Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời nắng nóng, phòng căn bệnh 'không chết thì liệt' này cần tránh ra ngoài trời lúc 11h-15h và tắm trước 21h

Thứ hai, 16:23 17/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đây là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong ở con người và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Dự báo trời sẽ nắng gắt từ nay đến cuối tuần nên người dân cần dự phòng những việc tối quan trọng hàng ngày dưới đây để phòng tai biến.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hoặc tai biến động mạch não xuất hiện khi một nhóm tế bào não đột ngột không còn được động mạch tiếp dưỡng khí và chất dinh dưỡng.

Tế bào não này sẽ bị tổn thương và vùng cơ thể do các tế bào này kiểm soát sẽ không hoạt động được nữa. Nguyên nhân gây ra sự gián đoạn dòng máu chảy tới não là động mạch bị tắc nghẽn vì một cục máu hoặc mạch máu bị đứt đoạn.

Đột quỵ não có 2 dạng là thiếu máu cục bộ não (hay còn gọi là nhồi máu não) và chảy máu não.


Bệnh nhân đột quỵ nhập viện mùa nắng nóng 2019 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Bệnh nhân đột quỵ nhập viện mùa nắng nóng 2019 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Trên thế giới nói chung và cả Việt Nam chúng ta có đến 65-85% các ca đột quỵ là do tắc mạch dẫn đến nhồi máu não. Mỗi dạng đột quỵ có những nguyên nhân khác nhau.

Đột quỵ - nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế

Đột quỵ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân bệnh nhân mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đây là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong ở con người (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Hiện nay, bệnh đột quỵ đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng và để lại di chứng nặng nề nếu không kịp thời phát hiện, có xử lý ban đầu đúng và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế. Mức độ phục hồi của người bệnh hay mức độ trầm trọng của bệnh là do việc não bị tổn thương như thế nào, nhiều hay ít.

Di chứng của đột quỵ não để lại trên người bệnh, nếu nhẹ là nói ngọng, méo mồm, vận động khó. Nặng là mất ý thức, liệt nửa người hoặc cả người… Trên thế giới tỷ lệ tử vong do bệnh khoảng 20%.


Nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi

Nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi

Theo thống kê, đột quỵ gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như sau: 10% bệnh nhân thoát hiểm bình phục hoàn toàn, 25% phục hồi với tổn thương tối thiểu, 40% chịu đựng tổn thương từ trung bình tới trầm trọng, cần sự chăm sóc đặc biệt, 10% cần được chăm sóc tại dưỡng lão viện hoặc các cơ sở chăm sóc lâu dài khác, 15% tử vong một thời gian ngắn sau tại biến.

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để một số bệnh dễ gây đột quỵ

Mùa hè, thời tiết nóng bức, nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm, ngoài trời với trong nhà (càng rõ nét nếu dùng điều hòa nhiệt độ). Ở người trung niên, cao tuổi, do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể nên sự thích ứng với môi trường không được nhanh như độ tuổi thanh niên.

Để chống lại sự tăng nhiệt độ của cơ thể trước môi trường (hoặc sự tăng nhiệt do tập thể dục, chơi các môn thể thao), cơ thể điều tiết sự thích ứng nhiệt độ bằng cách tăng sự bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể. Điều này dẫn tới cơ thể mất nước, muối đồng nghĩa giảm khối lượng tuần hoàn trong cơ thể. Nếu sự bù nước, muối không được kịp thời, rất dễ gây ra hiện tượng tụt hụt huyết áp, thiếu máu não, tai biến mạch não thoáng qua.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà là yếu tố thuận lợi khiến những người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… dễ bị đột quỵ.

"Nóng quá gây căng thẳng, thậm chí quên uống thuốc, quên đi khám... làm cho người bệnh tình trạng bất ổn tăng lên. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mãn tính khác, gia tăng trong thời tiết nắng nóng", TS Chi nói.

Tại các bệnh viện, cứ vào mùa nắng nóng, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cao vượt trội.

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt một nửa cơ thể, liệt một tay, một chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.

Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu và tạo thông thoáng đường thở. Tiếp đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở cho bệnh nhân.

Dự phòng tai biến mạch não mùa hè, người dân cần:

- Ăn đủ chất, uống đủ nước theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.

- Dự phòng hiện tượng tăng cân quá mức, thừa cân, béo phì.

- Điều trị giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả.

- Chống lão hóa, xơ vữa động mạch, chống tăng mỡ máu, không hút - bỏ hút thuốc lá, điều trị tiểu đường, điều trị tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp. 90-96% bệnh nhân đột quỵ không biết mình bị tăng huyết áp.

- Tránh sử dụng bia rượu nhiều: Uống nhiều bia rượu gây ra tình trạng giãn mạch, hạ huyết áp tư thế. Lạm dụng đồ uống có cồn còn khiến gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, xơ gan.

Trong thời tiết nắng nóng hiện nay, nên hạn chế ra ngoài trời nắng gắt lúc 11-15h. Nếu buộc phải đi, cần che chắn kỹ phần đầu và mặt (đội nón, che ô, đeo kính râm, khẩu trang...). Khi trở về, nên ngồi nghỉ chỗ râm mát 5-10 phút trước khi mở cửa vào phòng máy lạnh, không mở điều hòa quá thấp để phòng sốc nhiệt.

Người dân cũng cần tạo thói quen tắm trước 21h nhằm giảm nguy cơ đột quỵ não. Tuyệt đối không tắm khi vừa đi nắng về, tắm sau khi chơi thể thao, tắm lúc vừa ăn no hoặc tắm đêm. Nên mở nước ấm, tránh nước lạnh, xả nước theo thứ tự từ chân lên cổ, tắm trước gội sau...

Quỳnh An

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top