Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tự chủ tài chính y tế Thủ đô: Hành trình lắm thuận lợi, nhiều gian nan

Thứ năm, 08:49 27/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Một trong những chủ trương lớn của Bộ Y tế là khuyến khích các bệnh viện công lập tự chủ tài chính để tạo ra cuộc cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tại Hà Nội, gần 20 bệnh viện thực hiện điều này, hành trình tự chủ dù lắm thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.


Khám cho bệnh nhi tại Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Xanh Pôn – một trong những viện tự chủ tài chính đầu tiên của Hà Nội. Ảnh: V.Thu

Khám cho bệnh nhi tại Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Xanh Pôn – một trong những viện tự chủ tài chính đầu tiên của Hà Nội. Ảnh: V.Thu

Bệnh viện “làm chủ túi tiền”, bệnh nhân, nhân viên y tế hưởng lợi

Từ đầu năm 2018 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã có 2 đợt giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Y tế Thủ đô hiện có 18 bệnh viện được trao quyền tự chủ bảo đảm chi phí hoạt động, tăng thêm 13 đơn vị so với năm trước.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chuyển sang cơ chế tự chủ hoàn toàn tài chính từ năm 2017. Được coi là đơn vị tự chủ thành công, tháng 8/2018, Bệnh viện còn được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành Sản phụ khoa (dù chỉ là bệnh viện của Hà Nội).

Ông Đỗ Khắc Huỳnh, Phó Giám đốc bệnh viện chia sẻ, ngoài việc xây dựng nhân sự “chuẩn”, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, viện này còn triển khai đa dạng các loại hình dịch vụ, trong đó tập trung xây dựng những khu khám theo yêu cầu, khoa/phòng chất lượng cao… theo yêu cầu của từng “phân khúc khách hàng”. Mặt khác, bệnh viện tập trung phát triển kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu, đưa vào hoạt động Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn, sàng lọc và dự phòng ung thư phụ khoa… Ngoài việc giảm thiểu số bệnh nhân phải chuyển tuyến, tự chủ còn giúp đời sống nhân viên viện này được nâng cao. Doanh thu năm 2017 đạt khoảng 900 tỷ đồng. Ông Huỳnh “tiết lộ”, thu nhập bình quân đầu người trên 20 triệu đồng/tháng. Với những bác sĩ cao cấp, có uy tín có thể đạt tới mức lương trên 100 triệu đồng/tháng.

TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc giao quyền tự chủ về tài chính đối với bệnh viện công lập nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), từ đó, bệnh nhân sẽ có nhiều sự lựa chọn để tìm đến cơ sở y tế KCB tốt nhất.

Bà Nguyễn Thị Hải (60 tuổi, quê Hoài Đức, Hà Nội) bị suy thận 7 năm nay và phải lọc máu, chạy thân nhân tạo. Từ nhà bà lên BVĐK Hà Đông không xa, nhưng vì khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu của viện này thiếu máy lọc máu nên bà không thể vào đây điều trị. Thay vào đó, bà phải lên tuyến trên, đồng nghĩa với việc 3 lần/tuần, các con bà phải thay phiên nhau xin nghỉ việc để đưa bà đi lọc máu. Mới đây, để chuẩn bị cho tự chủ tài chính, khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu trên đây đã đầu tư thêm 31 máy lọc máu HD. Với tần suất 3 ca/ngày, khoa đáp ứng nhu cầu lọc của gần 200 bệnh nhân khu vực Hà Đông và vùng lân cận. Nỗi cực nhọc, vất vả của bà Đường cũng như rất nhiều bệnh nhân sống nhờ lọc máu đã được “giải quyết”.

Việc tự chủ đã giúp cho nhiều bệnh viện có sự “thay da, đổi thịt” rõ rệt. Tại BVĐK Đức Giang, ngoài những thay đổi về thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, bệnh viện còn là nơi đầu tiên của ngành Y tế Thủ đô áp dụng thẻ từ thông minh (người bệnh có thể đăng ký tại nhà qua số điện thoại tổng đài của bệnh viện) vào KCB. Thay vì phải xếp hàng lấy số thứ tự như trước đây, bệnh nhân tới khám chỉ cần làm thủ tục quẹt thẻ (mất 3-5 giây), không phải xếp hàng chờ đợi, sau đó được hướng dẫn đi thẳng lên phòng khám gặp bác sĩ. Phòng khám, số thứ tự đăng ký khám đã có trên bảng thông báo số tại phòng khám…

Khó khăn nhưng không phải “muốn làm gì thì làm”

Tự chủ tài chính rõ ràng đem lại nhiều thuận lợi, cơ hội để thu hút bệnh nhân, cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, khi các viện bị “cắt bầu sữa” ngân sách nhà nước đồng nghĩa với việc khó khăn sẽ chồng chất, đặc biệt với những viện chưa có sự chuẩn bị tốt.

Tại BVĐK Đức Giang, ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc bệnh viện, chia sẻ, từ năm 2017 trở về trước, nguồn kinh phí bệnh viện được thành phố cấp khoảng 30 tỷ đồng/năm. Từ đầu năm 2018, khi bệnh viện được trao quyền tự chủ, nguồn kinh phí này không còn. Việc ảnh hưởng đầu tiên là kinh phí để vận hành, chi trả lương cho nhân viên.

Tương tự, tại BVĐK Hà Đông, từ năm 2018, nguồn ngân sách cũng bị cắt giảm hơn 40 tỷ đồng/năm, gây khó khăn rất lớn trong việc cân đối thu - chi. Ông Đào Thiện Tiến, Giám đốc bệnh viện cho biết, hiện giá viện phí mới chỉ được tính 4/7 yếu tố; 3 yếu tố (khấu hao tài sản cơ sở hạ tầng; khấu hao trang thiết bị; chi phí đào tạo và nghiên cứu khoa học) vẫn chưa được cấu thành vào giá viện phí. Thậm chí, lương cơ bản tính trong giá viện phí là 1.150.000 đồng, nhưng trên thực tế, từ ngày 1/7/2018, bệnh viện phải trả cho người lao động là 1.390.000 đồng. Vì vậy, với giá viện phí như hiện nay, thu chưa đủ bù chi.

Ông Tiến cũng lo ngại thêm việc bệnh nhân vượt tuyến, thông tuyến BHYT tuyến huyện, tới đây là tuyến tỉnh, khiến các bệnh viện càng khó giữ được bệnh nhân.

Dù được tự chủ tài chính, nhưng thực tế cơ chế tự chủ ở một số viện hiện vẫn “nửa vời”, tức là chưa được tự chủ về nhân sự, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của viện, thu hút được người tài và có định hướng tương lai phát triển tốt hơn. Ông Đào Thiện Tiến (BVĐK Hà Đông) thì cho rằng, việc mua sắm vật tư tiêu hao, trang thiết bị, thuốc… đều qua đấu thầu tập trung, bệnh viện không được chủ động mua sắm, trong khi thủ tục thanh quyết toán rất phức tạp. Chỉ cần chậm trễ, quá thời gian quy định trong hợp đồng, các công ty cung ứng sẽ cắt đơn hàng...

TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, khi thực hiện tự chủ, ngân sách Nhà nước sẽ giảm gánh nặng đầu tư cho các bệnh viện và có thể sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm này để điều tiết cho những lĩnh vực y tế khác đang cần hơn như: Y tế dự phòng, y tế cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực… Tuy nhiên, việc giao cơ chế tự chủ không có nghĩa là để các bệnh viện “tự bơi” trong cơ chế thị trường.

“Dù được giao quyền tự chủ tài chính và tiến tới tự chủ về bộ máy, về con người nhưng không có nghĩa bệnh viện muốn làm gì thì làm”, ông Hiền khẳng định và nhấn mạnh Sở sẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá.

Mới đây, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tháng 9/2018 sẽ triển khai thí điểm phần mềm khảo sát không hài lòng/hài lòng người bệnh, người nhà người bệnh dựa trên 5 nhóm yếu tố: Khả năng tiếp cận dịch vụ tại cơ sở y tế; sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị; cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh; thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế; kết quả cung cấp dịch vụ.

Trước mắt, việc thí điểm này sẽ được triển khai tại 5 BVĐK đã tự chủ tài chính: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang, Hà Đông và Đống Đa. Kết quả khảo sát này là cơ sở xem xét công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức phụ trách, đồng thời là căn cứ đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Hiện có 25/39 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ tài chính, giảm 25.000 cán bộ y tế không hưởng lương ngân sách, giúp tiết kiệm khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, bệnh viện là nơi cứu người, dù phải “cân đong đo đếm” nguồn lực nhưng vẫn phải bảo đảm được tính nhân văn của ngành Y. Không thể vì áp lực nguồn thu mà có những hành vi không thể chấp nhận được như: Lạm dụng dịch vụ y tế, trục lợi Quỹ BHYT…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 3 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Top