Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường Sa, mùa nắng tháng Tư

Thứ hai, 08:07 02/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Khi chiếc xuồng rời con tàu HQ-996 để cập bến vào đảo chìm Đá Lớn A, những cái bắt tay thân tình, tiếng cười rộn rã. Và khi con tàu rời cảng Trường Sa là những cái ôm xúc động, những giọt nước mắt bồi hồi, nhung nhớ…

Đoàn Tổng cục DS-KHHGĐ tặng quà các chiến sĩ đảo Sơn Ca.
Đoàn Tổng cục DS-KHHGĐ tặng quà các chiến sĩ đảo Sơn Ca.

Giây phút mong chờ

Tháng Tư, biển trời miền Trung nắng gay gắt từ sáng sớm cho đến tận cuối chiều. Đoàn công tác số 4 trên con tàu HQ-996 bắt đầu rời cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) để đến Trường Sa khi những ánh nắng đã dần tắt phía cuối chân trời. Sau chặng đường dài lênh đênh trên biển, đảo Đá Lớn hiện lên như một vết chấm nhỏ đang ẩn hiện trên làn nước trong xanh của biển cả mênh mông.

Nhìn thấy một phần máu thịt của Tổ quốc ở nơi xa xôi này, có lẽ với hầu hết những thành viên trong đoàn công tác đều có những cảm giác xúc động, bồi hồi.Bởi trong chuyến đi, ngoài phần lớn thành viên lần đầu được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, còn có những người từng là lính Trường Sa của hơn 20 năm trước hoặc có những kỷ niệm riêng về Trường Sa. Đứng trên boong tàu, Đại tá Tạ Kim Thoa, nguyên cán bộ của Bệnh viện 354 có bố là Thiếu tướng Tạ Xuân Thu, vị Tư lệnh đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam, cho biết, bà Thoa đã mong chờ giây phút này từ lâu. “Bao nhiêu năm mong ước, bây giờ tôi mới có cơ hội đến với vùng đất mà bố tôi từng một thời là Tư lệnh.Những người đi về kể lại, trên tất cả các hòn đảo ở Trường Sa đều treo ảnh của bố, nghĩ đến ông, nghĩ đến những điều thiêng liêng của Tổ quốc, tôi cảm thấy nghẹn ngào”, Đại tá Thoa tâm sự. Còn Thiếu tá Vũ Quang Tiệp, hiện đang công tác tại Trường Trung cấp nghề số 10 lại mong muốn được đặt chân lên đảo Trường Sa Lớn, nơi mà hơn 20 năm trước, anh từng là người lính hải quân trấn giữ nơi đây. “Không biết sau hơn 20 năm, nơi mình từng là lính sẽ như thế nào”, Thiếu tá Tiệp bồi hồi.

12h30 trưa 6/4, Đoàn công tác số 4 rời tàu để vào đảo Đá Lớn A và C. Khi chiếc xuồng nhỏ cập bến, trước mắt chúng tôi là những gương mặt rắn rỏi, nụ cười tươi tắn của những chiến sĩ Hải quân trên đảo.

Tâm sự với chúng tôi, Hạ sĩ Phan Xuân Tài (SN 1994, quê ở Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, anh nhận nhiệm vụ trên đảo Đá Lớn A từ tháng 1/2016 và “từ thời gian đó cho đến nay, em chưa thấy một giọt mưa nào anh ạ”. Cũng trên đảo Đá Lớn A, thật tình cờ, chúng tôi được gặp Trung úy Nguyễn Viết Tưởng (quê ở thôn Tiên Trượng, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Còn nhớ, khoảng thời gian 2 năm về trước, về Chương Mỹ và có những phút giây trò chuyện thú vị với vợ của Trung úy Tưởng. Thời điểm đó, anh công tác tại đảo Thuyền Chài A, còn vợ anh là cô giáo trẻ Đỗ Thị Thơm cùng với con nhỏ ở quê nhà. Chúng tôi vẫn nhớ mãi lời tâm sự và động viên chứa chan tình yêu của người vợ có lính đảo Trường Sa ngày ấy: “Ở nơi xa xôi ấy, không phải mỗi chồng mình mà còn bao nhiêu đồng đội khác nữa. Cho nên cũng không phải mỗi mình chịu sự hi sinh, vất vả...”.

Sau 2 năm, chúng tôi may mắn được gặp gỡ “một nửa cuộc đời” của chị Thơm ở nơi thiêng liêng này của Tổ quốc. Khi chia tay Trung úy Nguyễn Viết Tưởng để lên tàu, chúng tôi mới biết, đứa con thứ hai của anh đã chào đời được 5 tháng nhưng vì nhiệm vụ anh vẫn chưa thể về quê thăm con được. Anh chia sẻ: “Tuy xa xôi, cách trở như thế này nhưng hàng ngày em vẫn gọi điện về và trò chuyện với con. Điều hạnh phúc của mình là có những năm tháng được công tác ở Trường Sa và có người vợ tuyệt vời ở quê nhà”.

“Không xa, đâu Trường Sa ơi...”

Rời đảo Đá Lớn A, chúng tôi tiếp tục hành trình về đảo Sơn Ca – tên đảo được đặt theo tên loài chim thường đến đây sinh sống, làm tổ. Khi con tàu HQ-996 dừng lại thả neo, từ trên boong tàu nhìn về phía đảo, những chiến sĩ Hải quân đã xếp thẳng hàng đứng chờ từ bao giờ.Nhìn các chiến sĩ tuổi độ mười tám, đôi mươi và làn da ngăm đen, rắn rỏi vì nắng gió ở vùng đất này, càng thêm yêu mến cảm phục.

Khác với đảo chìm Đá Lớn A, đảo Sơn Ca có rất nhiều cây cối. Nếu đứng từ ngọn hải đăng nhìn xuống toàn cảnh, đảo Sơn Ca được phủ bởi một màu xanh bóng mát. Thế nhưng, giữa một “rừng cây” như thế mà hòn đảo này lại không hề có bất kỳ một giọt nước ngọt nào. Dạo quanh một vòng xung quanh đảo, chúng tôi gặp hai chiến sĩ trẻ đang ngồi đọc báo dưới tán cây bàng vuông. Ngồi trò chuyện, chúng tôi mới biết 2 Binh nhất Nguyễn Trọng Tới (SN 1993) và Vũ Văn Đạt (SN 1996) đều có bố mất sớm và mẹ ở nhà đều làm ruộng.

Tới quê ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, ra đảo từ tháng 12/2015. “Trước khi đi nghĩa vụ quân sự, em cũng đã có tình yêu với một cô gái cùng quê. Cô ấy làm công nhân may. Ở xa như thế này nên nhiều lúc cũng thấy nhớ anh ạ, nhưng có thế mới có kỷ niệm với lính đảo phải không anh”, Tới mỉm cười và tỏ ra rất hạnh phúc. Nhìn người đồng đội, Đạt tỏ ra “tiếc nuối” vì trước khi đi lính không “tán được cô nào”. Đạt quê ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và ra đây sớm hơn Tới mấy tháng. “Em cũng đang ít tuổi nên khi ra đây, mẹ động viên cố gắng rèn luyện đi một thời gian và cũng là cống hiến cho Tổ quốc anh ạ. Sau này hết nghĩa vụ, em sẽ đi học nghề lái xe, kiếm công việc ổn định rồi lập gia đình”, Đạt nói về tương lai.

Tiếp tục chuyến hành trình, chúng tôi về cụm đảo Sinh Tồn, thuộc xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Tên đảo Sinh Tồn như nói lên ý nghĩa của nó: “Trời đất sinh ra và trường tồn mãi mãi giữa biển trời Trường Sa”. Từ xa, nhìn Sinh Tồn như một ngôi làng nhỏ giữa sóng nước. Những hộ dân trên đảo với những phụ nữ, trẻ nhỏ ùa ra đón chúng tôi. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma – nơi Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép của Việt Nam chỉ có vài hải lý. Trong trận Gạc Ma năm 1988, tàu HQ-505 do Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đã di chuyển từ đảo Sinh Tồn ra Cô Lin và bảo vệ thành công chủ quyền đảo Cô Lin.

Trước khi bước chân lên đảo Cô Lin, cả đoàn công tác chúng tôi được tham gia Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trên quần đảo Trường Sa và sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. Trong giây phút nghe diễn văn tưởng niệm, nước mắt của các thành viên trong đoàn công tác đã rơi, nghẹn ngào, xúc động.

Trước ngày đến với Trường Sa, chúng tôi chưa thể hình dung hết được nơi “đầu sóng, ngọn gió” này, cho đến khi đã đặt chân đến và cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của cụm từ “Trường Sa”. Có đi tới những điểm đảo, chúng tôi mới thấy rằng con người quá nhỏ bé giữa biển cả mênh mông và mới thấu hiểu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của biển cả và ý chí, bản lĩnh kiên cường của những người lính đã hi sinh vì chủ quyền và bình yên nơi phên dậu của Tổ quốc. Nơi đây, vào mùa nắng nóng, mặt trời hé rạng từ 4h30 đến khi hết ánh nắng chói chang vào khoảng 19h. Có những điểm đảo, cả năm trời có khi không có một giọt mưa nào.Ở Trường Sa, nắng đến cháy da và những cơn gió lớn có thể thổi tung tất cả. Chẳng thế mà khi trò chuyện với chúng tôi, Thượng úy Nguyễn Đình Thụy (ở đảo Nam Yết) đã nói về một “nét rất riêng” của những người lính ở Trường Sa: Nhìn nước da là biết anh ra đảo được bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng.

Trở về đất liền sau 10 ngày đặt chân lên những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trái tim chúng tôi ai cũng rạo rực, bồi hồi. Để bây giờ, khi nhắc đến Trường Sa giữa trùng khơi biển xanh mênh mông đó, là những điều giản dị nho nhỏ mà ai cũng đều thấy nhớ nhung, xúc động: Hoa bàng vuông, cây phong ba và cả vật kỷ niệm lànhững con ốc biển đã bị sóng biển bào mòn theo năm tháng… Cho đến giây phút cuối, khi con tàu HQ-996 rời cảng Trường Sa khuất trong biển đêm mênh mông, chúng tôi vẫn cảm nhận được những cánh tay vẫy chào tạm biệt của người lính đảo, cùng câu hát “Không xa đâu Trường Sa ơi, vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh”…

Trải nghiệm Trường Sa

Trong chuyến công tác Trường Sa vào những ngày cuối tháng Tư vừa qua, là Trưởng đoàn của Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KKKGĐ, Tổng Biên tập Báo GĐ&XH chia sẻ:

“Chúng tôi rất vui khi đã chuyển đến tận tay các chiến sĩ và nhân dân Trường Sa những món quà đầy ý nghĩa: Hơn 400kg các ấn phẩm báo xuân của Hội Nhà báo Việt Nam; Gần 1.000kg sách của Nhà xuất bản Dân Trí và các nhà xuất bản khác; Hàng trăm kilogram cà phê hoà tan, bột dinh dưỡng, sữa, đồ dùng thiết yếu của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và những món quà hết sức ý nghĩa của Tập đoàn VINGROUP gửi tặng. Xuất phát từ cảng Cam Ranh, hàng hoá quá nặng, phải chuyển từ Hà Nội vào trước bằng đường tàu hoả. Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức tiếp nhận và chuyển xuống tận tàu cùng đoàn ra thăm 11 đảo nổi, đảo chìm và nhà giàn DK1. Đến các đảo và nhà giàn DK1 mới thấy các món quà tinh thần vô giá biết nhường nào. Nhiều chiến sĩ hàng năm không nhìn thấy tờ báo đã rưng rưng khi cầm các ấn phẩm báo xuân từ đất liền gửi ra.

Tàu HQ-996 chở hơn 200 người từ đất liền ra thăm các đảo, trong đó có gần 100 cán bộ, giáo sư, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và CLB Giám đốc các bệnh viện do Anh hùng Lao động, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai dẫn đầu. Bệnh viện Bạch Mai đã tặng các thiết bị y tế thiết yếu, sửa chữa máy móc y tế hư hỏng trên các đảo. Các giáo sư, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành đã khám bệnh cho hơn 600 chiến sĩ, nhân dân trên đảo và hơn 500 thân nhân các chiến sĩ Hải quân Vùng 4. Ngoài ra còn có các đại biểu từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đoàn Văn công Lào Cai, Truyền hình Quốc phòng, Báo Tiền Phong, Báo GĐ&XH và một số cơ quan báo chí khác.

Đoàn của Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), gồm các đại biểu Cục Quân y, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bệnh viện 354, Bệnh viện Quân y 5... Đến với Trường Sa, thực sự không phải là cuộc dạo chơi mà là một hoạt động thiết thực, một trải nghiệm đầy ý nghĩa. Theo Đại tá Bùi Văn Thiết, Cục trưởng Cục Hậu cần (Bộ Tư lệnh Hải quân), đây là chuyến đầu tiên trong năm 2016 chở các đại biểu từ đất liền ra thăm các chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa”.

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 3 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 4 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 6 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 7 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 8 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 8 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top