Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đặt giường ngủ như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Thứ sáu, 15:23 12/09/2014 | Từ nhà đến viện

Giường ngủ dưới trần dốc, gần cửa phòng, treo đồ vật phía trên giường... là những vị trí tối kị không chỉ theo phong thủy mà còn rất khoa học để bảo vệ sức khỏe con người.

1. Giường ngủ dưới trần dốc

Khi nằm trên một chiếc giường ở phía trên là trần dốc, năng lượng của bạn sẽ bị đè nén nặng nề và phải chịu áp lực liên tục. Ban đêm là khoảng thời gian duy nhất để cơ thể có cơ hội phục hồi và tái tạo năng lượng. Ngủ dưới trần dốc sẽ kìm hãm hoạt động này, do đó sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Ngoài ra, ngủ dưới dạng trần như vậy cũng gây ra sự bất ổn cảm xúc và gây ra năng lượng thấp.

Đặt giường ngủ như thế nào để tốt cho sức khỏe? 1

2. Giường ngủ gần cửa phòng

Giường ngủ gần với cửa phòng ngủ bị xem là đại kỵ trong phong thủy, bởi cửa ra vào thường dẫn những luồng năng lượng mạnh nhất vào phòng. Nguồn năng lượng này có thể vượt mức năng lượng cơ thể cần có khi nằm nghỉ ngơi trên giường. Để tạo phong thủy tốt trong phòng ngủ, bạn cần nguồn năng lượng bổ dưỡng, thư giãn xung quanh giường.

3. Treo đồ vật phía trên giường

Theo các chuyên gia phong thủy, thứ duy nhất được phép đặt phía trên giường là chăn màn. Tuyệt đối không để các vật nặng, chuông gió, đèn chùm, quạt trần ngay phía trên giường vì nó sẽ tạo ra các nguồn sát khí rất lớn và không an toàn.

4. Giường ngủ đối diện với cửa ra vào

Giường ngủ có đầu giường hoặc chân giường kê đối diện với cửa phòng được đánh giá là những vị trí rất xấu. Vị trí này không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây cảm giác bất an, khiến bạn dễ gặp ác mộng và mất đi nguồn năng lượng vào sáng hôm sau.

5. Kê giường đối diện với gương

Một tấm gương đối diện với giường sẽ trực tiếp làm cạn kiệt năng lượng cơ thể khi ngủ. Ban đêm, khi con người ngủ là lúc khí năng yếu nhất, mà gương lại là vật có lực phản chiếu mạnh mẽ, dễ đẩy năng lượng của cơ thể ra ngoài. Hơn nữa, bạn còn có thể gặp ác mộng khi nằm đối diện với gương.

6. Giường ngủ dưới cửa sổ

Theo phong thủy, kê giường dưới cửa sổ, đặc biệt là phần đầu giường kê sát vào cửa sổ thì không tốt cho sức khỏe. Ban đêm là lúc cơ thể con người cần được bù lại năng lượng và được bảo vệ để tái tạo sinh lực. Do đó, thành đầu giường cần phải chắc chắn, phía sau đầu giường cũng phải có bức tường vững chắc. Nếu ngủ ngay dưới cửa sổ, bạn sẽ không có sự hỗ trợ cũng như bảo vệ nào.

Theo SKĐS

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Y tế - 8 năm trước

Khối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Xã hội - 8 năm trước

GiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Y tế - 9 năm trước

Dầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Y tế - 9 năm trước

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Y tế - 9 năm trước

Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Y tế - 9 năm trước

Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Y tế - 9 năm trước

Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.

Top