Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, tuyệt đối không làm điều này tránh nguy hiểm đến tính mạng

Thứ năm, 14:57 30/03/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Đã có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn các loại hạt, quả không biết rõ loại. Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn nhầm, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Lạng Sơn: 18 người ngộ độc do ăn loại hạt giống hạt dẻ

Trưa ngày 27/3/2023, Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận nhiều bệnh nhân có bị ngộ độc do ăn loại hạt giống hạt dẻ.

Theo đó, bệnh viện này tiếp nhận bệnh nhân H.T.V.H (53 tuổi, trú tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến trong tình trạng tỉnh, mệt mỏi nhiều, đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng liên tục.

Theo lời kể, bệnh nhân cùng người nhà và một số người hàng xóm nhặt được một loại hạt lạ, có hình dáng gần giống hạt dẻ nên mang về cùng ăn. Sau ăn khoảng 30 phút, bệnh nhân H có biểu hiện ngộ độc với triệu chứng xuất hiện buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.

Qua thống kê, có 18 người cùng ăn loại hạt này cũng có triệu chứng nôn, đau bụng, đi ngoài, trong đó một số người được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Văn Quan điều trị. Riêng bệnh nhân H, do ăn số lượng nhiều hơn, các triệu chứng nặng hơn nên được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn điều trị.

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, khuyến cáo được đưa ra nhằm tránh sai lầm có thể mắc phải  - Ảnh 1.

Loại hạt mà bệnh nhân ăn có chứa chất độc Saponosid. Ảnh: BVCC

Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nên được rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt, bù dịch, điện giải. Sau đó, tình hình bệnh nhân dần ổn định. Kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng gan thận, chuyển hóa trong giới hạn bình thường nên các bác sĩ cho xuất viện.

Từ loại hạt do gia đình bệnh nhân mang đến, các bác sĩ xác định đây là hạt của cây trẩu, có chứa chất độc Saponosid.

Được biết, hạt trẩu có chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc dùng làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.

Bởi chứa độc tính nên người bệnh sau khi ăn phải hạt cây này sẽ có các triệu chứng tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy 30 phút đến 4 giờ. Trường hợp nặng có thể đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt và tử vong.

Hà Tĩnh: 11 học sinh ngộ độc do ăn hạt ngô đồng

Sáng 10/3/2023, nhóm học sinh nam (11 em) Trường THCS Phổ Hải (Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đang chơi đá bóng trước sân trường thì thấy có nhiều quả ngô đồng rụng xuống nên đã nhặt lên đập vỡ để lấy hạt ăn. Khoảng 10 phút sau các em có triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng.

Cô giáo chủ nhiệm cùng gia đình đã đưa các học sinh này đến Trung tâm Y tế Huyện Nghi Xuân cấp cứu.

Tại đây, nhóm học sinh được bác sĩ Khoa cấp cứu Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân tiến hành gây nôn, rửa dạ dày, truyền dịch và giải độc. Sau khi được cấp cứu kịp thời, sức khoẻ của các em đã nhanh chóng ổn định.

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, khuyến cáo được đưa ra nhằm tránh sai lầm có thể mắc phải  - Ảnh 2.

Hạt cây ngô đồng có chất curcin, là độc tố chính gây độc cho đường tiêu hóa và gan.

Được biết, hạt cây ngô đồng có chất curcin, là độc tố chính gây độc cho đường tiêu hóa và gan. Người ăn sẽ bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy. Ngộ độc nặng có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, rối loạn thần kinh. Nếu trẻ không may ăn phải hạt cây ngô đồng, cần phải gây nôn và đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Nhựa của cây ngô đồng cũng có độc, nếu vô tình để bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ. Người dân tại Indonesia thường sử dụng nhựa cây làm thuốc trừ sâu; còn người Brazil dùng nước sắc vỏ thân với liều 1-5 g chữa hủi, nước sắc này có tác dụng tẩy mạnh.

Đông y dùng vỏ cây ngô đồng làm thuốc tẩy, trị táo bón, chữa mụn nhọt, có thể sắc nước uống. Tuy nhiên, nhựa và hạt của cây chứa chất dầu, độc, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gan, nên nếu ăn phải sẽ đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Yên Bái: 4 trẻ em ngộ độc do ăn hạt cây dầu mè

Ngày 26/6/2019, bốn cháu Hà Đức D (12 tuổi), Hoàng Văn A (12 tuổi), Vì Văn M (9 tuổi) và Chu Thanh H (12 tuổi), cùng trú tại thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cấp cứu do ăn hạt cây dầu mè.

Cả 4 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rát bỏng ở cổ họng, sau đó ở dạ dày, rồi chóng mặt, đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần và lả người.

Trong số đó, cháu Hà Đức D có các triệu chứng nặng nhất, với biểu hiện nôn và đi ngoài nhiều gây mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt còn 50/30 mmHg. 

Theo lời kể của người nhà, chưa đầy 1 giờ sau khi ăn 4-5 hạt quả cây dầu mè (cây cọc rào), cả 4 cháu đều có biểu hiện như trên. Gia đình lập tức đưa tới Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ (Yên Bái) cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết, cả 4 bệnh nhi đều bị ngộ độc cấp do ăn phải hạt thực vật độc, bé nặng nhất 12 tuổi. Kíp bác sĩ cấp cứu hồi sức tích cực cho các bệnh nhi.

Sau khi được cấp cứu sức khỏe của các bé đều đã ổn định, ăn uống được, không nôn, huyết động ổn định.

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, khuyến cáo được đưa ra nhằm tránh sai lầm có thể mắc phải  - Ảnh 3.

Hạt dầu mè chứa chất độc nên chỉ dùng trong công nghiệp.

Các chuyên gia cho biết, hạt dầu mè có chứa 25% chất dầu và chất độc Curcin, dầu hạt chỉ dùng trong công nghiệp. Hạt dầu mè cũng độc nên chỉ dùng trong công nghiệp, dùng thắp đèn, làm xà phòng.

Nếu ăn phải hạt dầu mè, cơ thể bị nóng rát ở miệng, hầu họng và dạ dày, đồng thời chóng mặt. Sau đó nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê, diễn tiến nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Lào Cai: 8 trẻ bị ngộ độc do ăn quả hồng trâu

Ngày 4/10/2021, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận 8 trẻ (từ 9 đến 13 tuổi ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) bị ngộ độc do ăn quả hồng trâu.

Theo lời kể của các gia đình, trưa 2/10, trên đường từ trường về nhà, một nhóm khoảng 16 học sinh thấy quả dại trên đồi chín nên hái ăn. Khoảng 3 giờ sau ăn, nhiều trẻ xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, mệt mỏi, choáng váng kèm đau bụng dữ dội.

Sau khi theo dõi, thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng, 9 gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) để cấp cứu và được chẩn đoán trẻ bị ngộ độc quả hồng trâu.

Tại bệnh viện huyện, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí bằng gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu, nhuận tràng cho 9 trẻ. Tuy nhiên, 1 trẻ đã tử vong do diễn biến bệnh nhanh, nặng và cấp tính.

Đêm 3/10, 8 trẻ còn lại được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Theo Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, quả hồng trâu có thành phần chính là Alkaloid, Axit Amin, Axit Cacboxylic, Flavonoid, Polyphenol… trong đó, độc tố chính là Alkaloid, chứa trong nhân hạt. Độc tính này tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp, dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch. Một số hoạt chất khác có thể gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận… Quả hồng trâu chín vào thời gian khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.

Từ những vụ ngộ độc do ăn hạt quả lạ, khuyến cáo được đưa ra nhằm tránh sai lầm có thể mắc phải  - Ảnh 4.

Trẻ bị ngộ độc quả hồng trâu có thể bị tử vong nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời.

Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 5 trẻ (từ 3 đến 11 tuổi ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang do ngộ độc hạt thầu dầu.

Gia đình các bệnh nhi cho biết, các trẻ này đã tự hái một chùm quả lạ để chia nhau ăn. Sau ăn vài giờ, tất cả bị đau bụng, buồn nôn, nôn, được đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu. Khi tìm lại loại quả mà các con rủ nhau ăn mới biết, đó là quả thầu dầu.

Theo các bác sĩ, toàn cây thầu dầu đều có chất độc, nhưng bộ phận chứa chất độc nhiều nhất là hạt. Hạt thầu dầu có độc tố cao do có chứa chất ricin.

Ricin gây ức chế tổng hợp protein của ruột, tổn thương niêm mạc ruột và có đặc điểm hấp thu kém, nên thời gian phát huy đầy đủ tác dụng độc phải kéo dài đến 5 ngày. Chỉ cần nhai một hạt thầu dầu đã bị nôn mửa, trẻ em ăn 3-4 hạt có thể tử vong.

Sau ăn hạt thầu dầu, người ăn thường có các triệu chứng như: Đau bụng, nôn nhiều, trường hợp nặng có nôn ra máu; tiêu chảy nhiều lần; có các dấu hiệu mất nước; rối loạn tri giác, liệt dây thần kinh sọ não; gan to, vàng da, suy gan; tiểu ít, suy thận; tụt huyết áp... nặng nhất là tử vong.

Tuyệt đối không ăn thử quả lạ để phòng tránh ngộ độc

Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn hạt, quả lạ, bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo, để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, đặc biệt là trẻ em, các cấp chính quyền, gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của các loại quả dại. Tuyệt đối không ăn thử, dù chỉ một lần nhằm tránh những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời là giải pháp quan trọng cứu sống bệnh nhân khi ăn quả lạ. Gia đình khi phát hiện có người ăn phải quả hay các loại hạt lạ cần cho người bệnh uống nhiều nước và gây nôn. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo, các loài cây, quả, hoa chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp khi ăn phải như: Cây lá ngón, cây cà độc dược, cây trúc đào, cây thông thiên, cây đai vàng, cây bông tai, cây thầu dầu, cây ngô đồng, cây hồng trâu. Người dân tuyệt đối không sử dụng bất kỳ bộ phận của cây, hoa, quả có chứa các hợp chất gây độc hoặc nghi ngờ gây độc để ăn, uống. Đặc biệt, các gia đình cần trông nom, quan sát trẻ cẩn thận; hướng dẫn các trẻ lớn nhận biết quả gây độc, không tự hái, ăn những quả lạ ngoài thiên nhiên. Cây chứa chất độc nên cần cẩn trọng khi trồng trong nhà, nếu có trẻ em.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 gồm những chuyên gia uy tín nào?

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 là các chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về ngành dược cũng như lĩnh vực điều trị lâm sàng.

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Loại bỏ hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn vì mỡ lợn không tốt cho sức khỏe, gây béo phì, mỡ máu cao, tăng cholesterol là quan điểm của rất nhiều người. Vậy mỡ lợn có thực sự xấu như nhiều người vẫn nghĩ?

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Bật mí bí kíp giúp Bona nhà Trương Mỹ Nhân phát triển trí não vượt trội

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mới chỉ 3 tuổi nhưng bé Bona nhà Trương Mỹ Nhân đã biết trông em giúp mẹ, vận động tinh khéo, phản xạ nhanh và ghi nhớ nhanh. Mẹ Nhân cũng không ngờ con phát triển trí não tốt như vậy, hỏi ra mới biết là nàng á hậu đã kiên trì áp dụng phương pháp này hàng ngày và phù hợp cho con.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Phát hiện ung thư dạ dày và u thực quản từ triệu chứng hội miệng, người đàn ông này hối hận vì suốt bao năm thường xuyên mắc 2 thói quen xấu gây bệnh, đó là hút thuốc lá và ăn mặn.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 12 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt rèn luyện sức bền mỗi ngày cho trẻ

MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt rèn luyện sức bền mỗi ngày cho trẻ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Từ việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm chất, đến các bài tập tăng cường thể chất hằng ngày hay các trò chơi tương tác rèn luyện sức khỏe, Nestlé MILO đồng hành cùng phụ huynh Việt trong hành trình nuôi dưỡng một thế hệ trẻ em năng động, bền bỉ hơn.

Bất ngờ loại củ được ví 'thần dược' tốt cho bệnh xương khớp và sức khỏe nam giới

Bất ngờ loại củ được ví 'thần dược' tốt cho bệnh xương khớp và sức khỏe nam giới

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Củ riềng được cho là có tác dụng kích thích khả năng sinh sản ở nam giới.

5 tình trạng thiếu vi chất phổ biến ở người cao tuổi

5 tình trạng thiếu vi chất phổ biến ở người cao tuổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có 5 vi chất phổ biến gây ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 19 giờ trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Top