hiện test nhanh

1. Trước khi lấy mẫu: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng test nhanh của nhà sản xuất. Người lấy mẫu thực hiện vệ sinh, sát khuẩn tay.

2. Chuẩn bị lấy mẫu: Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và sử dụng càng nhanh càng tốt trong vòng 1 giờ. Đặt khay thử trên bề mặt phẳng sạch nằm ngang. Lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi và tiến hành thu thập mẫu xét nghiệm.

3. Lấy mẫu bệnh phẩm

Tự test COVID-19 tại nhà, nhiều người làm sai, cho kết quả sai mà không biết, chuyên gia chỉ 6 bước cần làm đúng khi test nhanh tại nhà - Ảnh 3.

Lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh minh họa

- Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch tỵ hầu:

Ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, đầu nghiêng về phía sau một góc 70 độ. Đối với trẻ nhỏ: đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/ mẹ. Cha/mẹ cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ ngả đầu trẻ ra phía sau.

- Cầm que lấy mẫu đưa nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng ½ độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.

- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa. Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra và cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

Đối với các bộ kit test yêu cầu lấy mẫu dịch mũi:

- Cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây.

- Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với bên mũi còn lại và thao tác như lỗ mũi thứ nhất. Nhẹ nhàng xoay và rút que mẫu ra rồi cho vào ống đã chứa sẵn đệm chiết mẫu.

4. Tách chiết mẫu

- Nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết. Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.

- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút. Bóp 2 thành ống ép vào đầu que. Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu dịch càng nhiều càng tốt. Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.

- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu. Tránh để dung dịch chạm tới đầu lọc trong nắp nhỏ giọt. Nhỏ 3 giọt mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.

5. Đọc kết quả

Tùy theo hướng dẫn của từng loại sinh phẩm thời gian đọc kết quả khác nhau. Thông thường thời gian đọc kết quả từ 15-30 phút. Không được đọc kết trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.

Kết quả Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C (vạch đỏ).

Kết quả Dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng C và vạch kết quả T.

Kết quả không có giá trị: Cả vạch chứng C và vạch kết quả T không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện vạch kết quả T.

Lưu ý, nếu vạch chứng C không xuất hiện có thể do thiếu mẫu hoặc khay thử bị hỏng. Lúc này, phải thực hiện lại test thử xét nghiệm hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ.

6. Xử lý vật liệu xét nghiệm đã sử dụng

Tất cả các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng được xem như là chất thải lây nhiễm, cần thu gom và xử lý đúng quy định. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Không cho chung các vật liệu xét nghiệm đã qua sử dụng vào rác thải sinh hoạt thông thường.

4 nhóm thực phẩm phổ biến nhưng là 'kẻ thù' của người bị cao huyết áp, áp dụng ngay cách này để ổn định huyết áp, tránh hậu họa!4 nhóm thực phẩm phổ biến nhưng là "kẻ thù" của người bị cao huyết áp, áp dụng ngay cách này để ổn định huyết áp, tránh hậu họa!

GiadinhNet - Kẻ thù của người bị tăng huyết áp đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong đó, chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, chất kích thích và lười vận động... là đáng sợ nhất.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!

6 'thần dược' dễ tìm giúp phòng tránh đột quỵ

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Ăn uống vô độ, nữ sinh 20 tuổi nhập viện tâm thần

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Lao vào ăn uống không thể kiểm soát, nữ sinh năm thứ hai đại học phải nhập viện tâm thần.

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bất ngờ loại quả có vị ngọt thanh nhưng không làm tăng đường huyết, đây là 5 lý do người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu tìm kiếm một loại trái cây ngọt mà không làm tăng đường huyết sau ăn thì có thể cân nhắc đến kiwi.

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trong hầu hết các trường hợp, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Top