Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ ho nhiều kèm đờm, thở khò khè, xử lý thế nào?

Thứ năm, 14:52 25/02/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet – Thời tiết chuyển mùa đông – xuân, không khí lạnh, ẩm kéo dài là điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển nhất là đối với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn non yếu.

Lo lắng vì trẻ thở “gừ gừ”

Hơn một tuần qua, vợ chồng chị Lê Thị Mỹ (Ba Đình, Hà Nội) thường phải thức dậy ban đêm vì cậu con trai 14 tháng tuổi quấy khóc và ho liên hồi từng cơn.

Mỗi cơn ho của bé kéo dài từ 3-5 phút, kèm nhiều đờm đặc. Chị Mỹ cho hay, sau mỗi cơn ho như vậy, bé ngủ lại được nhưng khi ngủ hay thở “gừ gừ”, đôi khi bị giật mình, ngủ không sâu giấc.

Vợ chồng tôi đã mua thuốc Tây và siro trị ho cho con uống. Sau 3 ngày, cháu ho ít hơn, không sốt và bị ngạt mũi nhẹ. Tuy nhiên, đêm ngủ thì vẫn thở kiểu khò khè. Chúng tôi đang tính sẽ cho cháu vào Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra xem tình hình ra sao để yên tâm hơn”, chị Mỹ nói.

Tương tự, chị Lê Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang lo lắng cho cô con gái 3 tuổi do thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp nhất là mùa đông và mùa xuân.

Chị cho biết, trong thời điểm từ đông sang xuân, tháng nào cháu cũng bị 1-2 lần viêm phế quản, mỗi lần kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày mới hết.

Bé hay quấy về đêm và phải thở bằng miệng vì tắc một bên mũi. Mặc dù chị đã chăm sóc con rất kỹ, tiêm chủng đầy đủ nhưng cháu vẫn bị sút cân và thường hay ốm vặt.


Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho trẻ. Giữ ấm cơ thể và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho trẻ. Giữ ấm cơ thể và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Ảnh minh họa

Nên cho trẻ đi kiểm tra tai - mũi - họng

Chia sẻ về các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ nhỏ, PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hay gặp các tình trạng bệnh hô hấp thường là khi chuyển mùa thu sang đông, đông sang xuân, không khí lạnh và ẩm là điều kiện cho virus phát triển.

Cơ thể chưa thích nghi ngay được với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Do vậy, nên tiêm phòng cúm, thường vào đầu mùa thu và đầu mùa xuân để phòng bệnh.

Về hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ, chuyên gia cho biết, khò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do viêm tiểu phế quản, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc việc hít phải dị vậy nhỏ cũng gây ra thở khò khè ở trẻ nhỏ.

Còn hiện tượng có đờm trong cổ họng, với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy. Vì thế, trẻ phải ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

TS. Chu Thị Hạnh cho hay, có những cháu bé rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, phụ huynh nên cho bé kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không? Tốt nhất nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sỹ phát hiện sớm.

"Trong trường hợp mũi họng của bé bị nhiễm trùng thì vẫn phải dùng kháng sinh, nếu không sẽ lan ra các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm phổi... Kháng sinh có thể chữa bệnh nhưng cũng ảnh hưởng nên các bác sỹ sẽ cân nhắc để cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý", bác sỹ Hạnh cho biết thêm.

Để tránh cho trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong mùa lạnh, PGS.TS. Chu Thị Hạnh tư vấn, phụ huynh nên dùng khăn và nước muối sinh lý ấm để rửa mũi và vệ sinh răng miệng cho trẻ để không bị nhiễm trùng. Quàng khăn mỏng ở cổ cho trẻ, giữ ấm cơ thể khi ra bên ngoài để trẻ không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại các virus gây bệnh.

Với tình trạng trẻ thở khò khè do có đờm trong cổ họng, bố mẹ có thể chữa trị cho bé bằng những phương pháp dân gian rất hiệu quả như dùng quả quất hay lá hẹ. Một số cách đơn giản sau để khắc phục tình trạng thở khò khè và cổ họng có đờm ở trẻ:

- Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

- Hấp cách thủy quất với đường phèn hoặc mật ong, chắt lấy nước cốt cho bé uống 2-3 lần/ngày.

Tuy nhiên nếu những hiện tượng trên không có dấu hiệu giảm thì bố mẹ nên cho con đi kiểm tra để các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Linh Chi/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 phút trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 3 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 19 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Top