Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bật khóc vì học online quá dài

Thứ tư, 20:50 27/10/2021 | Xã hội

“Con cố gắng lắm rồi, giờ con không còn năng lượng để học online nữa”, con trai chị T.L. (Thanh Xuân, Hà Nội) bật khóc khi trò chuyện với mẹ sau 3 tháng học trực tuyến.

Tháng tám, hai đứa con của chị T.L. bước vào năm học mới đầy hào hứng dù không thể đến trường do dịch Covid-19. Được bố mẹ giải thích, các con hiểu đây là tình thế bắt buộc để đảm bảo an toàn.

“Tuần trước, con bật khóc nức nở khi nói với tôi về việc chán học online, mong ngóng ngày đến trường”, chị T.L. nhớ lại khoảnh khắc bất lực của con trai đang học lớp 5.

Ba tháng học online

Hai con chị T.L. đều học tại trường tư thục danh tiếng. Ngay khi dịch bùng phát, trường nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời có thêm các phong trào như cho trẻ tập thể dục mỗi tuần một lần, làm việc nhà rồi chụp ảnh gửi giáo viên, tạo nhóm… Thời gian đầu, gia đình rất ủng hộ việc học online. Các con cũng học hăng say và thường xuyên được giáo viên khen vì hăng hái, tích cực học bài.

Trẻ bật khóc vì học online quá dài - Ảnh 1.

Con trai chị T.L. mệt mỏi, chán nản vì phải học online suốt 3 tháng. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, dù giáo viên cố gắng, nữ phụ huynh đánh giá chất lượng học tập chỉ đạt 30-40%. Ở lớp con trai nhỏ, học sinh thường xuyên vào muộn, cô giáo mất thời gian để điểm danh nên phải dạy bù sang giờ ra chơi. Tiết giải lao giảm từ 10 phút xuống 5 phút. Con cũng chỉ có thể quanh quẩn trong nhà. Thời gian nghỉ ít, con ngồi lại luôn trước máy tính, mở YouTube xem.

Như vậy, hàng ngày, con tiếp xúc màn hình từ 8h đến 11h rồi lại từ 13h30 đến 16h30 hoặc 17h. Bé lớn đang học lớp 7 của chị cũng ở trong tình trạng tương tự.

“Con đang ở giai đoạn dậy thì hoặc tiền dậy thì với rất nhiều thay đổi về mặt tâm, sinh lý nhưng lại phải ngồi cả ngày trước máy tính, gần như không được vận động”, người mẹ chia sẻ về nỗi lo con học online suốt 3 tháng.

Chị tâm sự hai tháng ở nhà thấy rất bí bách, dù vẫn còn công việc, thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, bạn bè. Trong khi đó, những đứa trẻ học online suốt ngày. Các con không tiếp xúc bạn bè, thầy cô, thiếu sự vận động. Bé trai lớp 5 đang học trong môi trường gần như chỉ “một chiều” khi giáo viên không đủ thời gian để cho học trò phát biểu nhiều.

Trong khi đó, ở lớp của con học khối 7, các bé tắt camera khi học. Giáo viên đặt câu hỏi, nếu không biết hoặc không muốn trả lời, các con tìm đủ lý do như mạng không ổn định, mic hỏng.

Chị T.L. từng rất buồn khi nhận được tin nhắn của cô giáo tâm sự việc những đứa trẻ luôn giữ im lặng trong lớp học cùng lời nhắn nhủ “các con không làm được cũng phải nói với cô, cứ im lặng như vậy, cô không biết các con đang làm gì, lo lắng lắm”.

Thời gian gần đây, vợ chồng chị đi làm trở lại. Hai con ở nhà, tự học online trong nỗi lo lắng của bố mẹ. Có hôm về nhà, chị kiểm tra lịch sử trình duyệt và thấy con xem YouTube cả ngày.

“Không phải chúng tôi không biết chặn nhưng con ở nhà học trực tuyến đã khổ lắm rồi. Nếu chặn kênh giải trí nữa, các con biết làm gì? Không thể chỉ bắt chúng ngồi trước màn hình, nghe mãi một người nói”, nữ phụ huynh nói.

Vì thế, khi con trai khóc nức nở tâm sự “con chịu hết nổi rồi, cạn kiệt năng lượng để tích cực học”, người mẹ hiểu đã đến lúc cần cho trẻ đến trường, “tái hòa nhập” cộng đồng.

Mong con được đến trường sớm

Chị T.L. không phàn nàn về việc dạy học trực tuyến vì hiểu nhà trường và giáo viên đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Tương tự, cả phụ huynh lẫn con trẻ cũng cố gắng nhiều nhưng thời gian học online kéo dài, vượt quá khả năng chịu đựng của trẻ. Người lớn đã đi làm, đi chơi, tiếp xúc rất nhiều người khác, trẻ ở nhà cả ngày cũng không an toàn. Do đó, không nên đóng cửa trường học trong thời gian dài như vậy.

“Dịch Covid-19 nguy hiểm nhưng còn nhiều bệnh khác cũng nguy hiểm không kém. Đặc biệt, việc bắt trẻ tạm dừng đến trường trong thời gian dài khiến các con rất bí bách, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý”, chị T.L. nói.

Chị hy vọng con có thể đi học ngay từ đầu tháng 11 thay vì học online hết kỳ I. Thậm chí, nữ phụ huynh cho rằng lẽ ra, Hà Nội nên cho trẻ đến trường sớm hơn, dù đúng là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cha mẹ vẫn còn lo lắng.

Nếu được đi học, học sinh cũng như nhà trường sẽ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng cần cân nhắc tác hại của việc cho trẻ ở nhà. Theo ông, các loại rối loạn tâm lý, bệnh về mắt, béo phì thậm chí còn nặng nề hơn Covid-19. Bên cạnh đó, chất lượng học online lại kém.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa 3 phương tiện trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 1 xe máy bị rò rỉ xăng, bốc cháy dữ dội giữa phố.

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Pháp luật - 17 phút trước

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản người dùng Facebook, sau đó bán các tài khoản có giá trị cao, nhóm do Đặng Đình Sơn cầm đầu đã thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh “Em bé Điện Biên” chỉ xuất hiện trong khoảng 15 giây trong màn xếp hình nghệ thuật tại buổi lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút được chú ý.

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 3 giờ trước

Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với khí thế hào hùng, có sự tham gia của hơn 12.000 người diễn ra sáng nay tại TP Điện Biên.

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các tuổi Tý, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân... đối mặt thách thức nên chú ý điều này để vận may kéo tới.

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 5 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Top