Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ đuối nước, hóc dị vật… làm thế nào sơ cứu đúng cách?

Chủ nhật, 07:00 22/07/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không ít trẻ bị đuối nước, người dân cấp cứu lại vác bệnh nhân lên vai chạy, hoặc dốc ngược lên với hi vọng nước ọc ra. Ít ai ngờ, đây là cách tước oan đi sự sống của bệnh nhân vì làm mất thời gian “vàng” cứu người.


Khi trẻ bị hóc dị vật, đặt trẻ nằm úp dọc theo cánh tay, bàn tay đỡ dưới cổ bé, đặt lên đùi sau đó vỗ lưng theo lực xuôi xuống phía dưới cổ (ảnh 1); ấn ngực ở vị trí 1/2 dưới của xương ức để đẩy dị vật ra ngoài (ảnh 2).

Khi trẻ bị hóc dị vật, đặt trẻ nằm úp dọc theo cánh tay, bàn tay đỡ dưới cổ bé, đặt lên đùi sau đó vỗ lưng theo lực xuôi xuống phía dưới cổ (ảnh 1); ấn ngực ở vị trí 1/2 dưới của xương ức để đẩy dị vật ra ngoài (ảnh 2).

Không làm mất thời gian “vàng” cứu mạng sống trẻ

Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, từ đầu hè đến nay, Khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị đuối nước. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng kỷ lục vừa qua, đỉnh điểm 1 tuần Khoa tiếp nhận tới 4 trường hợp đuối nước nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy.

Có trường hợp bé 4 tuổi (ở Bắc Giang) theo chân các anh chị lớn trong làng ra ao chơi, không may trượt chân xuống nước và bị đuối nước. Dù đã được cứu lên kịp thời nhưng bé đã bị hôn mê, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bé được cho thở máy ngay, dù tính mạng không còn nguy hiểm, nhưng có thể sẽ để lại những di chứng về lâu dài.

BS Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, nhiều bệnh nhân đuối nước khi chuyển từ các tuyến cơ sở lên đã được đặt nội khí quản, ý thức bệnh nhân kém do bị chìm dưới nước, thiếu oxy cho não. Đại đa số trường hợp do cấp cứu không đúng khi vớt được bệnh nhân lên, đến khi chuyển đến bệnh viện thì hầu hết đã hôn mê sâu.

Theo BS Toàn, sai lầm gặp phổ biến nhất, đó là khi vớt được người đuối lên, người dân cấp cứu bằng cách vác bệnh nhân lên vai rồi chạy, hay dốc ngược lên với hi vọng nước ọc ra. “Điều này sẽ làm mất thời gian “vàng” cứu sống bệnh nhân”, BS Toàn nhấn mạnh. Theo các chuyên gia về cấp cứu hồi sức, vấn đề chính lúc này là cấp cứu cơ bản gồm: Hà hơi, thổi ngạt, ép tim để cấp oxy cho não. Đó là do bệnh nhân bị chìm lâu trong nước, nước vào đường thở, thiếu oxy, gây suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim nên cấp cứu ngừng thở, ngừng tim là vô cùng quan trọng, quyết định sự sống của nạn nhân.

Cũng theo BS Toàn, về nguyên tắc, khi phát hiện một người đuối nước, nếu bản thân mình không biết bơi, hãy lập tức gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu bệnh nhân. Bởi điều này sẽ biến bạn thành nạn nhân thứ 2. Sau khi có được hỗ trợ đưa nạn nhân lên bờ, hãy đánh giá bệnh nhân, gọi hỏi xem có đáp ứng không. Nếu đáp ứng, trả lời tốt đưa về tư thế hồi phục, nằm nghiêng sang một bên. Còn nếu gọi hỏi không đáp ứng, ngay lập tức hô lớn, gọi người hỗ trợ rồi nhanh chóng mở thông đường thở và cấp cứu.

Hóc dị vật, xử trí sao?

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân học dị vật như: Hạt nhãn, hạt chôm chôm, nắp bút, đồ chơi… BS Phạm Ngọc Toàn cho biết, cách đây vài ngày, ông tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi ở Nam Định, bị sặc hạt nhãn, ngay lập tức bị ho sặc sụa, tím tái.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, hai chú cháu ăn nhãn và cười đùa, bỗng bé M bị hóc hạt nhãn. Ngay lập tức, gia đình đưa bé đến bệnh viện huyện trong tình trạng ngưng tim. Bệnh viện tuyến huyện đặt ống nội khí quản và chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện hạt nhãn nằm ngay nắp thanh môn. Các bác sĩ nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, bé đã rơi vào hôn mê, tổn thương não vì thiếu oxy do xử trí tiếp nhận ban đầu không đúng, không lấy dị vật kịp thời. Hiện bé M rơi vào tình trạng sống thực vật và tiên lượng dè dặt.

Một trường hợp khác, một bệnh nhi 4 tuổi bị hóc chôm chôm cũng được đưa đến Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở 10 phút. Bệnh nhi đang được điều trị tích cực, nhưng tình trạng tổn thương não do thiếu oxy rất nặng nề bởi trước đó, bé bị sơ cứu ban đầu sai.

Theo BS Toàn, với các ca hóc dị vật như các bệnh nhi này, nếu biết cách xử trí, cách sơ cứu rất đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân. Còn nếu xử trí không đúng, bệnh nhân được chuyển tới viện có thể được cứu sống nhưng chịu di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi.

Vị bác sĩ này cho biết, ở nước ngoài, việc đào tạo kỹ năng cấp cứu hóc dị vật hay đuối nước cho người dân rất phổ biến, nhưng ở nước ta vẫn chưa được đầy đủ. Thậm chí, ngay cả nhiều cán bộ trong ngành Y tế chưa nắm vững.

Khi phát hiện trẻ hóc dị vật, cha mẹ động viên trẻ ho mạnh, kích thích đẩy dị vật ra ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân ho nhưng không đẩy được dị vật ra, người lớn cần thực hiện các bước sơ cấp cứu ban đầu. Cụ thể:

Bước 1: Tay người cấp cứu đỡ vào cằm của nạn nhân, đầu chúi xuống phía dưới, người của bệnh nhân đặt thẳng lên tay, lên đùi của người cấp cứu.

Bước 2: Xác định vị trí và tiến hành vỗ lưng 5 lần, vỗ lực hướng từ trên xuống dưới. Quan sát xem dị vật ra hay chưa.

Bước 3: Nếu không được, lật bệnh nhân nằm ngược lại và tiến hành ấn ngực. Vị trí ấn ngực xác định ở 1/2 dưới xương ức.

Với trẻ lớn, các bước làm tương tự nhưng cần lấy ghế ngồi để đỡ bệnh nhi. Trong trường hợp, dị vật đã ra khỏi cơ thể, các gia đình vẫn đưa bệnh nhân lên cơ sở y tế để thăm khám. Trong quá trình sơ cứu nên đồng thời gọi điện thoại cho các trung tâm cấp cứu gần nhất.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top