Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ phải nhập viện nhiều lần do bệnh hô hấp giao mùa

Thứ tư, 08:00 23/11/2016 | Sống khỏe

Thời tiết chuẩn bị vào đông, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên nhiều trẻ nhỏ đã mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, thậm chí dẫn tới viêm phế quản phổi, gây suy thở.

Trẻ nhiều lần nhập viện trong tháng giao mùa

Ôm cậu con trai xin xắn mới hơn một tuổi trên tay, chị Lê Thị Thu Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) không khỏi xót xa vì trong một tháng mà bé đã phải nhập viện 3 lần vì viêm phế quản phổi.

“Thấy cháu ho, thở khò khè, em vội đưa con đi Bệnh viện Nhi Trung Ương. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phế quản phổi nên phải nằm điều trị 10 ngày. Nhưng chỉ 3 ngày sau khi xuất viện, bé lập tức phải quay trở lại viện vì bệnh trầm trọng hơn. Sau 6 ngày nằm viện, bé đã được cho về nhưng cũng chỉ 3 ngày sau, hai mẹ con lại phải ôm nhau vào viện vì bé tiếp tục bị nặng hơn, phải thở ôxy. Đợt điều trị này đến nay đã được 12 ngày...”, chị Thu Hương chia sẻ.

Tương tự chị Hương, chị Phạm Thị Hà, mẹ bé Phan Anh Thư (12 tháng tuổi) cũng rất khổ sở vì con nhỏ liên tục nhập viện do bệnh hô hấp lúc giao mùa. Chị Hà cho biết: Từ 2/10 đến nay, bé Thư thường xuyên phải ra - vào viện. Lúc đầu, thấy con ho, thở khò khè, chị Hà đưa bé đi khám tư, nhưng rồi lại phải đưa con lên Bệnh viện Xanh Pôn vì bệnh tình không thuyên giảm. Sau 6 ngày nằm viện, tiêm kháng sinh, bé Thư được cho ra viện. Nhưng ngay ngày hôm sau, bé lại vào viện điều trị đến cả tuần vì tiêu chảy. Ra viện chưa được bao lâu thì bé lại bị ho sâu, khó thở nên gia đình vội vào đưa bé cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung Ương, thời điểm giao mùa thu đông, số trẻ đến khám và nhập viện do bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày tại Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 3.000 trẻ đến khám; trong đó, số lượng bệnh nhi mắc bệnh bệnh hô hấp chiếm khoảng 50%.

Đa số trẻ mắc bệnh hô hấp giai đoạn đầu, đều có triệu chứng chán ăn, hắt hơi sổ mũi, có thể ho ít, nhưng 3 - 5 ngày sau thì sốt và ho lên, trẻ nhỏ khó thở. Trẻ càng nhỏ thì bệnh diễn tiến càng nhanh, nên việc điều trị thường lâu, dễ tái phát và phức tạp hơn.

Tại sao trẻ nhỏ mắc bệnh hô hấp tái phát và trầm trọng

Hệ miễn dịch của trẻ con non yếu, trẻ khó thích nghi với biến đối của môi trường là lý do trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa. So với người lớn, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Mặc dù trẻ sơ sinh nhận được các kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ nhưng lượng kháng thể này sẽ giảm đi nhanh chóng khi trẻ qua 6 tháng hoặc bắt đầu ăn dặm. Trẻ nhỏ có lượng tế bào miễn dịch, kháng thể dịch thể thấp hơn người lớn, khả năng hoạt động cũng kém hơn, chưa quen và chưa đủ khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Trong khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu thì thời tiết giao mùa lại tạo điều kiện cho nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ dễ dàng bị vi trùng xâm nhập vào đường hô hấp vì đây là cơ quan “cửa ngõ” tiếp xúc với không khí bên ngoài thường xuyên. Trẻ có thể bị bệnh hô hấp từ nhẹ đến nặng như viêm đường hô hấp trên, viêm mũi – họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi nếu không được phòng tránh bệnh kịp thời.

Thói quen tự điều trị cho con đến khi bệnh nặng mới đi khám của một số cha mẹ cũng khiến trẻ có thể mắc bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt, việc cha mẹ tự ý dùng kháng sinh không tuân theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng không đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc, tự ý đổi loại kháng sinh hoặc tự ý tăng liều sử dụng đều là những sai lầm khiến vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và sẽ rất khó khăn để điều trị các nhiễm trùng cho trẻ lần sau.

Lưu ý chăm sóc trẻ bị bệnh đường hô hấp để trẻ sớm bình phục và không tái phát

Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung nước trái cây và uống đủ nước, một số trường hợp bố mẹ có thể để lâu quên không cho trẻ uống nước.

Mặt khác, cần chú ý vệ sinh thân thể cho bé, tránh nhiễm lạnh do trẻ bị nóng, toát mồ hôi, ướt lưng. Đặc biệt, khi bé ở trong bệnh viện hay đi ra ngoài, tránh tiếp xúc và hít phải nguồn bệnh qua đường hô hấp. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ nghẹt mũi.

Nên cho trẻ ở trong phòng thoáng mát để tránh toát mồ hôi. Trường hợp sử dụng điều hòa thì lưu ý cần hẹn giờ tắt để tránh trẻ bị nhiễm lạnh lúc gần sáng..

Theo dõi diễn tiến bệnh hô hấp ở trẻ sát sao để thông báo với bác sĩ có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” cho trẻ nhanh khỏi và giảm tái phát bệnh đường hô hấp

Tăng cường miễn dịch “trực tiếp” là cách tác động lên hệ miễn dịch tế bào và kháng thể miễn dịch của trẻ, giúp hệ miễn dịch non yếu của trẻ tăng cường hoạt động hiệu quả hơn. Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm trẻ bị bệnh để trẻ nhanh hồi phục và giảm tái phát lần sau.

Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch “trực tiếp” hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan. Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được xem là chất có hoạt lực tăng cường miễn dịch mạnh nhất. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan kích thích miễn dịch của cơ thể trẻ thông qua hệ miễn dịch đường ruột, làm tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu và kháng thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Chất này được khoa học chứng minh làm giảm đáng kể tần sất viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ và nhanh nhóng phục hồi sức khỏe của trẻ đang ốm. Vì vậy cha mẹ có thể dùng để phòng ngừa bệnh cho trẻ có sức đề kháng kém và tăng sức đề kháng cho trẻ trong các thời điểm bé bị ốm do thời tiết giao mùa.

Chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại ở Châu Âu, Imunoglukan® chính là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho bé, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp thời tiết giao mùa.

Imunoglukan đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Website: http://imunoglukan.vn ; Facebook : ImunoglukanVN ;

Dược sĩ tư vấn: 094 240 8866

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 8 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top