Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ cháu bé 15 tuổi bị máu và gan nhiễm mỡ đến những thực phẩm đừng bao giờ kết hợp với trứng

Thứ tư, 06:00 27/09/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – Vừa qua, thông tin cháu bé 15 tuổi bị máu vàng, gan vàng do thói quen ăn nhiều trứng đã khiến không ít bà mẹ hoang mang sau khi nhìn nhận lại chế độ ăn của con mình.

Trứng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp bồi bổ sức khỏe, và là món ăn thường xuyên trong các bữa ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên đây cũng là "mầm mống" gây bệnh nguy hiểm do quá lạm dụng thực phẩm này.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trường hợp cháu Nguyễn Anh T., 15 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội vừa qua là một điển hình. Vì sở thích ăn trứng, nên cháu T. luôn bị thu hút bởi các món ăn từ trứng. Ngày nào cũng vậy, hết luộc lại chiên, rồi ốp la,… món nào cháu cũng thích.

Dù biết ăn nhiều trứng không tốt nhưng do cháu không thích ăn thịt nên gia đình cũng để cho cháu tự do ăn uống. Ở tuổi 15, dù cao lớn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng T thường xuyên kêu mệt mỏi, kể cả lúc không vận động.

Gia đình đã đưa cháu đi khám. Sau khi làm xét nghiệm và siêu âm bác sĩ phát hiện cháu bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Tìm hiểu về chế độ ăn của cháu bé thì mẹ cháu bé cho biết, từ lúc sinh ra cháu chỉ thích ăn trứng.

Theo các bác sĩ, trứng là thực phẩm dễ ăn nên được các bà nội trợ ưu tiên trong mâm cơm hàng ngày. Tuy nhiên nếu lạm dụng trứng thì bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân. Hơn nữa, thói quen ăn nhiều lòng đỏ trứng sẽ nguy hiểm hơn vì lượng cholesterol trong lòng đỏ rất cao.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để phát huy được giá trị dinh dưỡng của trứng cần căn cứ vào độ tuổi để có chế độ ăn thích hợp: Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1 quả/ngày. Còn lại chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.

Lưu ý, thời điểm ăn trứng tốt nhất là vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cần thiết cho cả 1 ngày.

Ngoài ra, do trứng giàu dưỡng chất, nên khi ăn trứng cần tránh ăn những thực phẩm sau đây:

Không ăn trứng với sữa

Do vừa tiện lợi, lại vừa bổ dưỡng, nên trứng và sữa 2 là món ăn được lựa chọn, đặc biệt trong bữa sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu kết hợp cả 2 món này trong 1 bữa ăn là một sai lầm.

Vì trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin.

Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.

Không ăn cùng thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa

Thịt ngỗng, thịt thỏ thịt rùa có tính hàn. Trong khi trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.

Không kho trứng với đường thắng

Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

Không ăn trứng tráng tỏi

Theo các chuyên gia, tỏi và trứng khi ăn cùng sẽ không gây ra độc tố như đồn đoán. Tuy nhiên, không nên phi thơm tỏi trước khi tráng trứng, vì tỏi khi phi lên để tráng trứng tỏi dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho người dùng.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi kết hợp hai nguyên liệu tỏi - trứng này.

Không ăn trứng với hồng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.

Không ăn khi dùng thuốc chống viêm

Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 57 phút trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 10 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Top